Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Mách mẹ 3 cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh để nhanh khỏi nghẹt mũi

Với bé sơ sinh bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, mẹ nên áp dụng phương pháp hút mũi cơ học để làm sạch dịch nhầy. 3 phương pháp rửa mũi thường gặp nhất là: Dụng cụ hút mũi chữ U, bóng hút mũi, máy hút mũi. Cụ thể thế nào? Mẹ tham khảo cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi trong bài viết dưới đây!

Khi hút mũi, mẹ nên thao tác nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của bé
Khi hút mũi, mẹ nên thao tác nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của bé

1. Cách 1: Rửa hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng dụng cụ chữ U

1.1. Tìm hiểu về dụng cụ chữ U

Dụng cụ hút mũi chữ U hay còn gọi là dây hút mũi, là dụng cụ hút mũi đại trà nhất hiện nay. 

Ưu điểm Nhược điểm
  • Giá rẻ, từ 100.000 – 300.000 đồng 
  • Mẹ tùy chỉnh được lực hút, tránh gây tổn thương niêm mạc mũi bé.
  • Dây hút khó vệ sinh, dễ bị nhiễm vi khuẩn, vi rút, chất nhầy bẩn…
  • Mẹ có nguy cơ bị lây nhiễm virus trong quá trình hút mũi cho bé khi bé nhiễm phải virus như sởi, quai bị, rubella… 
Dụng cụ hút mũi chữ U cấu tạo bởi 3 phần, 2 ống dây và 1 khoang chứa dịch mũi 
Dụng cụ hút mũi chữ U cấu tạo bởi 3 phần, 2 ống dây và 1 khoang chứa dịch mũi

Cấu tạo: Gồm 3 phần:

  • 1 đầu nhỏ để đặt vào mũi bé 
  • 1 bình chứa dịch mũi 
  • 1 ống dây có chức năng truyền dịch từ mũi sang bình chứa khi mẹ dùng lực hút 

Nguyên lý hoạt động: Khi mẹ dùng lực hút, dịch từ mũi bé qua ống dây chảy vào bình chứa, không chảy ngược lên ống dây vào miệng mẹ đâu ạ.

1.2. Hướng dẫn cách hút mũi bằng dụng cụ chữ U 

Chuẩn bị:

  • Dụng cụ hút mũi chữ U: mẹ mua ở hiệu thuốc, siêu thị, bệnh viện với giá chỉ khoảng 100.000 – 300.000 đồng. Một số thương hiệu dụng cụ hút mũi chữ U nổi tiếng như: Kichilachi, Richell
  • 1 – 2 khăn khô đa năng
  • 1 chai nước muối sinh lý nhỏ mũi 0,9%
Mẹ đặt đầu van to vào mũi bé, đầu van nhỏ dùng lực hút để hút dịch nhầy từ mũi bé sang bình chứa
Mẹ đặt đầu van to vào mũi bé, đầu van nhỏ dùng lực hút để hút dịch nhầy từ mũi bé sang bình chứa

Thực hiện theo các bước sau đây mẹ nhé:

  • Bước 1: Đặt khăn khô đa năng mềm nhỏ trước ngực của bé để tránh dịch mũi chảy xuống cổ của bé. Mẹ nghiêng người bé sang bên mũi cần hút, ví dụ mẹ hút mũi trái thì nghiêng người bé sang trái. 
  • Bước 2: Nhỏ nước muối sinh lý hoặc dung dịch xịt mũi để làm ẩm, loãng dịch mũi. Điều này vừa giúp làm sạch, vừa giúp mẹ dễ hút hơn. 
  • Bước 3: Đặt đầu to hơn, thường là đầu chứa silicon vào mũi bé, đặt đầu thon vào miệng của mình và hút để tạo lực đẩy chất nhầy trong mũi bé ra ngoài. Lực hút càng mạnh sẽ càng lấy được lượng chất nhầy nhiều và sâu. Mẹ cũng không phải lo lắng sẽ hút phải chất nhầy vào miệng bởi thiết kế của dụng cụ đã đảm bảo dịch mũi được hút vào trong bình chứa. 
  • Bước 4: Mẹ làm lại từ bước 1 đến bước 3 với bên mũi còn lại. Sau khi hút xong dùng khăn khô đa năng nhẹ nhàng lau khô mũi cho bé.
  • Bước 5: Vệ sinh ống dây, bình chứa bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn. 

2. Cách 2: Sử dụng bóng hút mũi hoặc bình hút

2.1. Tìm hiểu về dụng cụ bóng hút và bình hút mũi

Bóng hút mũi có chất liệu cao su hoặc silicon, cấu tạo như hình cái phễu. 

Ưu điểm Nhược điểm
  • Tránh lây nhiễm virus từ bé sang mẹ 
  • Dễ vệ sinh, sử dụng được nhiều lần mà không lo bị nhiễm khuẩn, ẩm mốc 
  • Nếu mẹ dùng lực bóp quá mạnh dễ gây đau, tổn thương niêm mạc mũi của bé. 

Cấu tạo: Cấu tạo gồm 2 phần:

  • Phần đầu hình phễu, nơi tiếp xúc với mũi của bé 
  • Phần thân hình tròn có tác dụng bơm lực giúp lấy dịch từ mũi ra ngoài 

Nguyên tắc hoạt động: Bóng sẽ hút không khí từ mũi kéo theo dịch nhầy vào bên trong phễu.

Mẹ nên chọn bóng hút mũi dễ dàng tháo lắp đầu hút để tiện vệ sinh 
Mẹ nên chọn bóng hút mũi dễ dàng tháo lắp đầu hút để tiện vệ sinh

2.2. Hướng dẫn mẹ thực hiện hút mũi cho bé bằng bóng hút

 Chuẩn bị:

  • Bóng hút mũi mua ở nhà thuốc, siêu thị, bệnh viện với giá khoảng 100.000 – 300.000 đồng. Một số thương hiệu bóng hút mũi như: Pigeon, Aspirado…
  • 2 – 3 chiếc khăn khô đa năng
  • 1 chai nước muối sinh lý nhỏ mũi 0,9%

Thực hiện theo các bước sau đây mẹ nhé:

  • Bước 1: Mẹ đặt 1 khăn sạch dưới cằm của bé để ngăn ngừa chất bẩn từ mũi, dãi chảy xuống cổ  gây hăm. Mẹ nghiêng người bé sang bên mũi cần hút, ví dụ mẹ hút mũi trái thì nghiêng người bé sang trái. 
  • Bước 2: Mẹ nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý hoặc dung dịch xịt mũi vào bên mũi trái (nếu mẹ nghiêng người cho bé sang trái) để làm ẩm mũi, làm lỏng dịch nhầy giúp mẹ dễ dàng hút dịch mũi hơn. 
  • Bước 3: Dùng tay thuận bóp để nhả hết không khí ra ngoài, giữ nguyên tay sau đó đặt vào mũi bé. 
  • Bước 4: Mẹ thả tay từ từ ra khỏi bầu để không khí từ mũi bé tràn vào và kéo theo chất nhầy.
  • Bước 5: Lấy bóng ra khỏi mũi bé, vắt sạch chất nhầy ở bên bóng chứa. 
  • Bước 6: Mẹ làm tương tự từ bước 1 tới 5 với bên mũi còn lại.
  • Bước 7: Lau sạch nhẹ nhàng niêm mạc mũi bé bằng khăn sạch. 
Mẹ thả tay bóng từ từ để dịch mũi chảy vào bóng, không thả tay đột ngột vì dễ gây tổn thương niêm mạc mũi của bé
Mẹ thả tay bóng từ từ để dịch mũi chảy vào bóng, không thả tay đột ngột vì dễ gây tổn thương niêm mạc mũi của bé

3. Cách 3: Rửa hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng máy hút 

3.1. Tìm hiểu về máy hút mũi cho bé

Máy hút mũi là dụng cụ hiện đại nhất, có thể chạy bằng pin hoặc điện. Thao tác hết sức đơn giản chỉ việc đưa đầu hút vào mũi bé, bấm nút là máy sẽ tự động hút dịch mũi vào khoang đựng.

Ưu điểm Nhược điểm
  • Cách sử dụng đơn giản, mẹ chỉ cần thao tác ấn nút, máy sẽ tự tạo lực hút. 
  • Lực hút nhẹ nên không làm bé sợ, đau.
  • Dễ vệ sinh và dùng được nhiều lần do  có nhiều đầu hút mũi thay thế.
  • Giá thành cao, từ 500.000 – 1.500.000đ
  • Khó điều chỉnh lực hút theo ý,  mẹ cần khéo léo để hút hết dịch bên trong mũi bé.

Cấu tạo: Gồm 3 – 4  phần, tùy thuộc vào cấu tạo máy. 

  • Phần nguồn (pin hoặc nguồn cắm điện).
  • Van một chiều để lọc không khí, đồng thời ngăn dịch nhầy chảy ngược lên ống.
  • Dây hút dài tháo rời, mẹ dễ dàng làm vệ sinh.
  • Nút điều chỉnh áp lực: Chỉ có với máy hút mũi chạy bằng điện.

Nguyên tắc hoạt động:Tương tự như máy hút bụi, máy hút mũi có sẵn động cơ có tác dụng hút, khi mẹ đặt đầu nhỏ vào mũi bé, máy sẽ hút những dịch này vào khoang chứa. 

Máy hút mũi điện có thêm nút điều chỉnh áp lực thích hợp với từng bé 
Máy hút mũi điện có thêm nút điều chỉnh áp lực thích hợp với từng bé

3.2. Hướng dẫn mẹ hút mũi cho bé bằng máy

Chuẩn bị:

  • 1 máy hút mũi: Với bé sơ sinh, mẹ chỉ chọn máy có lực hút nhẹ để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của bé. Dòng máy có nút điều chỉnh áp lực sẽ giúp mẹ dễ dàng thao tác, hút dịch nhầy dễ dàng hơn. Một số thương hiệu máy hút mũi uy tín mẹ nên tham khảo: Little Martin, Yuwel...
  • 2 khăn khô đa năng
  • 1 chai nước muối sinh lỳ nhỏ mũi 0,9%

Thực hiện theo các bước sau đây mẹ nhé: 

Với máy rửa mũi, các thao tác đơn giản hơn, mẹ không cần dùng lực tay hoặc hút như 2 phương pháp trên. Do đó, cách này ai cũng có thể dùng được, những ngày mẹ bận đi làm có thể nhờ ông bà, bố giúp con rửa mũi cho bé nhé!

  • Bước 1: Đặt bé nằm thẳng trên giường, đầu hơi cùng chiều với bên mũi cần hút (ví dụ đầu nghiêng sang bên trái nếu mẹ muốn hút mũi trái). 
  • Bước 2: Nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi của bé để làm mềm, loãng dịch mũi, giúp dễ dàng hút ra ngoài hơn. 
  • Bước 3: Đặt đầu máy hút vào bên mũi trái của bé, ấn nút để máy hoạt động. Khoảng 30s -1 phút, dịch mũi sẽ được hút vào bể chứa của máy. 
  • Bước 4: Mẹ làm tương tự từ bước 1 đến 3 với bên mũi còn lại. 
  • Bước 5: Vệ sinh sạch sẽ mũi, miệng và mặt của bé bằng khăn.
Máy hút  mũi có cách sử dụng đơn giản
Máy hút mũi có cách sử dụng đơn giản

4. Lợi ích khi hút mũi đúng cách cho bé bị nghẹt mũi

Mẹ nghe đâu đó, hút mũi nhiều sẽ gây khô mũi, tổn thương niêm mạc mũi và gây đau bé nên không dám thao tác cho con. Tuy nhiên, nếu mẹ hiểu đúng và thực hiện đúng, hút mũi sẽ đem đến nhiều lợi ích cần thiết cho em bé khi bị nghẹt đó mẹ ạ. Cụ thể mẹ xem ở bên dưới nhé! 

  • Giúp trẻ dễ thở: dịch đờm, chất nhầy trong mũi của bé ngăn cản quá trình lưu thông không khí, là nguyên nhân gây khó thở khi bé bị nghẹt mũi
  • Bé dễ dàng bú mẹ, ăn uống hơn: Lượng đàm trong mũi quá nhiều làm ảnh hưởng đến quá trình ăn uống của bé vì chúng gây khó thở. 
  • Tránh các bệnh như đường hô hấp trên: Dịch đàm ẩm ướt là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, vi nấm tấn công, gây các bệnh như viêm mũi. Ngoài ra, do cấu tạo tai, mũi, họng thông nhau nên dịch mũi dễ chảy xuống họng, tai và là nguyên nhân gây bệnh tại các vị trí này. 
  • Tăng cường cơ chế tự bảo vệ cho mũi: Nghẹt mũi khiến hệ thống nhung mao giảm khả năng bảo vệ, chống lại bụi bẩn, tác nhân bên ngoài. Vì vậy, hút dịch mũi, đờm giúp đường thở thông thoáng, lông mao phát huy tốt chức năng bảo vệ, sàng lọc không khí tốt hơn, tăng cường cơ chế bảo vệ của mũi. 
Hút mũi giúp bé dễ thở hơn 
Hút mũi giúp bé dễ thở hơn

5. 4 Lưu ý khi vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh mẹ cần nhớ

Niêm mạc mũi của trẻ sơ sinh mỏng, nhạy cảm. Cùng với đó mũi là bộ phận liên quan đến quá trình hô hấp, trao đổi không khí giữa phổi và bên ngoài nên mẹ cần chú ý cẩn thận. 

  • Hút mũi cho trẻ không quá 3 lần/ngày: Thao tác hút mũi bản chất là dùng lực mạnh để kéo dịch trong mũi ra ngoài. Điều này tác động tới hệ nhung mao, niêm mạc mũi của trẻ, dễ gây tổn thương, kích ứng nếu mẹ lạm dụng quá nhiều lần/ngày với lực mạnh. 
  • Vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ hút mũi: Dụng cụ vệ sinh không sạch sẽ, có bụi bẩn, vi khuẩn vi rút đọng lại sẽ dễ lây sang mũi của bé trong quá trình tiếp xúc. Vì vậy, sau khi mẹ hút mũi cho bé xong mẹ cần chú ý vệ sinh sạch dụng cụ hút mũi và bảo quản nơi khô ráo.
  • Sử dụng các loại khăn lau mũi mềm: Bé bị nghẹt mũi thường xuyên chảy nước mũi, lực hút mạnh từ dụng cụ rửa mũi tác động lên những vị trí này cần được chăm sóc cẩn thận. Thông thường sau quá trình rửa mũi, mẹ sẽ dùng khăn khô đa năng mềm để lau sạch mũi, tránh dịch bẩn bám lại gây kích ứng. 
  • Đưa bé đi thăm khám kịp thời: Sau 3 ngày mẹ rửa mũi cho trẻ sơ sinh nhưng bé không đỡ, thuyên giảm mẹ cần đưa bé tới bệnh viện để thăm khám. bé bị nghẹt mũi lâu ngày dễ gặp các biến chứng liên quan tới phổi, phế quản… rất nguy hiểm đó mẹ ạ.
Mẹ đưa bé đi khám bác sĩ nếu sau 3 ngày mẹ tiến hành hút mũi nhưng bé không đỡ 
Mẹ đưa bé đi khám bác sĩ nếu sau 3 ngày mẹ tiến hành hút mũi nhưng bé không đỡ

Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi không khó, tuy nhiên mẹ cần thận trọng để tránh gây tổn thương niêm mạc miệng của con. Sau 3 ngày vệ sinh mũi mà bé không đỡ nghẹt thở, sụt sịt, mẹ cần đưa con đi khám ngay để yên tâm nhất mẹ nhé! Chúc bé nhà mình mau khỏe, mẹ bớt lo!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Mách mẹ 3 cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh để nhanh khỏi nghẹt mũi”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Cách vệ sinh mắt, mũi, miệng cho trẻ sơ sinh của mẹ thông thái
Cách vệ sinh mắt, mũi, miệng cho trẻ sơ sinh của mẹ thông thái
Xin chào góc của mẹ! Vậy là hành trình trở lại làm mẹ bỉm của mình được 5 tháng! Vui quá vì có đủ nếp đủ tẻ rồi! Thời gian đầu mình khá lo lắng và mệt mỏi vì mắt, mũi, miệng của bé gái nhà mình có vẻ nhạy cảm ơn anh trai, làm […]
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi khoa học, nhanh khỏi nhất
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi khoa học, nhanh khỏi nhất
Mỗi lần bé sơ sinh bị ho, sổ mũi, mẹ lại loay không biết làm sao để chăm sóc. Hỏi người xung quanh thì mỗi người một ý, mẹ làm gì cũng sợ sai, sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé! Đừng lo mẹ ơi! Bí kíp chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho […]
RỬA MŨI CHO TRẺ SƠ SINH ĐÚNG CÁCH – MẸ ĐÃ BIẾT CHƯA?
RỬA MŨI CHO TRẺ SƠ SINH ĐÚNG CÁCH – MẸ ĐÃ BIẾT CHƯA?
Chăm sóc trẻ sơ sinh là một việc khiến nhiều mẹ gặp khó khăn, nhất là đối với những người lần đầu làm mẹ. Do chưa có nhiều kinh nghiệm nên đôi khi mẹ chưa biết hết những vấn đề của trẻ. Trong những tháng đầu sau sinh, bé yêu rất dễ mắc các bệnh […]
Giỏ hàng 0