Núm vú bình sữa là vật dụng sơ sinh không thể thiếu trong mỗi gia đình có con nhỏ. Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ phải tập cho bé ti bình. Như: mẹ sắp đi làm lại, bé dùng bữa công thức, bé không thể bú mẹ trực tiếp… Vì vậy, để bé thích thú với việc ti bình. Mà không bỏ bú mẹ. Việc chọn núm ti cho bé cũng vô cùng quan trọng.
Mục lục
1. Tìm hiểu các loại núm vú bình sữa cho trẻ sơ sinh
Hiện nay có rất nhiều núm vú bình sữa được bày bán trên thị trường. Với rất nhiều kích cỡ, kiểu dáng cho mẹ chọn lựa. Dưới đây là một số loại núm vú phổ biến cho các bé. Mà mẹ có thể tham khảo như sau:
- Loại núm vú có hình dáng tự nhiên (hình tròn): Đây là loại núm vú có lỗ nằm hướng lên trên. Để sữa có thể bắn lên vòm miệng của em bé.
- Loại núm vú có hình dạng phổ biến với nhiều loại. Cho phép bé bú được những lưu lượng sữa khác nhau. Đối với bé từ 0-3 tháng. Mẹ có thể kiểm tra xem sữa có chảy ra từ 2-3 giọt/giây không. Để từ đó lấy kim châm thêm lỗ khi lưu lượng sữa chảy qua nhỏ quá. Hoặc đổi sang núm vú mới cho bé.
- Loại núm bằng cao su. Ưu điểm là mềm mại. Tạo cho bé cảm giác gần giống như ti mẹ. Tuy nhiên chất liệu này thường dễ bị bám mùi. Và khó làm vệ sinh hơn.
- Loại núm vú bằng silicon. Loại núm ti này có thể sử dụng được trong 1 năm. Tuổi thọ này dài hơn nhiều so với những loại núm vú bằng cao su thông thường khác.
- Loại hình dáng chuẩn. Đầu núm vú ngắn dài rất khác nhau. Tương ứng với các độ tuổi khác nhau của bạn bé. Các bạn bé hơn thì dùng đầu vú ngắn hơn.
2. Các tiêu chí lựa chọn núm vú bình sữa an toàn cho bé yêu
2.1. Chất liệu núm vú bình sữa
Có 2 chất liệu chính thường được sử dụng. Để làm núm vú bình sữa cho bé. Đó là cao su và silicone.
- Núm bằng cao su có ưu điểm là mềm mại hơn. Tạo cho bé cảm giác gần giống như ti mẹ. Tuy nhiên chất liệu này thường dễ bị bám mùi. Và khó làm vệ sinh hơn.
- Núm silicone tuy không mềm mại bằng. Nhưng có ưu điểm không mùi và có độ bền cao. Không chỉ vậy, khả năng kiểm soát dòng sữa của núm silicon cũng tốt hơn. Vì vậy, mẹ có thể sử dụng núm cao su cho bé khi còn nhỏ. Và đổi sang núm silicone khi bé lớn. Nếu bé có sở thích nhay, cắn. Hoặc đang trong quá trình bắt đầu mọc răng. Mẹ cũng nên chọn núm silicone để bé có thể dùng được lâu hơn.
2.2. Hình dáng
Những chiếc núm vú cổ rộng thường khiến bé thích thú hơn. Loại núm vú này đi kèm với bình cổ rộng. Do đó rất dễ làm vệ sinh, việc pha sữa cũng tiện lợi hơn.
Tuy nhiên nếu muốn bé tự giữ bình khi bú. Những chiếc bình cổ rộng thường sẽ khiến bé khó cầm hơn so với bình cổ thường. Tùy từng trường hợp mẹ có thể cân nhắc khi chọn một trong hai loại này nhé!
2.3. Kích thước lỗ sữa
Khi mua núm vú bình sữa. Mẹ nên chú ý kí hiệu kích thước lỗ sữa trên vỏ hộp hoặc vành núm ti. Kí hiệu S, M, L hoặc 1,2,3,4. Tương ứng với mức chảy từ ít tới nhiều. Từ đó, mẹ sẽ chọn đúng kích thước với nhu cầu ăn. Và giai đoạn phát triển của con. Để con bú bình được thoải mái nhất.
Thông thường, bé mới sinh chỉ dùng núm vú cỡ S. Với tốc độ chảy chậm từ 2-3 giọt trong 1 giây. Trẻ 2-3 tháng có thể dùng cỡ M. Cỡ L có thể dùng cho bé lớn hơn có nhu cầu bú nhanh. Nếu lỗ sữa quá rộng, mẹ cần thay cỡ phù hợp hơn. Để sữa không ra quá nhanh khiến bé bị sặc.
Một loại núm ti phổ biến nữa có thiết kế lỗ sữa crosscut hình vết cắt chữ thập. Sẽ giúp ngăn sữa bị chảy đổ ra ngoài khi bình nghiêng. Từ đó giảm nguy cơ sặc sữa cho bé. Ưu điểm của núm ti crosscut. Còn khiến bé cảm nhận giống với việc bú mẹ. Giúp các bé làm quen với việc bú bình dễ dàng hơn.
3. Khi nào cần thay núm vú bình sữa cho bé?
Một số dấu hiệu cho thấy mẹ cần thay núm vú bình sữa cho bé yêu là:
3.1. Núm bị dính lại và không ra sữa
Thông qua kiểm tra theo dõi màu của núm vú bình sữa. Mẹ có thể kiểm tra chất lượng của núm. Khi thấy trẻ mút sữa thì núm bẹp lại khiến sữa không chảy. Kèm theo dấu hiệu như bình nhạt màu, núm phồng lên, phần cao su mềm… Thì mẹ cần biết rằng núm vú này không thể sử dụng được nữa rồi!
3.2. Sữa chảy thành dòng không đều
Khi sữa sẽ chảy ra thành dòng. Chứ không chảy theo kiểu nhỏ giọt. Nghĩa là núm vú có vấn đề. Vì khi đó đầu núm đã quá to so với mức bình thường. Điều này dễ khiến bé yêu bị sặc.
3.3. Khi cần nâng size núm vú bình sữa
Mẹ nên bắt đầu cho bé sơ sinh làm quen với núm vú cho dòng chảy chậm. Đến khi con quen với tốc độ này, quen với việc bú và nút sữa. Sau đó, mẹ có thể chuyển sang một loại núm vú khác cho dòng chảy trung bình.
Chỉ sử dụng núm vú dòng chảy nhanh. Khi nào mẹ đã tự tin bạn bé có thể nút sữa với tốc độ theo yêu cầu. Và không bị choáng ngợp với tốc độ quá nhanh của sữa chảy ra.
Núm vú và bình sữa bao lâu thì thay còn tùy thuộc vào sự phát triển của trẻ. Mỗi cữ trẻ ăn càng nhiều và lực bú càng khỏe hơn khi trẻ càng nhiều tháng. Vì vậy, mẹ cần theo dõi nhu cầu ăn của con. Để thay núm vú có size lớn hơn, bình sữa lớn hơn. Nhằm phù hợp với nhu cầu của con yêu.
Mỗi bé lại có loại núm vú bình sữa khác nhau. Vì vậy, các mẹ cũng nên chú ý cách sử dụng núm ti phù hợp cho con. Để bé yêu có thể ăn sữa một cách ngon miệng nhất.