Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Khó thở khi mang thai – xử trí như thế nào?

Khó thở khi mang thai là tình trạng khá phổ biến, có khoảng hơn 50% mẹ bầu gặp tình trạng này. Vậy khó thở khi mang thai là do đâu và làm như thế nào?

1. Khó thở khi mang thai có nhiều nguyên nhân

Cơn khó thở thường đến với mẹ trong tam cá nguyệt thứ nhất và trở lại vào tam cá nguyệt thứ ba. Các nguyên nhân chủ yếu có thể như dưới đây, mẹ tham khảo ngay nào!

1.1. Mẹ bị khó thở khi mang thai những tháng đầu tiên

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, tình trạng khó thở khi mang thai xảy ra do cơ thể mẹ có sự thay đổi đáng kể so với trước. Cơ hoành – dải mô cơ ngăn cách giữa tim và phổi với bụng tăng lên làm thay đổi quá trình hít thở của mẹ bầu. Hơn nữa, sự gia tăng nồng độ hormone progesterone cũng khiến mẹ phải thở nhanh hơn và nhiều hơn để lấy dưỡng khí cho con, gây ra tình trạng khó thở khi mang thai.

Ngoài ra, tử cung của mẹ đang lớn dần để thích nghi với sự phát triển của con. Điều này tạo nên áp lực khiến mẹ khó thở.

1.2. Tam cá nguyệt thứ ba và cơn khó thở của mẹ

Khi mang bầu, cơ thể mẹ dĩ nhiên cần một lượng máu lớn để nuôi em bé. Lượng lớn máu này khiến tim phải hoạt động nhiều hơn để đưa máu đến nhau thai, khiến mẹ bầu thấy khó thở hơn trước đấy!

Kì tam cá nguyệt thứ ba có thể khiến mẹ khó thở hơn
Kì tam cá nguyệt thứ ba có thể khiến mẹ khó thở hơn

Kì tam cá nguyệt thứ ba có thể khiến mẹ khó thở hơn

1.3. Hen suyễn là lý do gây khó thở

Bệnh hen suyễn là tiền đề khiến mẹ khó thở khi mang thai nếu mẹ mắc căn bệnh này. Trường hợp này mẹ nên đi khám để có cách điều trị hợp lý nhé!

Hen suyễn là lý do gây khó thở
Hen suyễn là lý do gây khó thở

Nếu mẹ bị hen suyễn thì nhớ đi khám ngay mẹ nhé!

1.4. Bệnh cơ tim chu sản – mẹ cần cẩn thận

Cơ tim chu sản là một loại bệnh suy tim, có thể xảy ra trước hoặc sau thai kỳ. Các triệu chứng của bệnh như sưng mắt cá chân, hạ huyết áp, tim đập nhanh, mệt mỏi, khiến mẹ bầu thấy khó thở khi mang thai. Đây là một loại bệnh nguy hiểm cho cả mẹ và bé, mẹ nên đi bệnh viện điều trị nếu có triệu chứng nhé!

1.5. Bệnh thuyên tắc phổi – mẹ có biết?

Bệnh này thường xảy ra khi huyết khối bị kẹt trong động mạch phổi, do đó có thể ảnh hưởng đến quá trình hít thở và khiến mẹ bầu khó thở, ho và đau ngực.

1.6. Cơ thể mẹ bầu bị tích nước

Đa số các mẹ khi mang bầu sẽ bị phù nề do cơ thể bị tích nước. Điều này gây ảnh hưởng đến phổi và xoang mũi, khiến mẹ bị khó thở.

Cơ thể mẹ bầu bị tích nước
Cơ thể mẹ bầu bị tích nước

1.7. Thiếu máu

Thiếu máu sẽ khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi do thiếu chất sắt. Tế bào hồng cầu được tạo ra để đưa oxy đi nuôi em bé và các bộ phận khác không đủ. Mẹ sẽ cảm thấy khó thở do tim phải hoạt động liên tục.

2. Giảm thiểu khó thở khi mang thai cho mẹ thế nào?

 2.1. Xây dựng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng

Ăn uống đủ chất và giàu dinh dưỡng chưa bao giờ là thừa đối với mẹ bầu đâu mẹ nha! Trước tiên mẹ vẫn luôn phải ưu tiên chăm sóc sức khỏe để đảm bảo bản thân và con yêu luôn mạnh khỏe nhé!

Xây dựng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng
Xây dựng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng

Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp là rất quan trọng cho cả mẹ và bé

Chế độ ăn phù hợp cho mẹ bầu không thể thiếu các chất đạm, sắt, canxi, vitamin,… Mẹ nên tránh xa những loại thực phẩm có vị cay nóng, khó tiêu. Tuyệt đối không dùng cafein hay đồ uống có cồn mẹ nhé!

Các loại rau củ, trái cây, các sản phẩm từ sữa, sữa chua, các loại ngũ cốc, thực phẩm giàu protein là lựa chọn không tồi cho mẹ đấy!

2.2. Cải thiện tư thế cho mẹ bầu không thấy khó thở khi mang thai

Khi cảm thấy khó thở mẹ hãy thay đổi tư thế cũng được nha!  Nếu đang ngồi, mẹ nên ngồi thẳng lưng và đẩy vai ra phía sau. Nếu đang nằm, mẹ nên chèn gối ở phía trên để giảm áp lực của tử cung lên cơ hoành. Ngoài ra, mẹ bầu nên chọn tư thế nằm nghiêng sang bên trái để giúp tử cung không đè lên động mạch. Những tư thế này sẽ giúp cải thiện tình trạng khó thở đáng kể đó mẹ ạ!

2.3. Tránh vận động mạnh và nghỉ ngơi thật nhiều mẹ bầu ơi!

Nếu mẹ làm việc quá sức hay bê vác vật nặng sẽ dễ bị mệt mỏi khi mang thai. Mẹ cần tránh xa những công việc nặng nhọc để bảo vệ con yêu nhé! Vận động mạnh, cúi quá thấp hay với tay quá cao cũng nên được đưa vào “danh sách đen” nha mẹ bầu ơi!

Trong thời gian mang bầu mẹ cũng nên ngủ đủ giấc, không thức khuya, nghỉ ngơi nhiều mẹ nha! “Tham công tiếc việc” lúc này hoàn toàn không tốt cho em bé xíu nào đâu mẹ bầu ơi.

2.4. Tập thể dục nhẹ nhàng giảm thiểu đáng kể khó thở khi mang thai

Tập các bài tập dành cho bà bầu là liệu pháp nâng cao sức khỏe cho mẹ rất tốt. Cách này vừa giúp mẹ thư giãn, tăng cường sức đề kháng, lại vừa giúp quá trình sinh nở của mẹ sau này trở nên dễ dàng. Thật đáng thử phải không mẹ bầu!

Tập thể dục nhẹ nhàng giảm thiểu đáng kể khó thở khi mang thai
Tập thể dục nhẹ nhàng giảm thiểu đáng kể khó thở khi mang thai

Có rất nhiều bài tập vận động nhẹ phù hợp với mẹ bầu đấy ạ!

3. Khi nào mẹ nên đi khám bác sĩ?

Khi mẹ cảm thấy khó thở kèm các triệu chứng bất thường, mẹ nên đi khám bác sĩ. Cụ thể là khi có các biểu hiện như sau:

  • Đau tức ngực, khó thở liên tục và thấy đau khi thở
  • Tay, chân và môi tím tái
  • Thở gấp, tim đập nhanh
  • Mẹ bầu mắc bệnh mãn tính
Khi nào mẹ nên đi khám bác sĩ?
Khi nào mẹ nên đi khám bác sĩ?

Khó thở khi mang thai có thể là dấu hiệu bình thường nhưng cũng có thể là bất thường. Mẹ hãy chú ý và thận trọng để xử trí thật đúng nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Khó thở khi mang thai – xử trí như thế nào?”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Mách mẹ top 5+ dấu hiệu đậu thai thường gặp nhất
Mách mẹ top 5+ dấu hiệu đậu thai thường gặp nhất
Mặc dù sẽ cần xét nghiệm hoặc siêu âm để xác định chính xác mẹ đã đậu thai hay chưa. Nhưng bên cạnh đó, cũng có rất nhiều dấu hiệu đậu thai mà mẹ có thể cảm nhận được khi bắt đầu thai kỳ. Cùng Góc của mẹ tìm hiểu về những dấu hiệu đậu […]
Bầu 3 tháng đầu ăn xà lách xoong được không? Hạn chế mẹ nhé!
Bầu 3 tháng đầu ăn xà lách xoong được không? Hạn chế mẹ nhé!
Với vị ngon và giòn đặc trưng, xà lách xoong là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên trong quá trình mang thai, mẹ thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn xà lách xoong được không? Cùng Góc của mẹ theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời mẹ nhé! […]
Bầu 3 tháng đầu ăn rau đay được không? 6 lợi ích tuyệt vời của rau đay
Bầu 3 tháng đầu ăn rau đay được không? 6 lợi ích tuyệt vời của rau đay
Rau xanh là nguồn thực phẩm cung cấp rất nhiều dưỡng chất tốt cho cả mẹ và bé. Vậy đối với rau đay thì sao, bầu 3 tháng đầu ăn rau đay được không? Để có được câu trả lời chính xác, mẹ cùng theo dõi bài chia sẻ dưới đây của Góc của mẹ […]
Bà bầu 3 tháng đầu ăn cóc được không?
Bà bầu 3 tháng đầu ăn cóc được không?
Trong thời gian mang thai, nhiều mẹ bầu băn khoăn không biết liệu có nên ăn cóc trong ba tháng đầu thai kỳ hay không, đặc biệt vì cóc là một loại quả chua. Bài viết này Góc của mẹ sẽ phân tích và giải đáp Bà bầu 3 tháng đầu ăn cóc được không? […]
Tìm hiểu: Bà bầu ăn củ sắn được không?
Tìm hiểu: Bà bầu ăn củ sắn được không?
“Bà bầu ăn củ sắn được không?” hay “bầu 3 tháng đầu ăn củ sắn được không” là băn khoăn được nhiều mẹ rất thắc mắc và quan tâm thời gian qua. Hiểu được điều này, Góc của mẹ sẽ giải đáp câu hỏi này ngay dưới đây.  1. Bà bầu ăn củ sắn được […]
Bà bầu ăn na được không? 4 Lợi ích và 3 lưu ý
Bà bầu ăn na được không? 4 Lợi ích và 3 lưu ý
Quả na là loại quả nhiệt đới phổ biến, được nhiều người yêu thích, liệu có phù hợp cho bà bầu sử dụng? Ở bài biết này, hãy cùng Góc của mẹ giải đáp bà bầu ăn na được không ngay dưới đây. 1. Bầu ăn na được không? Bà bầu ăn na được không? […]
Giỏ hàng 0