Vệ sinh cho trẻ bị tay chân miệng là việc quan trọng để ngăn ngừa lây lan bệnh, giúp bé nhanh khỏi hơn. Vậy cách vệ sinh như thế nào để đảm bảo an toàn cho bé nhà mình? Mẹ kéo xuống để tìm hiểu phương pháp chuẩn khoa học nhé!
Mục lục
1. Hướng dẫn vệ sinh cơ thể cho trẻ bị tay chân miệng
1.1. Tắm rửa sạch sẽ là điều đầu tiên mẹ cần quan tâm!
Bé bị tay chân miệng thường có mụn nước bị vỡ, dễ lây lan virus sang vùng da khác và nhiễm khuẩn nếu không được làm sạch cẩn thận. Vì vậy, mẹ chú ý tắm rửa sạch sẽ cho bé theo các bước sau:
- Bước 1: Mẹ chuẩn bị nước tắm khoảng 37 độ C, nhiệt độ phòng khoảng 26 – 28 độ C, sau đó cởi bỏ quần áo của bé, để quần áo gọn gàng vào 1 chậu riêng, không để quần áo bẩn của bé với người khác tránh lây nhiễm virus.
- Bước 2: Nhúng khăn sạch vào nước ấm để rửa mặt cho bé, không sử dụng sữa tắm có xà phòng để rửa mặt gây cay mắt, khó chịu cho con đó mẹ. Trong quá trình rửa mặt, mẹ thao tác nhẹ nhàng, tránh làm vỡ mụn nước.
- Bước 3: Mẹ sử dụng bọt tắm gội, dầu tắm để gội đầu, tắm rửa toàn thân cho bé. Tắm theo nguyên tắc từ trên xuống dưới, từ trước ra sau, thao tác nhẹ để không làm vỡ mụn nước, chú ý làm sạch vùng có nhiều nếp gấp, dễ bị bám bẩn như cổ, nách, bẹn… mẹ nhé!
- Bước 4: Lau khô người cho bé, chú ý lau sạch các vùng dễ đọng nước như tai, bộ phận sinh dục. Sau đó mẹ mặc tã, quần áo, đội mũ giữ ấm cho đầu cho bé.
Bé bị chân tay miệng với mụn mủ, mụn nước đau, ngứa và dễ bị nhiễm trùng, vì vậy mẹ cần lưu ý:
- Tránh làm vỡ mụn nước: Mẹ thao tác nhẹ nhàng, không chà mạnh hoặc nặn mụn nước vì dịch bên trong dễ làm lây lan virus, đồng thời mụn nước bị vỡ gây ngứa, dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo hơn.
- Sử dụng những loại bọt tắm gội chuyên dụng cho bé: Mẹ tránh sử dụng sản phẩm có chất tạo bọt SLS, SLES, MIT, chất lưu hương hóa học… rất dễ gây kích ứng da bé. Mẹ ưu tiên chọn bọt tắm gội chuyên dụng cho bé sơ sinh thành phần thiên nhiên lành tính nhất với da con mẹ nhé!
- Sử dụng khăn vải không dệt đa năng: Với bé bị tay chân miệng, mẹ nên ưu tiên sử dụng khăn khô đa năng sử dụng 1 lần, dùng xong bỏ luôn vừa tiết kiệm thời gian chăm con của mẹ, vừa tránh lây nhiễm virus từ trong quá trình giặt giũ.
1.2. Vệ sinh tay cho con nữa mẹ nhé!
Khi bị tay chân miệng, tay bé dễ bị bám virus. Do đó, mẹ cần vệ sinh tay bé sạch sẽ để tránh virus từ tay lây sang miệng, đồ vật khác lúc bé sờ vào. Cách thực hiện đây ạ!
- Bước 1: Đặt tay bé dưới vòi nước đang chảy, chú ý nhiệt độ nước khoảng 37 độ C để bé không bị giật mình vì quá nóng hay quá lạnh.
- Bước 2: Cho xà phòng vào tay và chà xát nhẹ nhàng để tạo bọt từ từ, sau đó xoa đều khắp từ lòng bàn tay đến các kẽ tay, ngón tay và móng tay trong vòng 30s – 1 phút để đảm bảo tiêu diệt virus.
- Bước 3: Rửa lại tay dưới vòi nước đang chảy để làm sạch xà phòng.
- Bước 4: Lau khô tay bé bằng khăn khô đa năng sử dụng 1 lần. Không nên dùng khăn xô khi bé bị tay chân miệng vừa tốn thời gian giặt giũ, chưa kể mẹ giặt không sạch virus vẫn bám dính ở khăn sẽ làm bé lâu khỏi hơn.
Lưu ý khi vệ sinh tay cho bé:
- Dạy bé tự vệ sinh tay: Nếu bé đã lớn (khoảng 5 – 6 tuổi), mẹ nên dạy bé cách vệ sinh tay theo các bước trên để tránh tay mẹ tiếp xúc với tay bé, tránh lây nhiễm virus sang mẹ.
- Cắt ngắn móng tay để hạn chế tổn thương da do gãi ngứa: Mẹ cắt móng tay cho bé với tần suất 1 – 2 lần/tuần với bé dưới 6 tháng, 1 – 2 lần/tháng với bé trên 6 tháng mẹ nhé!
1.3. Vệ sinh sạch răng miệng giúp con nhanh khỏi hơn
Khoang miệng bé luôn tồn tại vi khuẩn, vi nấm gây bệnh do môi trường ẩm ướt và liên tục tồn đọng thức ăn. Trong khi đó, bé bị tay chân miệng dễ có các vết thương hở lở loét. Để tránh các vết thương hở bị nhiễm khuẩn, mẹ cần vệ sinh răng miệng cho bé sạch sẽ 2 – 3 lần/ngày mẹ nhé!
Các bước thực hiện vệ sinh răng miệng bằng gạc răng miệng như sau:
- Bước 1: Mẹ rửa tay sạch, để khô.
- Bước 2: Bế bé trên tay rồi tiến hành rơ lần lượt các khu vực.
- Bước 3: Mẹ rơ bắt đầu từ hai bên má của bé rồi lần lượt di chuyển đến các khu vực khác trong vòm miệng. Sau cùng tập trung rơ sạch vùng lưỡi để loại bỏ cặn sữa.
Lưu ý nhỏ cho mẹ: Mẹ thao tác vệ sinh cho trẻ bị tay chân miệng cần nhẹ, tránh làm tổn thương niêm mạc, vết loét trong miệng con mẹ nhé!
2. Nguyên tắc vệ sinh ăn uống cho trẻ bị tay chân miệng
2.1. Mẹ nên làm gì?
Ngoài quan tâm đến cách vệ sinh cho trẻ bị tay chân miệng, mẹ cũng cần cho bé ăn chín uống sôi vì trong thức ăn sống có thể chứa virus gây bệnh tay chân miệng. Riêng với hoa quả và rau củ cho bé ăn, mẹ rửa bằng nước rửa rau quả chuyên dụng cho bé để sạch bẩn và tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn, bảo vệ sức khoẻ đường tiêu hoá và miệng con tốt hơn.
2.2. Mẹ không nên làm gì?
Mẹ không nên mớm thức ăn cho bé vì dễ lây nhiễm virus khi dùng chung thìa của con. Bên cạnh đó, mẹ không cho bé mút tay, mút chân hay đưa đồ chơi lên miệng vì dễ làm nhiễm khuẩn niêm mạc và lở loét bên trong miệng bé đó ạ. Mẹo cho mẹ: Nếu bé vẫn tiếp tục mút, mẹ có thể cho bé mút núm ti giả để thay thế mẹ nhé!
3. Đảm bảo vệ sinh các vật dụng hàng ngày của con
Ngoài việc vệ sinh cho trẻ bị tay chân miệng hàng ngày thì các đồ vật bé sử dụng dễ nhiễm phải virus, nếu không được vệ sinh sạch sẽ, virus sẽ lây lan tới bộ phận khác trên cơ thể bé hoặc người khác đó ạ. Do đó, mẹ chú ý vệ sinh những vật dụng con thường dùng nhé!
- Vệ sinh dụng cụ ăn uống: Mẹ vệ sinh sạch sẽ cốc, bình sữa, bát, đĩa, thìa… của bé sau khi dùng xong, nên tiệt trùng bằng lò vi sóng hoặc luộc trong nước sôi để loại bỏ virus. Mẹ chú ý, không cho bé khác hoặc người lớn dùng chung vật dụng với bé tránh lây bệnh mẹ nhé!
- Vệ sinh quần áo, tã lót, khăn lau của bé: Mẹ lựa chọn các loại nước giặt xả chuyên dụng cho bé có thành phần thiên nhiên lành tính, tránh gây kích ứng khiến tình trạng của bé nặng hơn. Mẹ chú ý không giặt chung với quần áo của bé với người khác vì điều này khiến virus lây lan khi giặt chung đồ.
4. Những thắc mắc của mẹ khi chăm sóc bé bị tay chân miệng
4.1. Bé bị chân tay miệng có nên tắm nước lá không?
Bé bị tay chân miệng không nên tắm nước lá vì nước lá dễ có cặn, lông tơ… có thể gây ngứa ngáy, kích ứng mụn nước khiến tình trạng tay chân miệng nặng hơn đó ạ!
4.2. Bé bị tay chân miệng cần kiêng ăn gì?
Với bé bị tay chân miệng, mẹ cần tránh thực phẩm gây dị ứng, gây đau miệng bé như:
- Thức ăn đặc, cay, đồ ăn còn nóng vì miệng bé đang bị lở loét rất đau và dễ bị xót.
- Thực phẩm chua nhiều axit như cam, chanh vì chúng làm xót vết loét trong miệng bé.
- Thực phẩm giàu arginine như thịt gà, các loại hạt, sữa… vì chúng dễ gây dị ứng, ngứa ngáy.
4.3. Bé bị tay chân miệng nên ăn gì?
Lựa chọn thức ăn hợp lý cung cấp đủ dưỡng chất g tăng cường sức đề kháng cho bé, đồng thời tránh gây khó chịu, làm tổn thương vết loét của bé. Những món ăn mẹ nên cho bé ăn khi bị tay chân miệng:
- Thức ăn dạng lỏng, mềm như cháo, súp tránh làm đau vết loét trong miệng bé.
- Thực phẩm giàu dưỡng chất như cá, hoa quả, thịt… cung cấp dưỡng chất, tăng cường sức đề kháng cho bé chống lại virus tốt hơn.
4.4. Có nên cho bé dùng thuốc không?
Bé bị tay chân miệng có nên sử dụng thuốc hay không còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Tốt nhất, mẹ đưa bé đến khám bác sĩ để được tư vấn cách chăm sóc và dùng thuốc phù hợp.
Mẹ lưu ý: Không tự ý sử dụng thuốc cho bé khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Vì nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng là virus, hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Mẹ tự sử dụng thuốc không đem đến hiệu quả gì còn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ và kháng thuốc về sau nguy hiểm cho bé đó ạ!
4.5. Khi nào cần cho bé nhập viện?
Tay chân miệng sẽ tự khỏi trong khoảng 5 – 7 ngày. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp bé không khỏi trong thời gian này và có các dấu hiệu bất thường:
- Sốt cao trên 39 độ C không hạ sau khi dùng thuốc 2h.
- Bé quấy khóc dữ dội.
- Bé ngủ li bì, không chơi.
- Nôn mửa, tiêu chảy, mạch đập nhanh.
Vệ sinh cho trẻ bị tay chân miệng giúp tránh làm viêm nhiễm nốt mụn lở loét, giúp bé khỏi nhanh hơn. Trong quá trình vệ sinh, mẹ chú ý nhẹ nhàng, tránh làm vỡ mụn nước vì có thể lây bệnh cho mẹ và lây lan sang bộ phận khác trên cơ thể con đó ạ. Nếu còn câu hỏi cần giải đáp, mẹ để lại câu hỏi bên dưới bình luận để được tư vấn nhanh nhất.