Bé 10 tháng tuổi được coi là giai đoạn quan trọng trong các cột mốc phát triển của con. Lúc này, con đã có thể chập chững tập bước đi, và có những thay đổi trong sinh hoạt và cảm xúc của mình. Góc của mẹ hôm nay sẽ gửi tới những thông tin vô cùng hữu ích trong việc chăm bé 10 tháng tuổi tới các bố mẹ qua bài viết sau đây.
Mục lục
1. Sự phát triển toàn diện của bé 10 tháng tuổi
Bé đạt tới cột mốc 10 tháng tuổi thường có các chỉ số như sau:
Chiều cao: khoảng từ 71cm – 76cm
Cân nặng: khoảng từ 8,5kg – 9,2kg
Khi con 10 tháng tuổi cũng được đánh giá là có phần não bộ đạt khoảng gần 70% so với người trưởng thành.
Đa số, các bé đã bắt đầu mọc răng từ tháng 6. Nên bé có thể sẽ có từ 2 -6 răng cho cả hàm trên và hàm dưới.
2. Các hoạt động của bé 10 tháng tuổi
Chắc hẳn bố mẹ rất muốn biết, bé 10 tháng tuổi biết làm gì đúng không?
Ở giai đoạn này, con đã có phản ứng rõ rệt với những người tiếp xúc. Lúc này, bé sẽ ngủ thêm giấc vào ban ngày. Con cũng đã biết phản ứng khi gặp người lạ. Đồng thời luôn tìm kiếm sự an toàn từ phía cha mẹ.
Do đó, bố mẹ cần theo sát con thường xuyên. Ở bên con khi con cảm thấy sợ hãi trước một khám phá mới gì đó. Không nên gượng ép, bắt con phải thích ứng ngay lập tức. Bởi lúc này con vẫn chưa nhận thức rõ về việc làm của mình, nên chưa thể phân biệt được nguy hiểm và an toàn.
Bé 10 tháng tuổi là lúc con đã bò một cách thuần thục và nhuần nhuyễn. Con có thế bò đi khắp nơi theo ý thích của mình, để cảm nhận và khám phá những thứ mới lạ xung quanh. Bố mẹ cần chú ý đến những vật dụng nguy hiểm con có thể với hoặc bò tới. Nên cất gọn hoặc có những biện pháp phòng tránh tai nạn xảy ra.
Bố mẹ cũng không cần phải ép con biết đi sớm. Vì khi bé bò và di chuyển bằng cả chân và tay, thì cũng là lúc cả hai bán cầu phải – trái cùng hoạt động và có sự kết nối với nhau. Rất tốt cho việc phát triển và việc học khi con lớn hơn.
3. Giao tiếp của bé 10 tháng tuổi
Bé 10 tháng tuổi có thể hiểu biết và nhận thức rõ hơn về âm thanh, hình ảnh về cuộc sống xung quanh mình. Do đó, bé có thể làm theo, bắt chước các hành động của người lớn.
Đối với thái độ của những người xung quanh, bé cũng đã có thể học theo như lúc vui, lúc buồn..Hơn nữa, giao tiếp của con lúc này cũng đã có thể làm một số hành động theo gợi ý của bố mẹ như chào tạm biệt, vẫy tay, hay vỗ tay…
Nếu dạy con học về những thứ trong cuộc sống hàng ngày con hay gặp như các con vật chó, mèo.. thì bé cũng sẽ dễ dàng gọi theo.
4. Giấc ngủ và bữa ăn của bé 10 tháng tuổi.
4.1. Giấc ngủ
Bé lúc này vẫn có những giấc ngủ ban ngày, thường là 2 giấc. Đôi khi sẽ là ngủ vào lúc tầm giữa giờ sáng từ 9h đến 10h. Giai đoạn này con vẫn cần ngủ nhiều. Khi buồn ngủ, con sẽ có những biểu hiện như dụi mắt, ngáp ngủ. Bố mẹ chỉ cần ôm ấp con vào lòng, vỗ về con để con đi vào giấc ngủ một cách tự nhiên nhất
4.2. Chế độ ăn cho bé.
Do bắt đầu từ tháng thứ 6 trở đi bé đã ăn dặm. Nên khi bé 10 tháng tuổi, bố mẹ vẫn thực hiện chế độ ăn cho con là cháo, nhưng đã bắt đầu đặc hơn và sệt hơn.
Những bữa ăn của trẻ nên được thay đổi thực đơn thường xuyên, không nên lặp lại hàng ngày. Điều này giúp trẻ không bị nhàm chán, và không muốn ăn.
Thời gian này, con cũng có thể tự học cách bốc, nắm đồ ăn bằng tay. Việc này không chỉ giúp bé chủ động trải nghiệm ăn uống. Mà còn giúp con kích thích sự khám phá những thứ mới lạ trong bữa ăn.
Bên cạnh việc cung cấp dinh dưỡng qua bữa ăn của con. Thì cho con uống sữa vấn là việc làm rất quan trọng trong giai đoạn này.
Bởi bé 10 tháng tuổi ngoài việc lấy dinh dưỡng trong phần thức ăn thô. Thì sữa cũng đóng vai trò cung cấp, bổ sung các chất dinh dưỡng trong quá trình phát triển của con.
5. Bé 10 tháng tuổi cần dinh dưỡng thế nào?
Đối với các con ở giai đoạn này, thì các bữa ăn bằng cháo cần được cho ăn từ 3 – 4 trong ngày. Với thời gian phân bổ hợp lý, phù hợp với nhu cầu của từng trẻ.
Còn đối với khẩu phần sữa từ bú mẹ hay bổ sung từ sữa công thức. Trẻ cần cho bú từ 3 – 4 lần trong ngày. Thời gian cần xen kẽ với các bữa ăn chính, hoặc theo nhu cầu thực tế của trẻ. Mỗi cữ bú cần khoảng 170 – 250 ml sữa.
6. Cảm xúc của bé 10 tháng tuổi
Khi con bắt đầu vào thời kỳ 10 tháng tuổi, một số bé đã bắt đầu hình thành nhân cách của mình như có bé rất vui vẻ khi bắt chuyện với người lạ, nhưng có bé lại tỏ ra sợ sệt và rụt rè.
Bố mẹ đừng lo, đây là những biểu hiểu bình thường của bé. Bố mẹ chỉ cần tôn trọng cảm xúc của con. Đừng để con cảm thấy qua lo lắng, hay quá sợ hãi là được.
7. An toàn cho bé 10 tháng tuổi
Bé 10 tháng tuổi là con đã ngồi vững, và bò một cách thuẩn thục. Con cũng sẽ có xu hướng muốn được di chuyển bằng hai chân. Vì thế, bé sẽ thường xuyên bám vào những chỗ dựa để có thể tập đi.
Đồng thời, bé muốn có những khám phá nhiều hơn trong các hành động của cuộc sống. Lúc này, một số bé thì có thể đã bắt đầu chập chững khi tập di chuyển bằng hai chân. Nhưng đa số các con vẫn chủ yếu là bò bằng cả tay và chân.
Tuy nhiên, trong khoảng thời gian này, đôi lúc cha mẹ có lúc cảm thấy băn khoăn về việc để con tự do khám phá thế giới bên ngoài bằng toàn bộ các giác quan như sờ chạm, khứu giác, hãy xúc giác… hay là nên chú ý con để con được an toàn trong việc khám phá này.
Để con vừa học hỏi điều mới, vừa an toàn. Bố mẹ cần đảm bảo những khu vực và đồ vật nguy hiểm được tránh xa con. Để con vui chơi trong khu vực được kiểm soát an toàn. Cũng như luôn có sự giám sát của người lớn cùng con.
Chăm sóc con khôn lớn là cả một hành trình dài. Và bố mẹ luôn là những người bạn, người đồng hành cùng con. Khi bé 10 tháng tuổi, bố mẹ sẽ có những trải nghiệm đầy thú vị và ngọt ngào với con. Bởi con đã biết tự bò đi chơi, tự do khám phá mọi thứ, học hỏi những thứ mới lạ xung quanh mình. Nhưng bố mẹ cũng cần phải chú ý đế sự an toàn của con mọi lúc, mọi nơi nhé.
Nguồn tham khảo:
Bé 10 tháng tuổi: https://www.verywellfamily.com/your-10-month-old-baby-development-and-milestones-4172871
Bé 11 tháng tuổi: https://www.verywellfamily.com/your-11-month-old-baby-development-and-milestones-4172881