Trẻ sơ sinh đi ngoài lỏng có phải là dấu hiệu của tiêu chảy không? Đây là câu hỏi của rất nhiều bố mẹ khi gặp phải tình trạng này. Vậy bài viết dưới đây sẽ lý giải điều trên. Bố mẹ cùng tham khảo nhé!
Mục lục
1. Trẻ sơ sinh đi ngoài như thế nào là bình thường?
- Đối với trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa mẹ thì phân của bé sẽ dạng lỏng và mềm. Phân sẽ có màu vàng hoặc cam đôi khi có màu xanh và không bị nặng mùi. Tần suất đi ngoài của trẻ mỗi ngày là 8-10 lần. Nhưng cũng có ngày trẻ không đi ngoài.
- Đối với trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa hộp thì phân bé sẽ đặc hơn. Màu của phân cũng đa dạng hơn như vàng, cam, xanh và nâu. Mỗi ngày bé sẽ đi ngoài 1-2 lần.
Trẻ sơ sinh đi ngoài lỏng là dấu hiệu bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ có những dấu hiệu sút cân, mệt mỏi…thì bố mẹ cần cân nhắc.
2. Trẻ sơ sinh đi ngoài lỏng là dấu hiệu của tiêu chảy?
Trẻ sơ sinh đi ngoài lỏng không thể khẳng định trẻ có bị tiêu chảy hay không. Do vậy, bố mẹ cần quan sát một số biểu hiện sau của trẻ để phán đoán chính xác nhất:
- Bé có dấu hiệu nôm mửa
- Bé đi ngoài có tần suất nhiều hơn những ngày trước
- Mùi phân của bé có mùi tanh và hôi
- Trong phân có chất nhầy máu
- Trẻ quấy khóc do đau bụng
- Sắc mặt bé nhợt nhạt
- Bé đi ngoài có bọt, tóe nước
- Bé bị sốt…
Nếu bé có những vẫn vui chơi, ăn uống bình thường sắc mặt tươi thì không thể khẳng định bé bị tiêu chảy được.
3. Nguyên nhân dẫn đến bé bị tiêu chảy
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy nhưng phổ biến nhất vẫn là nhiễm khuẩn đường ruột hoặc virut. Ngoài ra trở sơ sinh bị tiêu chảy là do bé thay đổi sữa. Môi trường sống sạch sẽ vô cùng quan trọng đối với trẻ sơ sinh. Vì vậy bố mẹ cần giữ không gian sống sạch sẽ. Đặc biệt vệ sinh tay chân cho bé thường xuyên để bé không bị tiêu chảy. Trẻ sơ sinh đi ngoài lỏng chưa khẳng định được trẻ có tiêu chảy hay không. Nhưng điều quan trọng bố mẹ luôn cần phòng tránh để giảm bớt rủi ro bị tiêu chảy của trẻ.
4. Khi nào nên đưa trẻ sơ sinh đi ngoài lỏng đến gặp bác sĩ?
Trường hợp trẻ sơ sinh đi ngoài lỏng có những biểu hiện được liệt kê ở trên. Ta có thể khẳng định trẻ bị tiêu chảy. Tuy nhiên, bé bị tiêu chảy như thế nào thì mới cần đi bác sĩ. Dưới đây sẽ liệt kê những biểu hiện của trẻ sơ sinh tiêu chảy cần gặp bác sĩ:
- Bé tiêu chảy kèm theo nôn mửa
- Trong phân của bé có chất nhầy hoặc máu
- Bé đau bụng dấn đến quấy khóc liên tục
- Bé sốt cao liên tục và trên 38.5 độ C
- Mắt bé lờ đờ, cơ thể mệt mỏi và nhợt nhạt
5. Bố mẹ cần lưu ý điều gì khi chăm sóc trẻ sơ sinh đi ngoài lỏng?
Tiêu chảy là bệnh phổ biến nhưng lại vô cùng nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Vậy nên thay vì chữa bệnh, bố mẹ nên phòng ngừa ngay từ đầu để tránh những rủi ro không hay.
5.1 Vệ sinh chân tay cho trẻ
Sau khi bố mẹ đưa trẻ ra ngoài trời hoặc tiếp xúc với các đồ vật thì nên vệ sinh tay cho trẻ. Đặc biệt là trước khi trẻ bú mẹ cũng cần phải được rửa tay sạch sẽ. Bởi vì trong quá trình bú trẻ thường đưa tay cầm hay nắm ti mẹ. Do vậy, vi khuẩn có thể gián tiếp theo đi vào đường ruột của trẻ. Ngoài ra, người lớn trong gia đình khi hắt hơi nên che miệng và rửa sạch tay khi bế bé. Trẻ sơ sinh đi ngoài phân lỏng là do bú sữa mẹ, khi trẻ bắt đầu ăn dặm thì phân sẽ đặc hơn.
5.2 Vệ sinh bình sữa cho bé
Bình sữa cho bé là vật dụng hằng ngày trẻ sử dụng do vậy phải được rửa sạch sẽ. Chỉ rửa thôi cũng chưa đủ mà phải rửa sử dụng nước nóng để tiệt trùng cho trẻ. Ngoài ra, bình sữa không thể sử dụng quá nhiều lần, bố mẹ nên thay cho bé mới khi thời hạn bình cũ của bé quá dài. Ngoài ra, bố mẹ có thể sắm máy tiệt trùng để bình sữa của trẻ luôn sạch sẽ.
5.3 Vệ sinh đồ chơi cho trẻ
Trẻ sơ sinh rất tò mò về thế giới xung quanh và những đồ vật nhiều màu sắc. Do vậy, nếu bạn đưa cho bé đồ gì trẻ sẽ cầm nắm và có thể đưa lên miệng. Hành động này xảy ra thường xuyên đối với tất cả các trẻ nhỏ. Vậy nên, ngay cả đồ chơi và vật dụng của trẻ cũng cần được vệ sinh sạch sẽ. Nếu bố mẹ không cẩn trọng giữ gìn đồ chơi cho trẻ rất dễ gây ra trẻ sơ sinh đi lỏng và bị tiêu chảy.
5.4 Cung cấp cho trẻ nước uống trái cây với lượng hợp lý
Cung cấp vitamin cho trẻ là giúp trẻ phát triển tốt nhưng quá nhiều sẽ dẫn đến tiêu chảy cấp ở trẻ. Do vậy, mỗi ngày trẻ chỉ cần nạp đủ 120ml nước trái cây. Đối với trẻ sơ sinh trên 6 tháng bác sĩ không khuyến khích uống nhiều nước trái cây. Ngoài ra, trên thị trường trái cây được bán tràn lan và không được kiểm duyệt. Do vậy, bố mẹ cần lựa chọn kỹ lưỡng trước khi cho trẻ uống. Hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn toàn, có thể gây tiêu chảy và những hệ lụy. Trẻ sơ sinh đi ngoài lỏng chưa thể nhận định có tiêu chảy hay không? Nhưng nếu trẻ có những biểu hiện bố mẹ cần đưa bé gấp đến bệnh viện.
Kết luận
Hy vọng những thông tin trên có thể giải đáp được thắc mắc và lo lắng của bố mẹ. Bài viết trẻ sơ sinh đi ngoài lỏng và những điều bố mẹ cần lưu ý có thể trở thành cẩm nang cầm tay đồng hành cùng bố mẹ trong quá trình chăm bé.