Đóng bỉm cho trẻ sơ sinh nên sử dụng tã vải hay bỉm sẽ tốt hơn? Khi nào thì nên bắt đầu mặc bỉm cho bé? Cách đóng bỉm như thế nào là an toàn nhất cho trẻ? Để có câu trả lời chính xác cho vấn đề này, Góc của mẹ xin mời nhà mình cùng tham khảo bài viết sau.
Mục lục
1.Nên chọn loại tã bỉm nào cho trẻ sơ sinh?
Tã bỉm cho trẻ sơ sinh rất đa dạng. Trước khi quyết định lựa chọn và tìm hiểu cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh, các mẹ nên hiểu rõ về đặc điểm của từng loại tã.
- Miếng lót sơ sinh: Là phần đệm mỏng được lót bên trong tã vải. Loại này được nhận xét khá giống với phiên bản lớn hơn của băng vệ sinh hàng ngày.
- Tã vải: Loại này được sử dụng kèm với miếng lót sơ sinh. Thành phần làm nên tã vải hoàn toàn 100% từ cotton.
- Tã giấy: Được thiết kế giống với băng vệ sinh, có độ dày và khả năng thấm hút tốt hơn miếng lót.
- Quần tã: Hình dáng tương tự như quần chip. Hai bên hông được thiết kế thêm phần miếng dán, giúp mẹ cố định phần tã cho trẻ.
- Bỉm: Loại tã bỉm được rất nhiều mẹ sử dụng cho trẻ sau sinh. Loại này có khả năng thấm hút tốt nhất trong các loại tã bỉm.
Tùy theo mục đích sử dụng mà các mẹ có thể đa dạng sự lựa của mình. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo sự thoải mái và sức khỏe của trẻ.
Tã giấy, quần bỉm và bỉm đều là các loại tã bỉm dùng một lần. Vì vậy, chi phí cho các loại này sẽ khá cao. Đổi lại thì các mẹ có thể tiện lợi hơn trong việc mặc và vệ sinh tã bỉm cho trẻ. Ngoài ra, khả năng thấm hút của những loại này cũng tốt hơn các loại tã còn lại.
Miếng lót sơ sinh và tã vải là sản phẩm dùng được nhiều lần. Do vậy, các mẹ sẽ phải mất thêm thời gian để giặt và khử trùng tã bỉm cho trẻ. Vì có thể tái sử dụng nên chi phí sẽ rẻ hơn.
2.Hướng dẫn cách thay tã bỉm cho trẻ sơ sinh đúng cách
Cách thay tã bỉm cho trẻ sơ sinh không quá phức tạp. Các mẹ chỉ việc thực hiện các động tác khoảng từ 3 đến 4 lần là đã có thể thuần thục.
- Bước 1: Sắp xếp các đồ dùng cần thiết xung quanh khu vực thay tã bỉm.
- Bước 2: Vệ sinh tay trước khi thay tã bỉm cho trẻ. Bên cạnh đó, cần đảm bảo các dụng cụ đều đã được khử khuẩn và vệ sinh cẩn thận.
- Bước 3: Để bé nằm ngay ngắn tại khu vực thay tã.
- Bước 4: Tiến hành gỡ bỉm đang mặc cho trẻ. Sau đó, dùng khăn giấy ướt đa năng để vệ sinh cho trẻ từ trước ra sau. Trong trường hợp, lượng chất thải quá nhiều thì các mẹ nên sử dụng nước để đảm bảo tối ưu việc vệ sinh cho trẻ.
- Bước 5: Dùng khăn sạch đã nhúng nước ấm để lau lại một lần nữa cho bé.
- Bước 6: Dùng khăn khô mềm lau sạch trước khi bắt đầu mặc bỉm.
- Bước 7: Mặc bỉm theo đúng hướng dẫn trên bao bì. Tuyệt đối không để phần đai quấn quanh khu vực rốn.
Xem thêm:
Hướng dẫn chi tiết cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh với 5 bước đơn giản
Bé bị hăm do bỉm liệu có đúng như các mẹ vẫn nghĩ?
3.Giải đáp các thắc mắc về cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh của các bậc cha mẹ
Dưới đây là các thắc mắc về cách mặc bỉm cho trẻ sơ sinh được rất nhiều các mẹ bỉm mẹ quan tâm. Để có những lý giải cụ thể, Góc của mẹ xin mời nhà mình cùng tìm hiểu ở phần nội dung tiếp theo.
3.1.Cách mấy tiếng nên thay bỉm cho trẻ sơ sinh 1 lần?
Đối với trẻ mới sinh, các bậc cha mẹ nên thay tã cho trẻ sau 2 đến 3 tiếng kể từ lần thay trước. Đối với các bé đã lớn hơn thì 3 đến 4 tiếng là khoảng thời gian phù hợp để các mẹ thực hiện thay bỉm mới cho trẻ. Để tránh sự khó chịu cũng như đảm bảo vệ sinh cho bé, mẹ bỉm không nên để bỉm quá 8 tiếng.
3.2.Có nên đóng bỉm cho trẻ sơ sinh 24/7?
Có nên đóng bỉm cho trẻ sơ sinh 24/24 đang là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Việc đóng bỉm liên tục rất dễ làm trẻ cảm thấy không thoải mái. Ngoài ra, còn gia tăng khả năng gây ra hiện tượng hăm, rôm sảy cho trẻ.
3.3.Khi nào thì nên bắt đầu đóng bỉm cho trẻ sơ sinh?
Đối với trẻ mới sinh, các mẹ chỉ nên dùng tã vải thay vì bỉm. Tùy theo nhu cầu của mỗi gia đình mà giai đoạn bắt đầu đóng bỉm cho trẻ sơ sinh sẽ khác nhau. Thông thường sớm nhất sẽ là 2 tuần tuổi và trễ nhất là sau 3 đến 4 tháng kể từ lúc sinh. Trong đó, tháng tuổi thứ 2 là khoảng thời gian được phần lớn các mẹ bỉm lựa chọn.
3.4.Có nên chọn size bỉm rộng hơn 1 size cho con?
Lựa chọn size bỉm là một các vấn đề mà các mẹ bỉm hay mắc sai lầm nhất. Trước khi chọn lọc tã bỉm, các mẹ nên nắm rõ cân nặng, tuổi và kích thước của con. Từ đó, tìm ra các loại tã bỉm có thông số phù hợp.
Size bỉm rộng hơn size con sẽ khiến chất thải có khả năng bị tràn ra ngoài cao. Như vậy, việc vệ sinh sẽ bất tiện hơn cho các bậc cha mẹ. Đồng thời cũng tạo sự khó chịu cho con trẻ.
Kết luận
Đối với các bậc cha mẹ lần đầu chăm con thì việc đóng bỉm cho trẻ sơ sinh là một việc khá khó khăn. Tuy nhiên, bố sữa mẹ bỉm cũng không cần phải quá lo lắng. Bởi các động tác này nhìn chung khá đơn giản, chỉ cần thực hiện vài lần là đã có thể thuần thục ngay. Hy vọng các thông tin trên đây đã giúp cho các bố mẹ mường tượng được cụ thể cách thay bỉm cho trẻ. Để tìm hiểu thêm các cách chăm sóc cho trẻ sơ sinh, bố mẹ cũng có thể truy cập và tìm hiểu thêm tại Góc của Mẹ
Các mẹ có thể tham khảo review của một số loại tã bỉm được ưa chuộng nhất hiện nay tại đây nhé!
Review bỉm nội địa Hàn Quốc Mamamy Ultraflow
Các lưu ý khi lựa chọn bỉm Hàn Quốc cho con trẻ
Nguồn tham khảo:
https://www.momjunction.com/articles/precautions-to-take-care-of-while-using-diapers_0081666/
https://parenting.firstcry.com/articles/using-diapers-safely-for-newborns-babies-tips-precautions/