Đẻ mổ nên ăn gì để có nhiều sữa là câu hỏi mà những mẹ vừa sinh mổ xong thường thắc mắc khá nhiều. Thực phẩm nào vừa giúp mẹ có nhiều sữa, vừa giúp mẹ nhanh lại sức hơn? Cùng Góc của mẹ khám phá ngay top 15 thực phẩm sau đây nhé.
Mục lục
1. 4 lưu ý trước khi trả lời câu hỏi “Đẻ mổ nên ăn gì để có nhiều sữa”
Trước khi đi vào top 15 thực phẩm giúp mẹ có nhiều sữa, các mẹ hãy lưu ý những điều sau nhé.
Thứ nhất, với những mẹ vừa sinh mổ xong, chế độ ăn uống có thể có phần khắt khe và hơi khác so với những mẹ sinh thường. Do đó, mỗi khi lựa chọn thực phẩm, các mẹ nhớ chọn những thành phần dinh dưỡng phù hợp nhé. Góc của mẹ đã có bài viết ”Sau khi sinh mổ mẹ nên bổ sung 06 loại thực phẩm này”, các mẹ có thể đọc tham khảo.
Thứ hai, sữa tạo ra theo nhu cầu của bé. Ngực của mẹ càng trống, cơ thể càng tạo ra nhiều sữa hơn. Ngược lại, ngực vẫn đầy sữa thì sữa về sẽ chậm hơn. Việc chờ sữa về hoặc giãn các bữa ăn cho bé để nhiều sữa hơn là cách tiếp cận không đúng. Vì vậy, các mẹ hãy cho bé ăn thường xuyên để kích thích sản xuất nhiều sữa hơn nhé. Những lưu ý về sữa mẹ và cho bé bú mẹ có thể đọc tại đây!
Ngoài ra, các mẹ cũng nên để ý đến chế độ ăn uống, tình trạng sức khoẻ của bản thân xem có ảnh hưởng hay tác động đến quá trình tạo sữa không.
Thứ ba, sinh mổ xong cơ thể mẹ có thể rất yếu. Tuy nhiên, mẹ hãy cố gắng cho bé ăn ngay từ khi sinh ra nhé. Sữa non rất tốt cho trẻ mới sinh các mẹ ạ. Mẹ có thể nhờ bố hoặc người thân hỗ trợ để cho bé bú.
Thứ tư, chuẩn bị sức khoẻ trước khi sinh là một điều cực kỳ quan trọng. Không chỉ trong thai kỳ mà cả sau khi sinh bé xong, mẹ cũng cần sức khoẻ để chăm bé. Vì vậy, chủ động tập thể dục, thường xuyên vận động cơ thể cùng với lối sống lành mạnh các mẹ nhé.
2. 15 thực phẩm mẹ bầu đẻ mổ nên ăn để có nhiều sữa
2.1. Bột yến mạch
Yến mạch được biết đến là thực phẩm có nhiều lợi ích đối với sức khoẻ, và rất dễ để nấu.
- Yến mạch giúp kiểm soát sự xuất hiện của bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai
- Bột yến mạch giúp mẹ nạp năng lượng
- Yến mạch chứa chất xơ và tốt cho tiêu hóa
- Mẹ có thể nấu một bát bột yến mạch cho bữa sáng. Nếu ăn không quen mẹ có thể thử dùng bánh quy yến mạch để thay thế.
2.2. Bông cải xanh, rau bina
Vitamin rất giàu chất chống oxy hóa và giúp sửa chữa các mô. Vitamin cũng hỗ trợ sản xuất collagen trong cơ thể giúp làm lành các vết thương. Các loại rau như bông cải xanh, rau bina, rau màu xanh đậm là nguồn cung cấp vitamin A và C tốt, canxi và sắt trong chế độ ăn uống.
- Rau bina chứa một số hoá chất thực vật có thể giúp ngăn ngừa ung thư vú
- Rau bina giúp cơ thể phục hồi, nhất là với những mẹ bị thiếu máu
- Các mẹ nhớ ăn rau bina với lượng vừa phải vì ăn quá nhiều có thể gây tiêu chảy cho bé
2.3. Cà rốt
- Một ly nước ép cà rốt với bữa sáng hoặc bữa trưa có thể giúp mẹ nhiều sữa. Giống như rau bina, cà rốt cũng có thúc đẩy sản xuất sữa.
- Cà rốt chứa Vitamin A bổ sung cho việc tiết sữa và tăng chất lượng sữa
- Mẹ có thể ăn cà rốt dưới dạng thô, hấp hoặc thậm chí xay nhuyễn thành một món súp
2.4. Nước và nước ép
Uống nước và nước trái cây cũng giúp mẹ tăng cường tiết sữa:
- Ngăn cơ thể mẹ không bị mất nước và thay thế chất lỏng bị mất trong thời kỳ cho bé bú
- Uống nước khi mẹ thấy khát hoặc bắt đầu cho bé ti
2.5. Gạo lứt
Theo tài liệu nghiên cứu Tăng cường sự sản xuất sữa mẹ với thảo dược Galactagogues được công bố trên Tạp chí Thế giới về Dược phẩm và Khoa học Đời sống, gạo lứt giúp tăng cường sản xuất sữa mẹ. Gạo lứt có chất kích thích hormone làm tăng tiết sữa. Nó cũng cung cấp cho các mẹ cho con bú nhiều năng lượng hơn.
Các mẹ nhớ ngâm gạo lứt khoảng 4-8 tiếng, và nấu như nấu cơm trắng bình thường nhé. Lưu ý, đổ lượng nước gấp đôi so với lượng gạo. Khi ăn gạo lứt, các mẹ cần ăn chậm, nhai kỹ để đạt được hiệu quả tốt nhất.
2.6. Khoai lang
Khoai lang là một nguồn thực phẩm giàu kali. Nó chứa carbohydrate cần thiết, giúp cơ thể chống lại sự mệt mỏi. Khoai lang cũng chứa Vitamin C và B phức hợp và magiê – một khoáng chất làm giãn cơ.
2.7. Hạnh nhân
Hạnh nhân rất giàu Omega-3 và Vitamin E:
- Vitamin E giúp chữa lành tình trạng ngứa do rạn da sau khi mang thai
- Omega-3 giúp tăng cường kích thích hormone để sản xuất nhiều sữa hơn
- Mẹ có thể say hạnh nhân thành sữa hạt để uống. Hoặc cho thêm hạnh nhân vào bột yến mạch ăn cùng
2.8. Sữa và các sản phẩm từ sữa
Các sản phẩm từ sữa ít béo như sữa tách kem, sữa chua ít béo và phô mai cung cấp một lượng protein, canxi và vitamin B, D tốt. Những khoáng chất này rất cần thiết cho các mẹ cho con bú. Các mẹ cần khoảng 500ml sản phẩm sữa bổ sung hàng ngày.
2.9. Quả bầu, bí
Quả bầu, quả bí là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng:
- Đây là một loại rau mùa hè có hàm lượng nước cao. Chúng có thể giúp bổ sung nước cho mẹ
- Nó cũng giúp tăng lượng sữa
- Nó rất dễ tiêu hóa và hỗ trợ cho con bú
2.10. Rau thì là
Rau thì là cũng góp phần tăng lượng sữa cho mẹ. Chúng có hàm lượng chất xơ cao và Vitamin K. Những chất này giúp bổ sung lượng máu bị mất trong quá trình sinh nở.
2.11. Rau húng quế
Rau húng quế là một nguồn tuyệt vời chứa chất chống oxy hóa. Chúng có tác dụng giúp tinh thần thoải mái hơn. Đồng thời, chúng cũng làm tăng mức độ miễn dịch cho bé. Mẹ có thể thử bằng cách thêm một vài nhánh húng quế vào trong trà để thưởng thức.
2.12. Cá hồi
Cá hồi là một nguồn tuyệt vời chứa EFA (một loại axit béo thiết yếu) và Omega-3:
- Cả EFA và Omega-3 đều rất bổ dưỡng và cần thiết cho các mẹ cho con bú
- Bổ sung cá hồi vào thực đơn, giúp làm tăng hormone giúp tiết sữa và làm cho sữa của mẹ nhiều chất dinh dưỡng hơn
2.13. Tỏi
Tỏi được coi là thực phẩm rất tốt để tăng sữa mẹ. Vì nó nổi tiếng trong việc tăng cường tiết sữa ở mẹ cho con bú:
- Tỏi có các hợp chất hóa học giúp tiết sữa
- Ăn tỏi ngăn ngừa tất cả các loại ung thư
- Mẹ có thể ăn tỏi trong nhiều món khác nhau
2.14. Hạt mè đen
Hạt mè đen chứa nguồn canxi phong phú và giúp tăng nguồn sữa cho mẹ. Mẹ có thể trộn với vừng để ăn cùng cơm, hoặc làm sữa hạt.
2.15. Chất béo lành mạnh
Các mẹ nên bổ sung chất béo ở mức tối thiểu vào chế độ ăn uống, sau khi sinh em bé:
- Chất béo là một phần thiết yếu trong cơ thể. Chúng hỗ trợ hấp thụ vitamin và khoáng chất có trong các thực phẩm khác mà các mẹ ăn
- Các mẹ có thể chọn dầu oliu, dầu gạo hoặc bất kỳ loại dầu thực vật nào tốt cho cơ thể
3. Mẹo giúp tăng nguồn sữa mẹ
Nhiều mẹ phân vân không biết bản thân có đang nhiều sữa hay không. Cách tốt nhất để xác định cơ thể sản xuất đủ sữa hay chưa là mẹ hãy xem:
- Bé đang bú tốt hay không
- Kiểm tra cân nặng của em bé
Nếu mẹ nghi ngờ việc cơ thể đang sản xuất ít sữa, có thể tham khảo những lời khuyên sau giúp tăng nguồn sữa hơn:
3.1. Cho bé ti thường xuyên
Sản xuất sữa là quá trình cung và cầu. Bé càng ti nhiều, lượng sữa về càng nhiều. Vì vậy, mẹ có thể cho bé ti đều đặn hơn, đáp ứng nhu cầu của bé.
3.2. Vắt sữa
Nếu bé không ti hết hoặc ti ít sữa, mẹ có thể vắt sữa sau khi cho bé bú để duy trì lượng sữa chảy về.
3.3. Nghỉ ngơi
Mẹ hãy dành thời gian để ăn uống, nghỉ ngơi, thư giãn nhé. Đây cũng là cách giúp lượng sữa về nhiều hơn.
3.4. Đổi bên khi cho bé bú
Hãy cho bé bú cả hai bên ngực mẹ nhé. Bé ti hết bên ngực phải, mẹ hãy chuyển sang bên ti trái.
3.5. Tránh cho bé ăn dặm quá sớm
Nếu bé dưới 6 tháng thì sữa mẹ là tất cả những gì bé cần. Nước trái cây, sữa công thức, hay những món ăn khác đều không bằng sữa mẹ.
3.6. Tránh xa rượu và nicotine
Uống rượu và tiêu thụ nicotine không chỉ có hại trong thời gian mang thai mà còn cả sau khi mang thai. Rượu và nicotine làm hạn chế việc tiết sữa ở mẹ. Những chất này có thể đi vào cơ thể của bé thông qua sữa mẹ và gây ra những vấn đề không tốt cho sự phát triển của bé.
3.7. Kiểm tra thuốc mẹ đang dùng
Nếu mẹ đang dùng thuốc, hãy hỏi bác sĩ nếu thuốc này cản trở việc sản xuất sữa. Ngoài ra, các mẹ cũng tránh sử dụng thuốc tránh thai ngay sau khi sinh nhé.
3.8. Luôn giữ tinh thần bình tĩnh, thoải mái
Căng thẳng là một trong những nguyên nhân chính trong việc giảm sản xuất sữa. Vì vậy, các mẹ hãy luôn giữ tinh thần thoải mái nhé.
3.9. Sử dụng áo ngực phù hợp
Một chiếc áo ngực mang lại cảm giác chật chội có thể gây áp lực cho bầu ngực, ảnh hưởng đến dòng sữa. Mặc sai áo ngực có thể dẫn đến tình trạng tắc tia sữa.
3.10. Massage ngực
Xoa bóp ngực có thể giúp các tuyến sữa lưu thông tốt hơn, làm mềm những khu vực mà mẹ cảm thấy có vón cục. Massage ngực không làm tăng lượng sữa nhưng giúp dòng sữa chảy dễ dàng hơn. Thậm chí, nó còn giúp giảm nguy cơ viêm vú.
3.11. Da kề da
Da bé kề với da mẹ khi cho bé bú có thể tăng kết nối giữa hai mẹ con và giải phóng nhiều hormone sản xuất sữa.
Trên đây là những thông tin hữu ích giúp mẹ trả lời câu hỏi “Đẻ mổ nên ăn gì để có nhiều sữa”. Nếu sữa chưa về hoặc mẹ nghĩ là ít sữa thì mẹ hãy kiên trì chờ và cho bé ti thường xuyên nhé. Đồng thời bổ sung thêm những thực phẩm tốt, lành mạnh cho cơ thể.
Nguồn tham khảo: Bác sĩ khuyên mẹ ăn gì để nhiều sữa?