Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

LẦN ĐẦU ĐI ĐẺ VỚI VỢ KHÔNG NHƯ TÔI TƯỞNG TƯỢNG

Từ chia sẻ của một người lần đầu làm cha

“Vợ anh giỏi quá!”

Đó là câu nói mà tôi đã lặp đi lặp lại nhiều lần suốt 72h kể từ khi con trai chúng tôi chào đời đến nỗi nó gần như trở thành câu cửa miệng của tôi. Mặc kệ người khác nghe nhiều có nghĩ nó “sáo rỗng”, nhưng tôi vẫn nghĩ mỗi lần tôi nói, ý nghĩa nguyên bản vẫn không bao giờ mất đi, và tôi vẫn sẽ liên tục nói với vợ mình điều đó.

tâm sự của cha

Tôi vẫn không hiểu sao vợ tôi có thể can đảm để trải qua những giờ phút vừa rồi. Cơn đau dữ dội, quá sức tưởng tượng, đến nỗi ngay cả tôi cũng cảm nhận được. Mà ai trong căn phòng đó cũng đều có cảm giác như vậy. Cuộc “đấu tranh” gần như không thể tưởng tượng được. Tôi nghiến răng mỗi lần vợ cố gắng “rặn”, rơi nước mắt cùng với cô ấy. Nhưng tất cả, cái cảm giác tôi nhận ra, tôi cũng chỉ là một trong nhiều “hành khách”, không bao giờ thực sự hiểu được nỗi đau kinh hoàng mà vợ tôi trải qua. 

Lần đầu vượt cạn
Cảm ơn em đã mang con chúng mình đến với thế giới này

2 ngày trước giờ G

Tôi và vợ đều đã chuẩn bị trước tinh thần lần sinh đầu này sẽ vất vả vì lần cuối cùng thăm khám, bác sĩ bảo đầu của con vẫn còn cao và chưa chịu thúc xuống. Lo lắng, bồn chồn nhưng vợ tôi vẫn quyết tâm muốn sinh thường. Lúc này còn cách ngày dự sinh cỡ 2 tuần nữa nên tôi và vợ vẫn ung dung thong thả lắm. Còn tính xem nên ăn gì, chơi gì cho bõ rồi mới sẵn sàng bước vào công cuộc “bỉm sữa” chăm con. Tôi còn đặt bàn nhà hàng xong xuôi để đưa vợ đi ăn cho đổi gió chứ cứ ăn nhà mãi cũng chán. Thế mà đùng cái vợ ra máu, kêu đau bụng và các cơn co bắt đầu xuất hiện. Tôi nhớ khi đi siêu âm bác sĩ có dặn nếu vợ xuất hiện 2 – 3 cơn đau trong tầm 10 phút thì phải lên viện. Tôi luống cuống lấy giấy ra note lại thời gian có các cơn gò, đúng 3 phút có một cơn. Có vẻ là vợ tôi sắp đẻ rồi. Theo dõi các cơn gò và giúp vợ đi lại nhẹ nhàng trong nhà tầm một lúc nữa thì hai đứa bắt đầu hành trình đi đẻ.

Tôi rà soát lại giỏ đồ đinh sinh một lần nữa xem đã đủ hết những đồ cần chưa. Vừa định mở điện thoại lên book Grab Car thì vợ hỏi đã mang theo giấy tờ tùy thân chưa. Đấy, đúng là cuống quá hóa hâm mà, tôi quên béng mất căn cước công dân của cả hai đứa. Nhà có mỗi hai vợ chồng, giờ mà quên thì đúng là “còn cái nịt”!

tâm sự của cha

Tôi check lại cả giỏ đồ để chắc chắn mình không quên gì nữa. Túi đồ của tôi cũng chẳng có gì mấy, tôi chỉ vớ đại cái áo polo trắng với quần đùi cùng đôi tông lào. Tôi vốn là người xuềnh xoàng dễ tính nên ăn gì, mặc gì cũng được. Quan trọng là vợ và em bé trong bụng kìa. Tôi đã hỏi bác “gu-gồ” từ những tháng cuối thai kỳ của vợ, biết được phải chuẩn bị đầy đủ để cuộc vượt cạn được diễn ra suôn sẻ nhất. Tôi chiết dầu gội, sữa tắm vợ hay dùng vào bộ kit đựng mỹ phẩm mua từ tuần trăng mật. Vợ tôi khó tính lắm, không phải đồ của mình là không chịu dùng đâu. Bệnh viện điều kiện không được đầy đủ như ở nhà, biết vậy nên tôi mang theo cả bàn chải, kem đánh răng với khăn khô cho vợ vệ sinh cá nhân thoải mái. Còn cả băng vệ sinh với quần lót giấy nữa, đi đẻ đã đủ căng thẳng mệt mỏi rồi, ai mà còn sức giặt giũ phơi phóng nữa. Cứ cái gì tiện mà mang thôi.

Lần đầu vượt cạn

Quan trọng nhất là đồ cho em bé. Tôi phân loại sẵn 1 túi để khăn ướt, khăn khô với tã bỉm, túi còn lại thì để sữa, bao tay chân, miếng lót phân xu với mũ che thóp. Tôi còn định mang theo tất cả những thứ đã mua sẵn cho con, may có vợ “chỉ giáo” kịp thời: “Đồ hâm, bệnh viện người ta có hết rồi, ông định bê cả cái nhà đi luôn đấy à?”. Kể cũng đúng thôi, vì là lần đầu trải qua chuyện này nên tôi bỡ ngỡ lắm, hở tí là hỏi.

tâm sự của cha
Bố “ngố lần đầu cùng vợ đi đẻ

Vừa lên xe ngồi còn chưa ấm mông tôi lại tá hỏa phát hiện quên luôn tiền với thẻ ở nhà. May bác tài dễ thương liền quay xe về nhà cho tôi lấy tiền. Giờ thời buổi tiên tiến hiện đại thật nhưng có phải cái gì cũng lôi máy ra chuyển khoản “ting ting” được đâu. Còn tiền gửi xe, mua đồ ăn nước uống với cả đống đồ lặt vặt khác nữa. Kể mới thấy lần đầu làm bố nên tôi “ngố” tàu lắm, cứ nhớ trước quên sau.

Trên đường đi, tôi tranh thủ alo ngay cho bệnh viện, bác sĩ cũng chỉ định nhập viện ngay vì dựa trên các dấu hiệu thì vợ tôi có thể sinh bất cứ lúc nào. Sau khi thăm khám và làm thủ tục, vợ chồng tôi nghĩ chắc chỉ vài tiếng nữa thôi là được gặp con rồi. Các cơn gò của vợ tôi bắt đầu tới dồn dập hơn, cộng thêm tâm lý vốn đã lo lắng nên hai đứa gần như không ngủ được. Tôi cũng cố chợp mắt lấy sức mai còn chuẩn bị cho vợ vượt cạn. Quy định của bệnh viện chỉ cho phép những ai có áo vàng “huyền thoại” mới được vào, vậy nên chỉ có hai vợ chồng tự bảo ban chăm sóc nhau. Bố mẹ hai bên đều có tuổi cả rồi, lại ở xa, tôi cũng không muốn làm phiền ông bà. Đây cũng là lần đầu tôi thực sự thấy bản thân mình lúng túng và “ngố” đến vậy. 

Lần đầu vượt cạn
Người thân chờ trước cửa phòng sinh trong bệnh viện

Tôi và vợ sốt ruột lắm, chờ thêm 1 ngày nữa trong viện xem có mở được thêm chút nào không còn “lên thớt”. Chắc do mệt mỏi và lo lắng quá nên vợ tôi ăn rất ít, cơm canh trong viện đều ăn được có vài miếng rồi tôi lại làm “thùng nước gạo” xử lý nốt. Chúng tôi tranh thủ xem các video youtube hướng dẫn tập thở khi sinh rồi tập theo. Cô ấy được đưa đi siêu âm lần cuối để kiểm tra nhịp tim của em bé và nước ối của mẹ có ổn không. May mà các y bác sĩ hỗ trợ rất nhiệt tình, vợ tôi cũng phần nào bớt lo. Đúng là vào rồi mới thấy sao mọi thứ khác trong phim nhiều quá! Không phải nguyên một đội ngũ ê-kíp đứng động viên: “Cố lên nhé, em làm được mà!”. Bệnh viện rất đông nên các bác sĩ ưu tiên những sản phụ đã mở được vài phân và rặn khỏe để đỡ đẻ trước. Tôi hiểu được vai trò quan trọng của mình đặc biệt vào những lúc như thế này. Vợ tôi trải qua hơn 8 tháng trời thai nghén, mệt mỏi, giờ mà không có chồng ở cạnh chăm sóc nữa thì thật không thể tưởng tượng nổi. Đây là thời điểm vợ dễ cảm thấy tủi thân và trầm cảm nhất nên các ông dịu dàng, quan tâm, động viên người phụ nữ của mình nhiều thật nhiều nhé. 

tâm sự của cha
Khoảnh khắc chờ “lên thớt” của mẹ bầu

Giờ G

12h05 sáng 12/03/2022

Vợ tôi bắt đầu cảm nhận được sự xuất hiện dồn dập của các cơn co nhiều hơn, không giống co giả như 1 ngày trước nữa mà lần này là “báo động thật” rồi. Tôi cùng vợ theo dõi cường độ của các cơn co một lúc thì nhấn chuông gọi bác sĩ. Vợ tôi lập tức được đưa xuống phòng sinh. Các bác sĩ hội chẩn để đưa ra phương án tốt nhất bởi lúc này đầu con vẫn còn khá cao, có thể gây cản trở cho quá trình sinh nở của vợ tôi. Cu tí này lì lợm thật, tới phút chót rồi vẫn không chịu chúi đầu xuống. Sinh thường thì nguy cơ con bị ngạt là rất cao nếu mẹ không “rặn” được. Tôi lo 1 thì vợ tôi lo 10 Nhưng với vợ tôi, lúc này không gì có thể làm chùn bước cô ấy. Người phụ nữ phi thường này đã hy sinh thân thể của mình để mang thai đứa con của tôi và giờ đây cô ấy lại một lần nữa liều mình để đem đứa trẻ ấy tới với thế giới này. “Vợ ơi, cố lên em, có anh ở đây rồi!”

1h32 sáng 12/3/2022

Lần đầu vượt cạn
Khoảnh khắc con chào đời

Khi được chứng kiến tận mắt, tôi mới thấy vợ tôi đã cố gắng dùng mọi sức lực cô ấy có để đưa con của chúng tôi chào đời. Các y bác sĩ hướng dẫn cô ấy lấy hơi, thở đều và tập trung toàn lực “rặn” khi các cơn co tới. Nhóc quỷ vẫn chưa chịu quay đầu xuống, bác sĩ trưởng khoa cùng tôi kết hợp tì và ấn vào bụng vợ mấy hồi em bé mới chịu ra. Bé con da đỏ hỏn, dây rốn, máu và nước ối vẫn còn trên cơ thể nhưng con ngay lập tức được bế tới da kề da với mẹ. Cảm nhận hơi ấm của con ngay trên lồng ngực, vợ tôi vỡ òa trong hạnh phúc và khóc nấc không thành tiếng. Đây có lẽ là khoảnh khắc mà cả đời này chúng tôi sẽ không thể nào quên.

tâm sự của cha
Giây phút thiêng liêng khi con chào đời

Nhìn bé con đỏ hỏn khóc oe oe trong lòng mà vợ tôi bật khóc. Đúng là con đây rồi, mắt híp 1 mí giống bố, cái miệng chúm chím y đúc mẹ. Cảm ơn con đã bình an đến với thế giới này!

Chỉ một lúc sau, con được cô ý tá bế đi lấy máu cuống rốn, cắt rốn, tắm rửa sạch sẽ, khám sức khỏe tổng thể rồi được tiêm ngay 2 mũi cơ bản là vitamin K và viêm gan B. Ngay sau đó con lại được đặt lại lên ngực vợ tôi. Khôn chết đi được, nghe hơi mẹ cái là im re, miệng cứ lò dò tìm ti mẹ. 

Lần đầu vượt cạn
Chào mừng con đến với thế giới

Vợ tôi, trong khoảnh khắc ấy, đã dồn hết mọi năng lượng cô ấy có vào trong cuộc vượt cạn này. Và cuối cùng, sau tất cả, cô ấy đã cho tôi thấy điều mà cô ấy đã tận hưởng riêng, đã hạnh phúc như thế nào trong 9 tháng 10 ngày vừa qua. Tôi đã được nhìn thấy, được chạm vào cậu bé mà cô ấy đã hy sinh cơ thể và năng lượng của bản thân mình. Con trai tôi là điều kỳ diệu, nhưng phép màu thực sự là vợ tôi… Cảm ơn em đã mang con chúng mình đến với thế giới này!

Chỉ khi thực sự chứng kiến, tôi càng thương vợ tôi nhiều hơn, thực sự việc đi đẻ nó “dã man” lắm. Không một người đàn ông nào có thể tưởng tượng được đâu. Để hỗ trợ vợ mình tốt hơn, từ lúc vợ mình chuẩn bị bước vào hành trình vượt cạn này, một vài lưu ý tồi rút ra được nếu có đưa vợ đi đẻ lần tiếp theo cũng để cho các ông lưu lại khi cần:

1. Những đồ vật cần chuẩn bị:

  • Luôn mang tiền lẻ và thẻ ATM bên người để trả tiền gửi xe, mua nước uống, vật dụng cá nhân khi có nhu cầu đột xuất. 
  • Đảm bảo điện thoại luôn sạc đầy pin để liên lạc được với người thân bất kỳ lúc nào
  • Mang theo vật dụng cá nhân nếu túc trực bên mẹ thường xuyên, đi giày dép thoải mái còn chạy đi chạy lại nếu vợ cần
  • Mang theo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, sổ hộ khẩu, thẻ bảo hiểm y tế
  • Đồ vệ sinh cá nhân (bàn chải, kem đánh răng, khăn mặt, dầu gội, sữa tắm);  Đồ cơ bản cho mẹ và bé: quần lót giấy dùng 1 lần và tã cho mẹ, khăn sạch, miếng lót phân xu, bao tay, bao chân, mũ, tã lót, máy hâm sữa, máy vắt sữa ; Quần áo; Đồ ăn và nước uống: chuẩn bị sẵn những món cả hai vợ chồng thích ăn để tiết kiệm thời gian đi lại và không phải rời khỏi vợ

2. Để ý ngày dự sinh của vợ để sắp xếp công việc có thể đưa vợ đi sinh bất cứ lúc nào. Tốt nhất, các ông nên dự kiến trước đường sá, phương tiện đi lại để “đến lúc” là lên đường được luôn

3. Quan trọng nhất, luôn ở bên vợ mọi lúc động viên cô ấy. Có thể đôi lúc, vợ đau quá hơi “nặng lời” một chút thì nhớ giữ “cái đầu lạnh”, nắm tay và luôn đồng hành cùng cô ấy nhé!

“Cùng bố vượt ngố chăm con” kể lại câu chuyện về sự ngố của các ông bố trong hành trình đồng hành cùng vợ sinh ra và nuôi dưỡng con, từ đó có những bí kíp giúp cho việc sinh con, chăm con thật “chill”. Nhà mình cũng có những câu chuyện Bố “ngố”, hãy kể cho Mamamy nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Thêm đánh giá

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Thực ra hăm tã không hề đáng sợ như tôi tưởng!
Thực ra hăm tã không hề đáng sợ như tôi tưởng!
Lần đầu con bị hăm, tôi đã cuống cuồng đưa con đi bác sĩ, nhưng thực ra không cần phải như vậy! Lần đầu làm bố, tôi hào hứng với việc đảm nhận một vai trò hoàn toàn mới. Từ việc bế con sao cho đúng tư thế, đến thay tã, dỗ con ngủ, mọi […]
Vợ tôi ốm nghén khi mang thai và những câu chuyện giờ tôi mới hiểu!
Vợ tôi ốm nghén khi mang thai và những câu chuyện giờ tôi mới hiểu!
Vợ tôi lần đầu mang thai bị ốm nghén, cô ấy dành thời gian để “ôm” bồn cầu còn nhiều hơn ôm tôi Trước khi chứng kiến cảnh vợ ốm nghén, tôi vẫn đinh ninh rằng ốm nghén là chuyện bình thường trong thai kỳ, cũng chỉ đọc, xem trên internet mà thôi. Tôi hình […]
Tự hào được là người đồng hành cùng em trong khoảnh khắc chuẩn bị chào đón con chúng ta
Tự hào được là người đồng hành cùng em trong khoảnh khắc chuẩn bị chào đón con chúng ta
Mang thai và sinh con là thiên chức mà tạo hóa riêng dành cho phụ nữ. Nhưng cũng là  một hành trình vô cùng vất vả mà các bà mẹ. Vì thế, người ta hay sử dụng từ “vượt cạn” để chỉ sự đau đớn của mẹ trong phòng sinh.  Khoảnh khắc vượt cạn của […]
Hành trình ngày đầu tiên làm cha, những điều tưởng chừng không hề đơn giản
Hành trình ngày đầu tiên làm cha, những điều tưởng chừng không hề đơn giản
Ngày đầu tiên làm cha chắc hẳn là một trải nghiệm cực kỳ mới mẻ của các ông bố. Sự loay hoay, lúng túng chưa biết nên làm như thế nào. Cảm xúc vỡ òa khi bế đứa con đầu tiên của mình trong tay. Sự bỡ ngỡ, hân hoan, niềm vui nhân đôi khi […]
Khoảnh khắc ngoài phòng chờ sinh- ba lóng ngóng đến lạ
Khoảnh khắc ngoài phòng chờ sinh- ba lóng ngóng đến lạ
“Nào hãy nối bước trên đường thênh thang cha đã đi Và con hãy sống hơn cha đã sống một thời xa Rồi con sẽ lớn bao niềm vinh quang đang đón chờ Dòng đời cám dỗ con hãy vững bước bằng đôi chân Dõi bước con đi và cha mong con nên người”   […]
Có con khi đã thành “bố già”
Có con khi đã thành “bố già”
(Mặc dù không có 200 tỷ) Lỗi chủ yếu do mẹ con trốn ở đâu và xuất hiện hơi muộn. Trước 30 tuổi, bố đã từng nghĩ đến việc sớm kết hôn. Nhưng chủ yếu, những suy nghĩ lóe lên sau mỗi lần tụ tập bạn bè, ăn đầy tháng, đầy năm con của bạn. […]
Giỏ hàng 0