Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Có nên đóng bỉm cho trẻ sơ sinh cả ngày? Cách đóng bỉm không hăm

Nếu mẹ chọn đúng loại bỉm chất lượng cho con, vấn đề hăm tã, hầm bí bí khi mặc bỉm cho bé sơ sinh sẽ không còn nữa, con chơi thoải mái, mẹ lại nhàn tênh. Thế nhưng có nên đóng bỉm cho trẻ sơ sinh cả ngày không mẹ nhỉ? Chọn bỉm thế nào để da bé luôn khô thoáng? Cùng Góc của mẹ tìm hiểu nhé!

Đóng bỉm cả ngày cho bé sơ sinh có nên hay không? 
Đóng bỉm cả ngày cho bé sơ sinh có nên hay không?

1. Đóng bỉm 24/24 cho bé sơ sinh có sao không?

Da bé sơ sinh rất mỏng và nhạy cảm, lớp mỡ dưới da ít khiến cơ thể dễ bị hạ thân nhiệt qua da vào mùa đông. Vì thế, mẹ thường muốn đóng bỉm cả ngày cho bé để giữ ấm, tránh phải thay đồ nhiều nhưng sợ bỉm bí gây hăm da? Ngược lại tầng lông thưa thớt của bé khiến cho mồ hôi khó thoát ra qua da vào mùa hè, mẹ sợ đóng bỉm cả ngày sẽ làm con bị hầm bí, nóng bức?

Mẹ đừng quá lo lắng! Đóng bỉm cho bé cả ngày sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe con nếu mẹ lựa chọn bỉm chất lượng và đóng bỉm đúng cách. 

Đóng bỉm đúng cách là một trong các cách giúp con không bị hăm da
Đóng bỉm đúng cách là một trong các cách giúp con không bị hăm da

Nghe thì đơn giản mẹ nhỉ, thế nhưng nhiều mẹ thiếu kinh nghiệm vẫn chưa biết cách đóng bỉm đúng nguyên tắc, vô tình gây nên tổn thương cho bé yêu như:

  • Hăm tã: Bỉm tương tự quần bông dày, sẽ bí hơn quần áo cotton vốn thường dùng cho bé. Mẹ đóng bỉm lâu làm tăng nhiệt độ da, kết hợp nước tiểu chứa lượng đạm dư thừa nhất định sẽ thúc đẩy vi khuẩn trên da con phát triển gây tình trạng hăm ở các nếp gấp da như: bẹn, mặt trong ngấn ở đùi, kẽ mông,…
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu: Vệ sinh vùng mặc tã không đúng cách và không thay bỉm thường xuyên khiến vi khuẩn quay trở lại và phát triển ngược dòng, gây viêm hệ tiết niệu của bé. Đặc biệt với các “công chúa”, việc nhiễm khuẩn dễ xảy ra hơn vì đường tiểu các con ngắn hơn bé trai. 
  • Suy giảm chức năng thận: Nhiễm trùng đường niệu dưới có thể tiến triển đến viêm bàng quang, viêm thận. Lâu dài, sẽ ảnh hưởng đến khả năng lọc của thận bé.
  • Viêm nhiễm vùng kín bé gái: Đường niệu của các “công chúa” nằm ngay cạnh âm đạo. Vì vậy, khả năng viêm nhiễm “vùng kín” của bé gái tương đương với niệu đạo. Vệ sinh vùng mặc tã kỹ càng và thay bỉm đúng giờ sẽ giúp mẹ tránh tình trạng này cho con.
Con khóc mỗi lần đi tè là dấu hiệu báo cho mẹ biết bé bị viêm nhiễm đường tiết niệu
Con khóc mỗi lần đi tè là dấu hiệu báo cho mẹ biết bé bị viêm nhiễm đường tiết niệu

Vậy là chăm sóc không đúng cách, chọn chất bỉm không phù hợp mới là nguyên nhân chính gây hăm, viêm nhiễm chứ không phải do bỉm đâu mẹ ạ. Chỉ cần để ý 1 chút, mẹ vẫn có thể đóng bỉm cho bé sơ sinh cả ngày mà không sợ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con.

Xem thêm: Da trẻ sơ sinh bị đỏ mẹ có cần lo lắng?

2. Có nên đóng bỉm cho bé sơ sinh cả ngày?

Dựa vào chia sẻ trên, việc đóng bỉm cho bé sơ sinh cả ngày không ảnh hưởng đến sức khỏe bé. Nên câu trả lời cho câu hỏi này là CÓ mẹ nhé. Nếu mẹ chưa tự tin trong việc đóng bỉm, thay bỉm đúng giờ hoặc vẫn không an tâm, mẹ cân nhắc giảm thời gian mặc bỉm bằng 02 cách sau:

  • Cách 1: Cho da con thời gian “thở”: Giữa các lần thay bỉm, mẹ hãy “thả rông” bé ít nhất 15 phút. Làm như vậy giúp da con có thời gian nghỉ, hoàn toàn khô thoáng, bé cũng thoải mái hơn. 
  • Cách 2: Xen kẽ đóng bỉm và mặc quần: Mẹ luân phiên mặc bỉm và mặc quần trong ngày, chỉ đóng bỉm cho con vào buổi tối đi ngủ. 

Đóng bỉm sẽ giúp mẹ giảm vất vả giặt giũ, nhất là khi mẹ mới sinh cần kiêng cữ. Quần áo của bé phải giặt tay, với tần suất tè của con, mẹ sẽ phải quay cuồng trong những chiếc quần áo bé tí ti, mỏi tay, mỏi cổ cả ngày đấy. Tuy vậy, nếu mẹ vẫn chưa an tâm đóng bỉm cả ngày, mẹ hoàn toàn cân nhắc đề phù hợp với con, mẹ nhé. Bởi chỉ mẹ mới hiểu bé nhất mà.

Thay vì quay cuồng trong chậu quần áo, thời gian trò chuyện với con quý hơn biết bao
Thay vì quay cuồng trong chậu quần áo, thời gian trò chuyện với con quý hơn biết bao

3. Mách mẹ cách đóng bỉm cho bé sơ sinh chuẩn khoa học

3.1. 8 bước đóng bỉm cho bé 

Bước 1: Trước khi đóng bỉm cho bé, mẹ rửa tay sạch sẽ với xà phòng hoặc nước rửa tay, tiếp theo:

  • Nếu trước đó bé đã đóng bỉm: mẹ cởi bỏ bỉm cũ bằng cách dùng 1 tay nâng cao hai chân bé lên và tay còn lại lấy bỉm ra khỏi cơ thể bé.
  • Nếu trước đó bé chưa đóng bỉm: mẹ bỏ qua bước này và thực hiện luôn bước 2. 

Bước 2:  Tiến hành vệ sinh vùng mặc bỉm cho bé. 

Mẹ sử dụng nước ấm rửa kỹ kẽ mông, vùng xương cụt, bẹn, mặt trong đùi bé. Đây là những vùng nếp gấp, thường xuyên đọng chất thải, nước tiểu, tập trung nhiều vi khuẩn. 

Mẹo nhỏ cho mẹ: Hiện nay, nhiều thương hiệu đã cho ra mắt những sản phẩm khăn ướt chất lượng cao, hoàn toàn không gây kích ứng để thay thế các loại khăn xô thông thường. Các thành phần kháng khuẩn, chống hăm, chống rôm sảy và các dưỡng chất tự nhiên trong khăn giấy ướt sẽ tạo một lớp hàng rào có nhiệm vụ bảo vệ và cung cấp độ ẩm cho da bé.

Mẹ thử cho con trải nghiệm nhé! Vừa an toàn, lại đảm bảo vệ sinh hơn khăn xô nhiều, không cần chuẩn bị lích kích nữa đâu ạ.

Bước 3: Lấy một miếng tã mới, một tay cầm hai chân con, đặt mặt sau tã dưới lưng con. Mẹ nên dùng tã dán mỏng nhẹ, thoáng khí, có khả năng thấm hút lượng nước tiểu của bé và an toàn với làn da non nớt của con. Mẹ tham khảo Cách lựa chọn tã dán phù hợp nhất cho bé trong bài viết sau đây để chọn được chính xác loại tã phù hợp với con nhé.

Bước 4: Thả chân bé và kéo nửa trước tã lên bụng của bé

Bước 5: Bóc và điều chỉnh miếng dán sao cho cân đối và vừa vặn với bụng con. Không dán quá chật khiến bé bị bí, cũng không dán quá lỏng khiến nước tiểu dễ tràn. Mẹ kiểm tra bằng cách đút một ngón tay vào phần tiếp xúc giữ da bé và tã. Nếu độ rộng khoảng 1 ngón tay là hợp lý rồi đó mẹ. 

Bước 6: Sau khi dán, mẹ mặc quần áo cho con như bình thường. 

Bước 7: Cuộn tã đã dùng lại, cố định miếng tã cũ bằng miếng dán ở 2 bên và bỏ vào thùng rác. 

Bước 8: Mẹ rửa tay thật sạch bằng xà phòng trước khi bế bé yêu.

6-buoc-thay-ta-dan-cho-tre-so-sinh
6 bước thay tã dán cho trẻ sơ sinh

3.2. Cách chọn bỉm cho bé sơ sinh

Chọn bỉm cho bé sơ sinh là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con. Chọn được và gắn bó với một thương hiệu bỉm uy tín vừa có giá cả phải chăng, vừa mỏng nhẹ, khô thoáng và không gây hăm cho bé thật ra không quá khó đâu. Cùng Góc của mẹ điểm qua 5 tiêu chí chọn bỉm cho bé sau đây nhé:

1 – Chọn bỉm có thành phần an toàn, không chứa hoá chất kích ứng: Mẹ ưu tiên các loại bỉm có các thành phần sợi bông tự nhiên, bông nhập khẩu châu Âu; không chứa hương liệu nhân tạo, không chứa paraben,… Ngoài ra, mẹ cân nhắc chọn những loại bỉm có giấy kiểm định chất lượng và độ uy tín để con được sử dụng sản phẩm tốt nhất nhé.

Tã dán Mamamy nội địa Hàn với bông tự nhiên nhập khẩu Canada không gây kích ứng da
Tã dán Mamamy nội địa Hàn với bông tự nhiên nhập khẩu Canada không gây kích ứng da

2 – Chọn bỉm thấm hút tốt: để mông bé luôn khô thoáng, tránh môi trường ẩm ướt gây hầm bí, khó chịu, mẹ ưu tiên loại bỉm chứa nhiều hạt SAP nhé. Đây là loại hạt có khả năng thấm hút gấp 30 lần trọng lượng của hạt, thay thế hoàn toàn lớp bông thấm hút của bỉm thông thường. Đặc biệt, sau khi hút nước, hạt SAP sẽ chuyển sang dạng gel chống thấm ngược, giúp mông con khô thoáng tối đa. 

Rãnh thoáng khí trên bề mặt bỉm là tiêu chí giúp thấm hút nhanh, tránh hăm cho bé sơ sinh
Rãnh thoáng khí trên bề mặt bỉm là tiêu chí giúp thấm hút nhanh, tránh hăm cho bé sơ sinh

3 – Chọn bỉm thông thoáng: Bỉm thông thoáng suốt cả ngày dài hay không thể hiện ở những đặc điểm về thiết kế lỗ khí, khoảng cách từ mặt bỉm đến tới da, đường viền ôm vừa vặn và độ dày của bỉm. Bỉm có bề mặt dập 3D, có khả năng “nới” tối đa khoảng cách giữa da và bỉm, độ dày 0,5 – 0,8 cm… là sự lựa chọn hoàn hảo giúp vùng da đóng bỉm của bé luôn khô thoáng, không hề bị “nặng mông” mẹ nhé.

Các bỉm có thiết kế kim cương 3D đạt hiệu quả thông thoáng cao hơn
Các bỉm có thiết kế kim cương 3D đạt hiệu quả thông thoáng cao hơn

4 – Chọn bỉm có đường chun quần mềm mại: Nếu mẹ sợ bỉm bị tràn, làm con lạnh, nên chọn bỉm có đường chun quần cao và thiết kế cắt võng quanh đùi. Nên ưu tiên bỉm có công nghệ ép viền cao cấp mềm mại không cọ xát da con, không gây xước da khi bé hoạt động mẹ nhé. 

Chun quần bỉm cần ôm sát nhưng phải đảm bảo mềm mại nhất vì da bé sơ sinh rất mỏng
Chun quần bỉm cần ôm sát nhưng phải đảm bảo mềm mại nhất vì da bé sơ sinh rất mỏng

5 – Chọn bỉm vừa với cân nặng của bé: Không nên cho bé mặc bỉm quá rộng (trên 2 size so với cân nặng của con) vì các đường viền sẽ không ôm sát, rất dễ tràn, mặc cũng như không đó mẹ. Mặt khác, bỉm chật lại làm da bé hằn đỏ, thậm chí hăm thì rất tội mẹ ạ. Mẹ kiểm tra cân nặng của bé và nhờ nhân viên tư vấn để chọn được size bỉm phù hợp cho con.  

Góc của mẹ gợi ý mẹ bảng size tã dán Mamamy Ultraflow theo cân con
Góc của mẹ gợi ý mẹ bảng size tã dán Mamamy Ultraflow theo cân con

Thấu hiểu những quan tâm của mẹ khi lựa chọn tã bỉm cho con, Mamamy đã cho ra đời sản phẩm tã dán Mamamy Ultraflow với đầy đủ các tính năng cần thiết và đảm bảo an toàn cho bé, giúp mẹ yên tâm. Mamamy hiện đang có những ưu đãi siêu hấp dẫn, mua tã tặng khăn ướt và hơn 1000 phần quà khác, số lượng có hạn trên website, nhanh tay đặt hàng ngay mẹ ơi!

 

[MUA 1 TẶNG 8] Mua 1 bịch tã dán TẶNG 8 khăn ướt tropical không mùi/tinh dầu cúc 60 tờ
Mẹ xem thêm: Hướng dẫn chọn size bỉm tã cho bé cưng, mẹ đã biết chưa?

4. Sai lầm mẹ thường mắc khi đóng bỉm cho bé sơ sinh

4.1. Đóng bỉm quá 3h không thay

Bé sơ sinh, nhất là trong giai đoạn 2 tháng đầu đi ngoài nhiều và chưa thành khuôn. Nếu mẹ không muốn kiểm tra bỉm thường xuyên, mẹ có thể mua bỉm, tã có vạch báo đầy hoặc tham khảo bảng thời gian thay tã theo lứa tuổi dưới đây:

Số tháng tuổi Thời gian nên thay bỉm
0 – 1 tháng tuổi 2 tiếng/lần
1 – 5 tháng tuổi 2.5 tiếng/lần
5 – 9 tháng tuổi 3 tiếng/lần

Khi con đi ngoài, tốt nhất nên thay bỉm ngay và vệ sinh bằng nước ấm cùng với khăn ướt thành phần kháng khuẩn, dưỡng ẩm mẹ nhé!

4.2. Đóng bỉm quá chặt

Với tâm lý sợ bỉm bị tràn, vòng bụng con còn lớn hơn vòng mông nên sợ bỉm tuột, mẹ sẽ vô tình đóng bỉm quá chật cho con. Khi đó, dù có là bỉm cao cấp, chất lượng tốt tới đâu, con vẫn bị hăm tã. Dần dần mẹ sinh ra tâm lý sợ đóng bỉm cho con, lại vất vả giặt giũ tối ngày.

Vậy cần đóng bỉm như thế nào là vừa? Rất đơn giản, sau khi dán tã, mẹ kiểm tra bằng cách đặt 2 ngón tay vào trong tã, nếu lọt tay mẹ là bỉm vừa bị mặc rộng, mẹ cần dán lại sao cho khoảng cách giữa bỉm và da bé không lọt ngón tay mẹ là vừa. Nhớ dán cân đối để bỉm không xộc xệch, tối ưu hiệu quả thấm hút mẹ nhé.

Luôn cẩn thận khi thay bỉm cho con để thoải nhất có thể vì bé phải đeo bỉm 2-3h đó mẹ ơi 
Luôn cẩn thận khi thay bỉm cho con để thoải nhất có thể vì bé phải đeo bỉm 2-3h đó mẹ ơi

4.3. Sử dụng phấn rôm 

Mẹ thường lầm tưởng phấn rôm có chứa thành phần bột talc – một loại khoáng chất đất sét giúp thấm hút, giảm tiết mồ hôi, giữ da con khô thoáng. Đúng là phấn rôm có tác dụng làm khô, nhưng khi sử dụng trên da bé sơ sinh lại có thể phản tác dụng đó.

Những hương liệu hóa học, chất bảo quản trong phấn rôm làm mất thăng bằng độ ẩm tự nhiên của da. Da bé sơ sinh khô nhanh hơn những gì mẹ có thể cảm nhận, kết hợp mặc bỉm có thể gây xước da, vi khuẩn nhân cơ hội đó làm da hăm đỏ, ngứa ngáy.

Đến đây chắc hẳn mẹ nào cũng thắc mắc nên sử dụng sản phẩm nào vừa giúp da bé khô thoáng, vừa an toàn cho con đúng không ạ? Góc của mẹ đề cử sản phẩm xịt kháng khuẩn cho trẻ sơ sinh Skin Expert cực an toàn, thành phần tự nhiên, là lựa chọn hàng đầu cho làn da bé. 

Dù xuất hiện chưa lâu nhưng xịt Skin Expert được mẹ bỉm mệnh danh là xịt “thần thánh”. Bởi một loạt vấn đề về da của bé đều được bạn xịt này “xử đẹp”, từ hăm tã, mẩn đỏ, vết côn trùng cắn đến vấn đề mụn mủ, mụn đinh cứng đầu. Đặc biệt, xịt Skin Expert sử dụng công nghệ tế bào gốc tự nhiên, liên tục sản sinh ra tế bào con, nuôi dưỡng tế bào da, giúp vùng da bị hăm của con nhanh chóng phục hồi. 

Nhưng tại sao lại là dạng xịt mẹ nhỉ? Bởi sau 8 năm nghiên cứu tâm huyết, các nhà khoa học nhận thấy dạng kem bôi có thể gây nhiễm khuẩn chéo từ tay mẹ sang vùng da bị tổn thương của con, làm tăng nguy viêm nhiễm, kích ứng da. Đó chính là lý do dạng xịt ra đời đó ạ!

 

Xịt chuyên dụng xử lý hăm sẽ thích hợp hơn với các bé sơ sinh nhà mình đấy 
Xịt chuyên dụng xử lý hăm sẽ thích hợp hơn với các bé sơ sinh nhà mình đấy

5. Câu hỏi thường gặp khi đóng bỉm cho bé sơ sinh

5.1. Mùa hè có nên đóng bỉm cho bé sơ sinh?

Nên giảm thời gian đóng bỉm mùa hè cho bé và thay bỉm thường xuyên vì khi trời nóng, cơ thể sẽ tự kích hoạt cơ chế tiết nhiều mồ hôi để làm mát cơ thể, đồng thời làm sạch lỗ chân lông để tránh bít tắc, viêm nhiễm. Tuy nhiên, bỉm đóng lâu không thay kết hợp với môi trường ẩm, nhiều mồ hôi là điều kiện rất thích hợp cho vi khuẩn phát triển theo cấp số nhân đó mẹ.

Để bé thích nghi với việc không quá phụ thuộc vào bỉm, mẹ nên cho bé tập thói quen đi vệ sinh vào một khung giờ nhất định, đây cũng là cách khắc phục tốt nhất để giúp bé ngừa hăm tã, mẩn đỏ hay các vấn đề trên da bé. Sau khi cởi bỉm, mẹ nhớ cho bé ở trần trong khoảng 10 – 15  phút để giúp da con có thời gian “hít thở”. Thậm chí nếu mẹ không bận, mẹ không mặc bỉm cho con vào ban ngày cũng được nhé. 

Đóng bỉm ban đêm giúp bé con và mẹ ngủ ngon hơn, kể cả vào mùa hè
Đóng bỉm ban đêm giúp bé con và mẹ ngủ ngon hơn, kể cả vào mùa hè

5.2. Bé sơ sinh bị hăm tã có nên đóng bỉm?

Nên giảm thời gian mặc bỉm nếu con xuất hiện các vết hăm bởi khi đó da của bé sẽ nhạy cảm hơn bình thường, tăng khả năng kích ứng khi bị cọ sát. Tuy nhiên, nguyên nhân của hăm tã có thể là do con bị sốt, mọc răng, cảm,… Vì vậy, mẹ nên theo dõi tình hình sức khỏe của con để “ra tay” kịp thời, đồng thời chỉ đóng bỉm buổi đêm để con được thoải mái hơn trong những ngày khó chịu này nhé.

Sốt mọc răng cũng làm bé dễ bị hăm tã hơn, mẹ đã biết chưa?
Sốt mọc răng cũng làm bé dễ bị hăm tã hơn, mẹ đã biết chưa?

5.3. Đóng bỉm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn như thế nào?

Góc của mẹ nhận được rất nhiều yêu cầu chia sẻ cách đóng bỉm chuẩn xác cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn. Bé chưa rụng rốn cần có chế độ chăm sóc và vệ sinh đặc biệt, thế nhưng mẹ đừng quá lo lắng, mặc bỉm cho bé chưa rụng rốn không khác biệt nhiều so với bé đã rụng rốn đâu ạ. 

Mẹ chỉ chú ý khi mặc để phần cạp của bỉm thấp hơn rốn con. Rốn chưa rụng được coi một vết thương đang chờ lành, cần khô mặt nhanh, tránh có xát, vô khuẩn tốt thì rốn mới liền miệng, chóng rụng. Nếu mẹ mặc tã che rốn, rốn sẽ lâu rụng hoặc sinh viêm nhiễm đó mẹ.

Luôn mặc tã dán dưới rốn cho bé đến khi rốn khô hẳn và rụng đi
Luôn mặc tã dán dưới rốn cho bé đến khi rốn khô hẳn và rụng đi

Vậy là mẹ đã trả lời được câu hỏi: Có nên đóng bỉm cho trẻ sơ sinh cả ngày không?” rồi. Đóng bỉm cả ngày sẽ không gây hại, ngược lại sẽ cực kỳ tiện lợi và đảm bảo an toàn nếu mẹ biết các nguyên tắc chọn bỉm và vệ sinh bé đúng cách. Nếu còn thắc mắc cần tư vấn, mẹ hãy để lại bình luận cho Góc của mẹ để được giải đáp tận tình nhé.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Có nên đóng bỉm cho trẻ sơ sinh cả ngày? Cách đóng bỉm không hăm”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

[Giải đáp] Nên chọn bỉm mùa hè nào cho bé để thoáng mát, ngừa hăm?
[Giải đáp] Nên chọn bỉm mùa hè nào cho bé để thoáng mát, ngừa hăm?
Mùa hè nên dùng bỉm gì cho bé để bé dễ chịu, ngừa hăm và mẩn đỏ tối đa? Câu trả lời được bật mí trong bài viết dưới đây! Mẹ tham khảo để chọn loại bỉm tốt nhất cho con nhé! 1. Cần cẩn trọng khi chọn bỉm mùa hè cho bé Theo bác […]
5 điểm khác nhau giữa tã dán và tã quần giúp mẹ chọn loại phù hợp cho bé
5 điểm khác nhau giữa tã dán và tã quần giúp mẹ chọn loại phù hợp cho bé
Tã dán và tã quần là hai cánh tay đắc lực của mẹ trong việc chăm sóc bé. Vậy khi nào nên dùng tã dán, khi nào nên dùng tã quần mẹ nhỉ? Tham khảo bài viết để có câu trả lời chính xác nhất nhé! 1. Mẹ có biết tã dán là gì? Tã […]
Cách lựa chọn tã giấy cho trẻ sơ sinh tốt nhất và an toàn cho bé?
Cách lựa chọn tã giấy cho trẻ sơ sinh tốt nhất và an toàn cho bé?
Người mẹ nào cũng muốn con mình sử dụng loại tã giấy tốt và an toàn nhất. Nhưng trên thị trường tràn lan rất nhiều loại khiến các mẹ hoang mang và không biết lựa chọn như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những tiêu chí và thương hiệu ta tốt nhất […]
Giỏ hàng 0