Mẹ nghe báo đài, tivi, những mẹ khác “mách nước” các loại bột gạo cho bé ăn dặm như bột gạo nếp trộn gạo tẻ hay bột gạo lứt rất tốt cho con yêu nhưng vẫn còn loay hoay, chưa có kinh nghiệm, sợ làm không đúng cách hoặc mua ngoài hàng lại lo chất lượng không được đảm bảo Bài viết dưới đây chính là dành cho mẹ rồi. Bật mí 2 cách làm bột gạo “dễ như ăn kẹo” mà mẹ nào cũng làm được ngay dưới đây!
Mục lục
1. Cách làm bột gạo nếp trộn gạo tẻ cho bé ăn dặm
1.1. Vì sao lại lựa chọn bột gạo nếp trộn gạo tẻ mẹ nhỉ?
khi bé bước vào tháng thứ 8, mẹ có thể bổ sung bột gạo nếp trộn gạo tẻ vào khẩu phần ăn dặm vì lúc này hệ tiêu hóa của bé tương đối hoàn thiện, khả năng đảo trộn thức ăn cũng tốt hơn. Bột gạo nếp trộn gạo tẻ dễ ăn, có mùi vị thơm dịu, kích thích vị giác, làm bé thích thú khi tiếp xúc với món ăn mới. Cấu trúc bột nhuyễn mịn, dễ tán, mẹ không lo ngại bé bị hóc nghẹn hay đầy hơi, khó tiêu đâu ạ.
Bổ sung gạo nếp, gạo tẻ vào thực đơn ăn dặm sẽ cung cấp hàm lượng lớn chất dinh dưỡng cho bé yêu, cụ thể là chất xơ, canxi, kali, magie, protein, vitamin A, B, C, D,… giúp bé cao lớn, khỏe mạnh, cải thiện chức năng trao đổi chất, bảo vệ tim mạch và củng cố hệ miễn dịch.
1.2. Chuẩn bị nguyên liệu
Chuẩn bị sẵn các nguyên liệu dưới đây trước khi thực hiện mẹ nhé:
- 1 kg gạo tẻ
- 300gr gạo nếp
- 1 muỗng cà phê muối tinh
- 1 máy xay sinh tố
- Rây lọc bằng vải
1.3. Hướng dẫn mẹ cách thực hiện
Nguyên liệu đã “đâu vào đấy”, xắn tay vào bếp và chế biến ngay thôi nào mẹ ơi. Mẹ lưu ý để làm thành công bột gạo nếp trộn gạo tẻ mẹ ít nhất là 2 ngày. Để tiện công, mẹ nên ngâm gạo hôm trước để hôm sau có thể làm được ngay, cụ thể mẹ xem hướng dẫn bên dưới nhé:
- Bước 1: Gạo tẻ, gạo nếp mua về mẹ sàng sạch, loại bỏ trấu, sạn, thóc để không làm ảnh hưởng đến chất lượng bột, cuối cùng trộn đều hai loại gạo lại với nhau
- Bước 2: Mẹ cho 1 muỗng cà phê muối vào chậu nước sạch và trút gạo vào vò khoảng 1-2 phút.
- Bước 3: Ở bước này, mẹ vớt gạo ra và rửa lại với nước sạch rồi đổ vào nồi nước mới, ngâm qua đêm đến khi hạt gạo nở to.
- Bước 4: Gạo nở mẹ lại tiếp tục vớt ra rửa với nước sạch, cho vào chậu, đổ nước ngập mặt
- Bước 5: Mẹ múc khoảng 1 bát con gạo, cho vào máy xay trong khoảng 2-4 phút đến khi thu được hỗn hợp bột nhuyễn mịn. Lặp lại quá trình này đến khi hết lượng bột mẹ nhé.
- Bước 6: Sau đó, mẹ lọc qua rây và xay lại lần nữa để bột mịn, nhuyễn hơn
1.4. Mẹo nhỏ cho mẹ
Mẹ nên chọn mua những loại gạo nếp, gạo tẻ có mùi thơm tự nhiên, hạt chắc mẩy, còn nguyên phôi trắng, ít ngả vàng, ít vỡ; tránh mua phải gạo có mùi thơm nồng, hạt gạo to bất thường hoặc quá ọp ẹp vì có thể những sản phẩm này không đảm bảo chất lượng hoặc đã bị tẩm thuốc hóa học.
2. Cách làm bột gạo lứt cho bé ăn dặm
2.1. Vì sao lại lựa chọn bột gạo lứt mẹ nhỉ?
Điểm khác biệt giữa bột gạo lứt với bột gạo nếp trộn gạo tẻ là mẹ bổ sung được ngay khi con bước vào tháng thứ 6, có nghĩa là khi con chập chững ăn dặm. Bởi lúc này hệ tiêu hóa non nớt của con đã tiếp nhận được bột gạo lứt mà không gây hiện tượng xung đột dẫn đến tiêu chảy hay trướng bụng, đầy hơi. Bên cạnh đó, gạo lứt có nguồn gốc hữu cơ, mẹ không phải lo con nổi mẩn ngứa hay những vấn đề liên quan đến dị ứng.
Trong gạo lứt có nguồn dinh dưỡng dồi dào các chất dinh dưỡng như protein, tinh bột, canxi, magie, photpho, vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B5, B6,…), chất xơ,… Những vitamin, khoáng chất này đóng vai trò quan trọng giúp bé phát triển hệ cơ, xương, cung cấp năng lượng, hạn chế tình trạng táo bón, giúp bé nhuận tràng, đi tiêu dễ dàng, tác động tốt đến quá trình phát triển trí não và thể chất của bé yêu.
Bột gạo lứt có mùi thơm nhẹ đặc trưng không lẫn vào đâu được, mùi vị thơm ngon khó cưỡng cũng là điểm cộng giúp bé thích mê, mẹ an tâm cho bé măm măm. Cấu trúc bột gạo lứt cũng tương tự bột gạo nếp trộn gạo tẻ, đều nhuyễn mịn, dễ tán mịn, mẹ cho bé ăn cực đơn giản mà không lo bé nôn trớ hay nhè ra.
2.2. Chuẩn bị nguyên liệu
Để cho ra lò mẻ bột gạo lứt bổ dưỡng, phù hợp với bé ăn dặm, mẹ cần chuẩn bị nguyên liệu:
- 1 chén gạo lứt
- 1 cái rổ
- 1 máy xay sinh tố
- Rây lọc bằng vải
2.3. Hướng dẫn mẹ cách thực hiện
Nguyên liệu đã sẵn sàng, tươm tất”, giờ chỉ chờ mẹ rửa tay sạch sẽ và vào bếp trổ tài thôi:
- Bước 1: Gạo lứt mua về mẹ đãi sạch, loại bỏ trấu, sạn, thóc để không làm ảnh hưởng đến chất lượng bột
- Bước 2: Mẹ ngâm gạo lứt với nước ấm trong 45 phút để gạo nở mềm
- Bước 3: Bước tiếp theo mẹ vớt gạo lứt ra ngoài để ráo, cho vào chảo rang với lửa vừa để hạt gạo không bị cháy xém
- Bước 4: Gạo dậy mùi mẹ tắt bếp và đổ ra rổ để nguội, sau đó cho gạo vào máy xay sinh tố quay 3-4 phút
- Bước 5: Sau đó, mẹ lọc qua rây và xay lại lần nữa để bột mịn, nhuyễn hơn
2.4. Mẹo nhỏ cho mẹ
Mẹ chọn mua gạo lứt còn nguyên hạt, không bị vỡ hạt, có mùi thơm đặc trưng của gạo mới, không quá nồng gắt. Mẹ lưu ý tránh mua phải gạo cũ (dậy mùi ẩm mốc) hoặc bị mối mọt đục khoét (hạt gạo vỡ nhiều, kết cấu nát), bởi gạo cũ để lâu sẽ bị mất chất dinh dưỡng, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
Lưu ý: Trước khi cho bột gạo vào bình/lọ thủy tinh, đặc biệt với những bình/lọ lâu không dùng, mẹ nên cọ rửa bình/lọ để làm sạch, lấy đi vi khuẩn, bụi bẩn bám đọng trên thành bình/lọ. Mách mẹ tận dụng luôn nước rửa bình sữa và rau quả của bé cưng để vệ sinh nhé!
Những vết bẩn, ố vàng cứng đầu hoặc những vi sinh vật mà mắt thường không thể nhìn thấy sẽ được đánh bay nhờ chiết xuất từ hỗn hợp chiết xuất từ ngô và rượu dừa cao cấp, được kiểm chứng phù hợp làm sạch thực phẩm, đảm bảo bình/lọ không còn mùi hôi, ẩm mốc khó chịu. Thành phần 3 không: không chứa hóa chất bảo quản Paraben, không chất tạo màu, không hóa chất tạo bọt, cực an toàn cho bé đó mẹ.
3. Cách bảo quản bột gạo cho bé ăn dặm đảm bảo chất lượng
Chế biến bột gạo tưởng khó mà lại đơn giản vô cùng mẹ nhỉ? Chỉ cần vài bước mẹ đã có thể cho ra lọ bột gạo thơm ngon, giàu dinh dưỡng để “phục vụ” cho các cô, cậu bé nhà mình. Bột đã có, giờ mẹ chỉ cần vào bếp và chế biến vô vàn món ăn dặm độc đáo, khiến các bé mê tít và bảo quản bột để bé dùng dần. Cùng Góc của mẹ điểm lại những cách bảo quản bột gạo “chuẩn chỉnh” mẹ nhé.
1 -Thường xuyên kiểm tra chất lượng bột: Mẹ nên làm lượng vừa đủ cho bé ăn, không làm quá nhiều ăn không hết, để lâu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bột, thường xuyên kiểm tra xem bột có ẩm mốc hay không, nếu có mùi lạ, màu sắc khác thường mẹ nên bỏ đi và làm lại bột mới.
2 – Đừng quên phơi nắng bột gạo: Để bảo quản bột gạo được lâu và tốt hơn, mẹ nên đem bột phơi 2 lần nắng, đây là mẹo nhỏ hữu ích không phải ai cũng biết đâu ạ!
3 – Cho bột bột gạo vào lọ thủy tinh/túi zip: Sau khi chế biến, mẹ nên đổ bột vào lọ thủy tinh, đậy kín nắp. Trong trường hợp nhà đã hết chai lọ mà mẹ chưa sắm kịp thì có thể tận dụng những chiếc túi zip nhỏ xinh, mẹ lấy lượng vừa đủ và khóa kĩ túi là được.
4 – Mẹ bảo quản bột gạo ở nơi khô ráo, thoáng mát: Bảo quản bột ở nơi khô ráo như trên nóc tủ, trong tủ lạnh, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với không khí, ánh nắng vì bột dễ bị oxy hóa.
5 – Tận dụng tủ đông nhà mình: Mẹ muốn bảo quản bột lâu hơn, cụ thể là 5 – 6 tháng, mẹ nên cho bột vào tủ cấp đông để dùng dần. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên bảo quản bột trong khoảng thời gian tối đa 6 tháng vì để quá lâu bột sẽ mất dần chất dinh dưỡng, không còn ngon miệng nữa đâu mẹ.
Nhắc đến việc chế biến bột gạo cho bé ăn dặm, nhiều mẹ nghĩ sẽ vô cùng khó khăn, cồng kềnh, nào là dùng cối xay bột, nào là lược rây bao nhiêu lần mới có được thành phẩm. Nhưng sau bài viết này, chỉ cần vài nguyên liệu đơn giản mẹ đã có thể hô biến ra 2 loại bột gạo thơm ngon, hấp dẫn, giúp bé măm măm nhiều hơn. Nếu muốn thêm công thức nào cho bé ăn dặm, mẹ đừng quên để lại bình luận, Góc của mẹ sẽ giải đáp tất tần tật mẹ nhé!