Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bật mí trò chơi cho bé 1 tháng tuổi cha mẹ nên bỏ túi

Tháng đầu tiên sau khi bé ra đời và bắt đầu làm quen với môi trường có lẽ là khoảng thời gian diệu kỳ nhất. Khi đó bé thực sự bước vào “một thế giới mới”, một thế giới tuyệt diệu và khác xa hoàn toàn so với không gian trong bụng mẹ. Bởi thế, những hoạt động tương tác đơn giản cũng là những trò chơi mới mẻ và đầy lý thú trong mắt bé. Việc chơi với bé cũng giúp bé phát triển cơ bắp, giác quan và tạo ra những sự kết nối gần gũi với bố mẹ. Mẹ hãy cùng Mamamy khám phá những trò chơi cho bé 1 tháng tuổi nhé!

1. Các giác quan của bé đã phát triển thế nào trong tháng đầu tiên?

Khi chào đời, trẻ sơ sinh không chỉ sử dụng toàn bộ thời gian để ăn và ngủ như bạn nghĩ mà em bé cũng thực sự biết học hỏi. Hệ thống thần kinh của bé chưa thực sự phát triển. Nhưng bé đã có thể thực hiện được nhiều hành động từ tháng đầu tiên.

Bé sẽ có hết các phản xạ sơ sinh, kỹ năng chuyển động, tầm nhìn, khả năng nghe, nhận biết xung quanh. Thậm chí là cảm nhận được ngôn ngữ. Hiểu sự phát triển của con, cha mẹ sẽ dễ dàng có những hoạt động tương tác với con hơn. Vậy trong 1 tháng đầu tiên bé đã phát triển như thế nào rồi nhỉ?

Khi chào đời, trẻ sơ sinh không chỉ sử dụng toàn bộ thời gian để ăn và ngủ như bạn nghĩ mà em bé cũng thực sự biết học hỏi
Khi chào đời, trẻ sơ sinh không chỉ sử dụng toàn bộ thời gian để ăn và ngủ như bạn nghĩ mà em bé cũng thực sự biết học hỏi

1.1. Thị giác (mắt bé)

Ở tháng đầu tiên sau sinh, mắt bé vẫn đang còn khá mờ. Bé chỉ có thể nhìn thật rõ trong phạm vi 20cm đến 30cm. Để trò chơi cho bé 1 tháng tuổi được tốt nhất. Mẹ nên giữ khoảng cách trong phạm vi bé nhìn rõ nhé.

1.2. Thính giác (tai bé)

Mặc dù thính giác của bé chưa phát triển hoàn toàn nhưng bé đã quen thuộc với giọng nói của mẹ và những âm thanh khác mà bé thường nghe thấy khi còn trong bụng mẹ.

1.3. Vị giác (lưỡi bé)

Bé đã có thể phân biệt được giữa vị ngọt và đắng. Trong thời gian này, bé rất thích những thứ có vị ngọt. Vì thế mà sữa mẹ sẽ là thứ thực phẩm bé hoàn toàn yêu thích.

1.4. Khứu giác (mũi bé)

Ngay từ khi bé sinh ra, bé đã có khả năng nhận ra mùi của mẹ. Vì thế nên có nhiều bé chỉ thích được mẹ bế thôi đấy.

1.5. Xúc giác (da bé)

Đây là giác quan phát triển vượt trội nhất sau khi bé sinh ra. Bé rất nhạy cảm với sự đụng chạm cơ thể. Thông qua việc sờ nắm, bé đã có thể biết được những sự mềm mại trên khuôn mặt của mẹ.

Vì vậy, sự kết nối giữa cha mẹ và bé thông qua giao tiếp quả thực vô cùng cần thiết. Việc chơi đùa, đụng chạm và nói chuyện với con đều giúp bé phát triển tốt và giúp sự kết nối giữa cha mẹ và bé càng trở nên gắn bó sâu sắc.

2. Các trò chơi cho bé 1 tháng tuổi cho thế giới của bé thêm tuyệt vời

2.1. Nói chuyện với bé

Chắc hẳn rất nhiều mẹ thắc mắc trẻ 1 tháng tuổi phát triển như thế nào là bình thường. Thực tế, phải đến từ 10 tháng đến 1 tuổi, bé mới có thể cất tiếng nói đầu tiên. Nhưng ngay từ khi chào đời, bé đã bắt đầu nắm bắt được những điều cơ bản về cách sử dụng ngôn ngữ từ khi sinh ra. Từ những tiếng khóc “oe oe”, hay ánh mắt, cứ chỉ vướn mình theo tiếng vỗ tay của người thân… Đều là những nỗ lực đầu tiên để con có thể giao tiếp. Mà đó chính là trò chơi cho bé 1 tháng tuổi. Là kết quả của cuộc “tâm sự” hàng ngày của ông bà, cha mẹ với thiên thần nhỏ của mình.

Khi nói chuyện với bé, mẹ có thể nói bất cứ điều gì, nhưng chú ý hãy luôn giữ tông giọng thật nhẹ nhàng và ngọt ngào với con nhé. Mẹ thậm chí cũng có thể nói chuyện với bé khi đang làm những công việc nhà khác và bé sẽ tìm mẹ dựa vào tiếng nói đấy!

Ngoài ra mẹ cũng có thể bắt đầu đọc sách cho bé
Ngoài ra mẹ cũng có thể bắt đầu đọc sách cho bé

Ngoài ra mẹ cũng có thể bắt đầu đọc sách cho bé. Và hãy làm thường xuyên, đều đặn hàng ngày. Một cuộc khảo sát đã cho thấy việc trẻ được cha mẹ đọc sách cho từ khi lọt lòng cho đến khi lớn sẽ giúp trẻ biết đọc sớm hơn. Đồng thời giúp kỹ năng đọc hiểu vượt trội hơn các bạn đồng lứa.

Không chỉ vậy, việc thường xuyên trò chuyện với con còn giúp bé hình thành liên kết ngôn ngữ. Kích thích và thúc đẩy khả năng ngôn ngữ cho trẻ. Con cũng cảm nhận được tình yêu và sự quan tâm của người thân hơn. Từ đó biết “hợp tác” với cha mẹ hơn các công việc thường nhật trong cuộc sống.

2.2. Tương tác gần cùng bé – trò chơi cho bé 1 tháng tuổi tuyệt vời nhất!

Các nghiên cứu cho thấy việc trò chuyện với bé 3 giờ mỗi ngày trong suốt những tháng đầu tiên. Sẽ giúp bé phát triển phần não bộ, kích thích thính giác, giúp bé sớm nhận ra giọng nói của những người thân quen. Các bé sơ sinh rất thích thú khi nhìn gương mặt của mọi người. Vì thế việc tương tác gần cùng bé sẽ là trò chơi cho bé 1 tháng tuổi tuyệt vời nhất.

VÌ lúc này tầm nhìn của bé còn hạn chế nên mẹ có thể ghé sát mặt con để tương tác cùng bé. Mẹ hãy nói chuyện với con một cách nhẹ nhàng tình cảm. Đồng thời mẹ cũng có thể làm một vài biểu cảm mặt ngớ ngẩn khác nhau trên khuôn mặt để thu hút sự chú ý của bé. Lè lưỡi, phồng má, trò chơi dân gian, trò chơi rung chuông vàng cho trẻ mầm non, trò chơi rồng rắn lên mây … hay bất cứ điều gì . Rất có thể bé sẽ cố gắng để bắt chước mẹ đấy

2.3. Hát hò và nhảy múa

Không chỉ với trẻ mới sinh, hát hò và nhảy múa là một trò chơi vui vẻ với tất cả mọi lứa tuổi
Không chỉ với trẻ mới sinh, hát hò và nhảy múa là một trò chơi vui vẻ với tất cả mọi lứa tuổi

Không chỉ với trẻ mới sinh, hát hò và nhảy múa là một trò chơi vui vẻ với tất cả mọi lứa tuổi! Khi bật nhạc cho bé, mẹ hãy cùng hát theo và nắm tay chân bé lắc lư theo điệu nhạc nhé. Mẹ cũng có thể bế bé lắc lư và chuyển động trong khắp căn nhà. Tuy nhiên vì thính giác của trẻ mới sinh còn rất nhạy cảm, thế nên mẹ lưu ý đừng bật nhạc quá to. Đồng thời cũng nắm tay và lắc lư bé thật nhẹ nhàng thôi nhé.

Mẹ có thể bật nhạc jazz hay các loại nhạc giúp phát triển trí óc khác. Hoạt động này sẽ giúp bé phát triển thính giác và nhạy cảm với âm nhạc hơn rất nhiều.

List nhạc tham khảo:

2.4. Chơi ú òa!

Mẹ có thể chơi ú òa theo cách truyền thống với tay và mặt của mẹ
Mẹ có thể chơi ú òa theo cách truyền thống với tay và mặt của mẹ

Mẹ có thể chơi ú òa theo cách truyền thống với tay và mặt của mẹ. Mẹ cũng có thể “mượn” những dụng cụ để thực hiện trò chơi của mình. Đó có thể là một cái xúc xắc, một quả bóng hay bất kì đồ vật có màu sắc sặc sỡ khác. Mẹ hãy lắc lắc đồ chơi trước mặt bé và đưa ra các phía khác nhau để bé đi tìm. Sau đó mẹ có thể bất ngờ đưa ra đồ chơi ra trước mặt bé. 

Trò chơi trốn tìm – ú òa dành cho trẻ sơ sinh này sẽ giúp bé phát triển thị lực và tăng cường sức mạnh cơ cổ. Cùng bé chơi trò này, mẹ sẽ thấy bé cười khanh khách rất đáng yêu cho mà xem!

2.5. Cho bé làm quen dần với “tummy time

Tummy time là khoảng thời gian cho bé nằm sấp dưới sự giám sát của bố mẹ. Mẹ có thể bắt đầu tập “tummy time” cho bé ngay từ khi bé mới sinh ra, trong một khoảng thời gian ngắn và tăng dần thời gian lên.

Mẹ có thể cho bé nằm sấp trên giường. Hoặc mẹ cũng có thể nằm ngửa ra và đặt bé lên ngực. Mẹ nên kê một chiếc gối phía sau đầu để có tư thế thoải mái hơn và thuận tiện cho việc trò chuyện, giao tiếp, cổ vũ bé. Lần đầu tiên bé sẽ không thấy thoải mái khi bạn tập tummy time. Nhưng càng sớm luyện thì khả năng thích ứng của bé càng lớn hơn. Mẹ có thể đưa cho bé những đồ chơi ưa thích để khuyến khích bé.

Hoạt động này không chỉ giúp các cơ bắp của vai, cổ phát triển tốt hơn, tăng cường kĩ năng vận động. Tummy time còn giúp dạ giày bé hoạt động hiệu quả hơn và sẵn sàng cho những sự phát triển tiếp theo như lăn, bò, trườn.

2.6. Tập thể dục cho bé

Mẹ có thể đặt bé nằm ngửa và sau đó bóp nhẹ lấy tay và chân con rồi từ từ bóp dọc cả tay và chân con. Mẹ cũng có thể cầm nhẹ cổ chân con và di chuyển lên xuống, gập vào gập ra như tư thế đạp xe đạp. Đồng thời cũng còn rất nhiều bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh khác mà mẹ có thể tham khảo để tìm hiểu

Hoạt động thể dục cho bé sẽ giúp tuần hoàn máu của bé tốt hơn. Tay chân cứng cáp, phát triển hơn rất nhiều đấy!

Tuy nhiên, việc quan trọng nhất mà các cha mẹ bỉm sữa nên thực hiện với các thiên thần nhỏ của mình là hãy dành thật nhiều thời gian để trò chuyện và mỉm cười với bé. Đó là trò chơi cho bé 1 tháng tuổi tuyệt vời và hiệu quả nhất mà cha mẹ nào cũng nên áp dụng.

Mẹ cũng nên tìm hiểu:

Trò chơi cho trẻ 4 tháng tuổi

Trò chơi vui cho trẻ mầm non

Nuôi dạy trẻ thông minh từ nhỏ

Địa điểm đưa trẻ đi chơi ngày lễ 30/4 – 1/5

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bật mí trò chơi cho bé 1 tháng tuổi cha mẹ nên bỏ túi”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0