Bé ngủ đổ mồ hôi đầu nhiều làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ của con. Vì vậy, bài viết này sẽ bật mí cho Mẹ 3 mẹo nhỏ giúp cải thiện tình trạng, mang lại giấc ngủ ngon cho bé.
Mục lục
1. Nguyên nhân khiến bé ngủ đổ mồ hôi đầu
Có rất nhiều nguyên dân dẫn đến tình trạng bé ngủ ra nhiều mồ hôi ở đầu. Dưới đây là một số tác nhân phổ biến:
1.1. Hệ thần kinh chưa hoàn thiện
Như đã biết, hệ thần kinh của con người có cấu tạo phức tạp với nhiều tế bào, dây thần kinh. Vai trò của chúng là trao đổi thông tin 2 chiều giữa não và tủy sống đến tất cả những bộ phận khác của cơ thể. Ngoài ra, chúng còn có chức năng giúp kiểm soát thân nhiệt cho cơ thể.
Đối với trẻ sơ sinh, hệ thần kinh chưa được hoàn thiện và phát triển một cách toàn diện. Vì vậy, các con không thể tự điều chỉnh thân nhiệt giống như người lớn. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đầu trẻ bị ra mồ hôi nhiều mỗi khi ngủ.
1.2. Trẻ có vấn đề về tim mạch
Việc đổ mồ hôi là do tim hoạt động nhiều hơn để bơm máu cho cơ thể. Nếu bé nhà mình vừa bị đổ mồ hôi đầu khi ngủ, vừa bị đổ mồ hôi trong các hoạt động sinh hoạt thường gặp thì Mẹ cần phải lưu ý nhé! Vì đây rất có thể là triệu chứng chứng tỏ của các vấn đề liên quan đến tim mạch và có thể là tim bẩm sinh.
1.3. Do tuyến mồ hôi
Ở cơ thể của người trưởng thành, tuyến mồ hôi hoạt động ở tất cả bộ phận. Đa phần thì tuyến mồ hôi ở nách sẽ hoạt động nhiều nhất.
Nhưng cơ thể các bé thì hoàn toàn ngược lại. Cấu tạo cơ thể các con chưa có tuyến mồ hôi vùng nách. Vậy nên, khu vực đầu là nơi mà tuyến mồ hôi hoạt động mạnh nhất. Vì vậy, nếu không gian quanh bé chật chội, bí bách sẽ khiến đầu bé tiết ra nhiều mồ hôi.
Trong trường hợp trẻ được sinh hoạt trong điều kiện nhiệt độ thích hợp, thông thoáng, mát mẻ mà vẫn bị đổ mồ hôi đầu nhiều thì có thể bé đã bị tăng tiết tuyến mồ hôi. Nhưng các Mẹ có thể yên tâm là tình trạng này sẽ tự khỏi khi con lớn lên.
1.4. Bé bú Mẹ sai tư thế
Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng đầu bé bị đổ mồ hôi là do khi cho con bú, các mẹ cố định phần đầu của con giữ trong khoảng thời gian nhất định. Nhiệt độ cơ thể ở phần cánh tay của mẹ sẽ truyền liên tục hơi ấm cho bé, khiến bé ra nhiều mồ hôi đầu.
Mẹ có thể tham khảo thêm:
Top 3 tư thế cho bé bú khoa học nhất dành cho mẹ
Cách cho bé bú không phải mẹ nào cũng biết
2. 3 mẹo khắc phục tình trạng bé ngủ đổ mồ hôi đầu
Một số mẹo dân gian có thể giúp cải thiện tình trạng này cho bé:
2.1. Sử dụng lá đinh lăng
Việc sử dụng gối làm bằng lá đinh lăng là phương pháp dân gian giúp chữa bệnh đổ mồ hôi trộm thông qua nguyên tắc thẩm thấu: Khi trộn lá cây đinh lăng chung với bông gòn để làm gối đi ngủ. Sau một thời gian dài, các tinh chất từ lá đinh lăng sẽ ngấm dần vào cơ thể giúp cải thiện tình trạng đổ mồ hôi.
Cách làm: Rửa sạch, phơi khô lá đinh lăng từ 2-3 ngày. Sau đó cho lá khô vào rang giòn, Mẹ cần chú ý đảo nhẹ nhàng để lá tránh gãy vụn tối đa. Cuối cùng, sau khi rang giòn thì Mẹ trộn lá đinh lăng với bông gòn theo tỷ lệ 1:1 để làm ruột gối cho bé.
Cách sử dụng: Mẹ cho bé sử dụng cách này trong thời gian dài (khoảng từ 8 tháng đến 1 năm) thì sẽ giải quyết dứt điểm tình trạng bé ngủ đổ mồ hôi đầu.
Tuy nhiên, Mẹ cần lưu ý trong quá trình sử dụng cần phải thường xuyên phơi hong ruột gối để tránh gây ẩm mốc.
2.2. Chữa bằng lá dâu tằm
Đây là một cách chữa mồ hôi trộm dân gian vô cùng phổ biến. Phương pháp này là sự kết hợp giữa chức năng an thần của lá dâu tằm với sự bổ dưỡng cũng như tính hàn của hến biển. Nếu kiên trì chưa trị sẽ giúp dứt điểm chứng đổ mồ hôi của bé.
Cách thực hiện: Hến biển rửa nhiều lần cho sạch rồi đem luộc chín. Sau đó Mẹ dùng nước luộc nấu cháo cùng với ruột hến và lá dâu tằm để bé ăn hàng ngày.
Cách sử dụng: Cho trẻ ăn liên tục trong khoảng 5-15 ngày.
2.3. Chữa bằng lá lốt
Lá lốt là loại lá có đặc tính lọc và đào thải độc tố rất tốt. VÌ vậy, việc dùng lá lốt để khắc phục tình trạng bé bị mồ hôi trộm được rất nhiều mẹ áp dụng. Có thể sử dụng lá lốt theo những cách khác nhau để điều trị bệnh ra mồ hôi trộm ở trẻ. Một số cách phổ biến, được nhiều Mẹ áp dụng nhất:
- Có thể dùng lá lốt nấu với muối để ngâm chân cho bé hoặc cho bé uống thay nước lọc hàng ngày.
- Chế biến lá lốt trong các món ăn mỗi ngày cho bé ăn đều mang lại hiệu quả tương tự.
Nếu là ăn hoặc uống trực tiếp thì mỗi ngày Mẹ cho bé sử dụng 50g lá lốt là vừa đủ để cơ thể con hấp thụ. Còn nếu dùng để ngâm chân cần lượng đậm đặc hơn để tinh chất lá lốt thấm sâu hơn vào cơ thể.
Hy vọng, qua bài viết này, Mẹ đã nắm được một số mẹo dân gian giúp khắc phục tình trạng bé ngủ đổ mồ hôi đầu. Từ nay, Mẹ có thể yên tâm về chất lượng giấc ngủ của con rồi nhé!
Mẹ có thể tham khảo thêm:
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không và những điều cần lưu ý
6 cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ cực đơn giản và hiệu quả cho mẹ
Nhạc cho trẻ sơ sinh ngủ ngon và thông mình hơn mà bố mẹ nên biết