Hăm tã là 1 trong những vấn đề thường gặp khi cha mẹ dùng tã cho con. Hăm tã có thể do rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do ba mẹ lựa chọn tã bỉm chưa tốt, không phù hợp với bé. Những loại bỉm không thoát khí, mặt đáy bỉm dày, hoặc không toả nhiệt , rất dễ làm bé bị hăm và mẩn đỏ. Dù không nguy hiểm, nhưng khi bị hăm, bé thường thấy đau rát, khó chịu dẫn đến quấy khóc làm ba mẹ buồn phiền . Mong rằng những thông tin dưới đây sẽ giúp ba mẹ hiểu về hăm tã, biết cách lựa chọn tã bỉm phù hợp cho trẻ nhà mình.
Mục lục
1. Hăm là gì? Biểu hiện khi bị hăm
Hăm là một dạng phổ biến của bệnh viêm da thường gặp ở trẻ. Thường xuất hiện dưới dạng mảng da bị đỏ, rát ở mông, bẹn của bé.
1.1 Biểu hiện khi trẻ bị hăm:
- Hăm tã biểu hiện bằng vùng da bị ửng đỏ, sáng bóng ( thường ở vùng da mềm, vùng quấn tã – mông, vùng da đùi , vùng ra dưới nếp gấp và bộ phận sinh dục của trẻ).
- Xuất hiện những nếp gấp ngắn, từ những nốt đỏ nhỏ trở thành mảng đỏ rực, sờ sần và dễ nhìn thấy .Vùng da đùi, vùng da dưới nếp gấp và da mông của trẻ có thể bị sưng phồng và tấy đỏ.
- Có thể bị bong tróc trong trường hợp nặng;
- Mẹ nhận thấy bé có vẻ khó chịu hơn bình thường. Em bé có thể quấy khóc, ngủ không yên giấc, nhất là sau khi đi vệ sinh .
- Em bé bị hăm tã thường quấy khóc khi rửa hoặc chạm vào vùng quấn tã.
- Cho con bạn đi khám nếu bé có biểu hiện phát ban, vùng da nóng rát, chảy máu, ngứa hoặc chảy nước.
- Nếu da của bé không cải thiện sau một vài ngày điều trị tại nhà, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn. Đôi khi, bạn sẽ cần một loại thuốc kê đơn để điều trị hăm tã.
Có thể mẹ muốn biết : 4 sản phẩm giúp phòng ngừa hăm tã ở trẻ sơ sinh
2. Nguyên nhân bị hăm có phải do bỉm không thoát khí?
Để trả lời cho câu hỏi bé bị hăm có phải do bỉm không thoát khí thì câu trả lời là đúng . Tuy nhiên không phải tất cả nguyên nhân khiến trẻ bị hăm đều là vậy. Mẹ hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân dưới đây để hiểu rõ và có những biện pháp chữa trị cho bé nhé.
2.1. Mẹ để tã bỉm của con ướt hoặc bẩn quá lâu
Tã bỉm để ướt quá lâu, không thoát khí, hơi ẩm bẩn có thể ngấm vào da khiến da bị nứt nẻ. Chất thải trong bỉm theo thời gian dài có thể tạo ra các hóa chất gây kích ứng. Ngoài ra, trong phân có các enzym tiêu hóa nếu để lâu có thể bào mòn da của con.
Mẹ tìm hiểu thêm tại đây : Những sai lầm mẹ hay phạm phải khi đóng bỉm cho trẻ sơ sinh
2.2. Mẹ chọn không đúng size bỉm của con
Có nhiều mẹ còn chưa biết cách chọn size bỉm cho con. Có mẹ nghĩ nên chọn bỉm rộng hơn cho con 1 size để con mặc cho thoải mái. Có mẹ lại nghĩ chọn bỉm cho con nhỏ hơn 1 size để bỉm ôm khít, không bị tràn chất thải của con. Nhưng thực tế nếu bỉm chật chội, không thoát khí khiến da của con bị hằn đỏ. Hoặc bỉm rộng quá, lỏng lẻo khi con vận động bỉm sẽ cọ xát vào da có thể dẫn đến mẩn đỏ, ngứa ngáy.
2.3. Em bé của mẹ bị nhiễm trùng nấm men, vi khuẩn do bỉm ẩm ướt, không thoát khí
Một nguyên nhân khá phổ biến khác của hăm tã là nhiễm trùng nấm men, gây ra bởi sự phát triển quá mức của một loại nấm có tự nhiên trong đường tiêu hóa. Biểu hiện chính gồm các mảng sáng bóng, màu đỏ tươi hoặc hồng với các cạnh sắc. Ngoài ra, em bé cũng có thể có những mụn nhỏ màu hồng. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể bị lở loét hoặc nứt da chảy máu hoặc chảy máu. Không giống như hăm tã do kích ứng, hăm tã do nấm men thường nặng hơn ở các nếp gấp ở bẹn.
Tình trạng hăm tã có thể trở nên tồi tệ hơn nếu nhiễm một số loại vi khuẩn (như tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn). Biểu hiện là da xung quanh hậu môn có màu đỏ tươi xung quanh hậu môn. Da xuất hiện vảy, chảy nước hoặc mụn có thể là biểu hiện của nhiễm trùng do tụ cầu Bất kỳ nhiễm trùng nào ở vùng quấn tã cần được bác sĩ của con bạn xác nhận và điều trị.
2.4. Em bé của mẹ có phản ứng dị ứng với bỉm, quần áo của chúng
Em bé có thể bị dị ứng da khi khi dùng một loại bỉm mới . Đặc biệt nếu mẹ dùng các loại khăn lau trẻ em, nhãn hiệu bỉm tã không rõ nguồn gốc. Chất liệu bỉm kém, mặt đáy bỉm quá dày, bỉm không thoát được hơi ẩm sẽ gây phản ứng cho da của con. Biểu hiện thường thấy bao gồm phát ban xảy ra sau mỗi lần tiếp xúc với sản phẩm đó. Hoặc da bị mẩn đỏ xuất hiện ở vùng da sử dụng sản phẩm đó. Ngoài ra con có thể bị dị ứng với các chất tẩy rửa, giặt xả được sử dụng để giặt tã vải, quần áo.
3. Biện pháp
3.1. Chọn bỉm đúng size cho bé
- Mẹ hãy chú ý cân nặng của con để chọn size bỉm phù hợp . Thông thường các loại bỉm sẽ có thông số cân nặng trên mặt ngoài bao bì. Đối với bé sơ sinh dưới 6kg mẹ nên cho trẻ sử dụng tã dán cho con. Lúc này bé thường đi vệ sinh nhiều lần trong ngày với số lượng ít. Tã dán vừa tiện dụng lại có giá thành rẻ hơn tã quần.
- Đối với các trẻ trên 6kg là lúc phù hợp để mẹ đổi sang dùng dạng tã quần cho con. Thời điểm này con thường đi vệ sinh nặng 1-2 lần/ ngày và lượng chất thải nhiều hơn. Nên chọn những hãng bỉm có đa dạng mức cân nặng cho mẹ chọn lựa . Khi cởi bỉm nếu mẹ thấy bé có vết hằn đỏ, chứng tỏ chiếc bỉm bé đang mặc đã chật. Mẹ nên đổi size cho bé ngay để tránh cọ xát nhiều gây đau, hằn đỏ cho bé.
Kinh nghiệm cho mẹ : Mẹ cần lưu ý những gì khi chọn tã quần cho trẻ
3.2. Chú trọng đến thiết kế và chất lượng bỉm
- Ba mẹ sử dụng cho con các loại bỉm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc có thể khiến con yêu mắc nhiều những loại bệnh. Hăm da là tình trạng nhẹ chỉ khiến trẻ bị nổi mẩn, ngứa, gây kích ứng da. Tuy nhiên nếu nặng là khiến trẻ bị viêm nhiễm nặng. Lâu ngày, bệnh sẽ phát triển thành ung thư da, cơ quan sinh dục của trẻ bị ảnh hưởng.
- Chọn loại tã bỉm có khả năng thấm hút cao, thoát khí tốt . Tã càng thấm hút càng tốt, nó càng làm tốt công việc giữ cho da khô. Khi ba mẹ chọn tã bỉm cho con hãy chú ý đến chất lượng và thiết kế bỉm. Mẹ nên tìm hiểu những loại bỉm được làm từ bông tự nhiên cùng các hạt SAP giúp bỉm nhẹ và thấm hút tốt , không vón cục.
- Mẹ hãy chọn loại bỉm có mặt đáy mỏng mịn, sờ mềm tay. Đặc biệt, mặt bỉm nên được thiết kế nhiều rãnh thoát khí, toả nhiệt xung quanh. Như vậy, bỉm sẽ không bị giữ hơi ẩm, vừa thoát khí lại hạn chế tình trạng da bé bị nóng, ngứa .
- Bé rất dễ bị hăm, rát da do đường viền bỉm cọ xát vào da. Những sản phẩm bỉm có thiết kế cắt võng quanh đùi, ôm trọn đùi sẽ giúp chống tràn rất tốt cho trẻ. Ngoài ra, đường viền bỉm phải mềm mịn, tránh sần sùi hoặc quá mảnh sắc sẽ gây vết hằn lên bé da em.
- Thay bỉm thường xuyên, giữ mặt đáy bỉm khô ráo, thoát khí, tránh tích hơi ẩm
Tã bỉm cho trẻ thật sự là một phát minh hữu ích vô cùng dành cho con. Thay vì dùng tã vải giặt đi giặt lại nhiều lần, vừa khiến mẹ vất vả lại không đảm bảo vệ sinh. Chính vì vậy, đa số ba mẹ thường chọn cách đóng bỉm cho con cả ngày. Tuy nhiên ba mẹ cần chú ý những vấn đề sau khi đóng bỉm cho trẻ 24/24 nhé .
- Cách tốt nhất để ngăn ngừa hăm tã cho bé là giữ cho vùng mặc bỉm luôn sạch sẽ và khô ráo. Mẹ hãy thường xuyên kiểm tra và thay bỉm cho bé ngay khi chúng bị ướt hoặc bẩn.
- Mẹ hãy rửa mông cho bé sạch sẽ bằng nước ấm trong mỗi lần thay tã. Nếu mẹ dùng các loại khăn ướt hoặc khăn vải hãy chú ý chọn loại an toàn cho trẻ. Không sử dụng khăn lau có cồn hoặc mùi thơm. Hãy lau nhẹ nhàng, không nên chùi miết mạnh tay.
Nguồn tham khảo : https://www.vinmec.com/vi/