Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Ra máu khi mang thai – nguy hiểm hay không?

Có không ít mẹ bầu gặp tình trạng ra máu khi mang thai trong những tháng đầu. Điều này làm các mẹ lo lắng không biết có vấn đề gì không. Thực chất, đây là một hiện tượng khá phổ biến.

1. Ra máu khi mang thai liệu có nguy hiểm không?

Ra máu khi mang thai liệu có nguy hiểm không?
Ra máu khi mang thai liệu có nguy hiểm không?

1.1 Hiện tượng ra máu khi mang thai

Thông thường, vào những tuần đầu tiên, mẹ rất dễ ra máu thai kỳ. Điều này thể hiện trứng đã thụ tinh thành công, mẹ đang mang em bé trong bụng đó! Nhiều mẹ bầu thường nhầm tình trạng này với kinh nguyệt, nhưng không phải vậy đâu.

Mẹ sẽ chỉ ra một lượng máu rất ít, có màu nâu, kèm dịch nhầy và chỉ kéo dài trong vài ngày, vài tuần, tùy cơ địa từng người.

1.2 Mức độ nguy hiểm

Mẹ bầu hãy yên tâm rằng ra máu khi mang thai trong những tuần đầu thai kỳ không quá nguy hiểm nhé! Có khoảng 25% bà bầu gặp tình trạng này đó mẹ bầu à!

Hiện tượng này sẽ xuất hiện trong những ngày, tuần đầu tiên. Nhưng nếu mẹ ra máu trong những tuần cuối của thai kỳ thì hãy hết sức chú ý. Đây có thể là dấu hiệu của sảy thai hoặc sinh non, thường đi kèm đau bụng dữ dội.

2. Nguyên nhân khiến mẹ ra máu khi mang thai

Ra máu khi mang thai thường là có các nguyên nhân phổ biến sau:

2.1 Mẹ mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là thai nhi không nằm trong buồng tử cung mà nằm bên ngoài
Mang thai ngoài tử cung là thai nhi không nằm trong buồng tử cung mà nằm bên ngoài

Mang thai ngoài tử cung là thai nhi không nằm trong buồng tử cung mà nằm bên ngoài, thường là ở ống dẫn trứng. Nếu ống dẫn trứng vỡ, mẹ sẽ bị ra máu đấy! Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung có thể gặp là ra máu màu đỏ thẫm, kéo dài và kèm đau bụng. Nếu gặp tình huống này, mẹ cần đi khám sớm để kịp thời xử lý nhé!

2.2 Dấu hiệu của sảy thai hoặc sinh non

Trong khoảng thời gian tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ nên thận trọng và chú ý quan sát. Nếu mẹ ra máu kèm chuột rút thì rất nguy hiểm. Đây có thể là dấu hiệu sảy thai hoặc sinh non đấy mẹ ơi!

Vào thời điểm khoảng tuần thứ 37, nếu mẹ gặp tình trạng ra máu kèm thay đổi dịch tiết âm đạo (nhiều chất nhầy, ẩm ướt); đau lưng dưới âm ỉ kéo dài; chuột rút, có thể cả tiêu chảy; co thắt tử cung liên tục nhưng không thấy đau; vỡ ối,…, đừng chần chừ mà hãy nhập viện ngay mẹ nhé!

2.3 Ra máu khi mang thai có thể là do vấn đề về nhau thai đó mẹ à!

Mẹ hãy đến bệnh viện ngay nếu ra máu quá nhiều trong tháng cuối nhé! 
Mẹ hãy đến bệnh viện ngay nếu ra máu quá nhiều trong tháng cuối nhé! 

Nếu mẹ ra máu khi mang thai trong khoảng cuối thai kỳ, thì rất có thể lí do là từ nhau thai. Các vấn đề có thể là: Đứt nhau thai, nhau tiền đạo, nhau cài răng lược. 3 vấn đề về nhau thai này gây nguy hiểm cho mẹ và bé, nhất là vào thời điểm gần sinh. Mẹ hãy đến bệnh viện ngay nếu ra máu quá nhiều trong tháng cuối nhé! 

2.4 Quan hệ vợ chồng là một trong những lý do?

Khi mang bầu, nếu mẹ quan hệ “vợ chồng” sẽ có thể bị ra máu ít nếu cổ tử cung bị kích thích. Lượng máu được cung cấp cho xương chậu tăng lên, quan hệ tình dục sẽ khiến các mạch máu nhỏ bị vỡ.

3. Mẹ cần lưu ý gì nếu ra máu khi mang thai nhỉ?

3.1 Thật bình tĩnh và quan sát

Mẹ nên dùng băng vệ sinh để theo dõi xem lượng máu chảy ra nhiều hay ít, màu sắc thế nào,… để có cơ sở chẩn đoán.
Mẹ nên dùng băng vệ sinh để theo dõi xem lượng máu chảy ra nhiều hay ít, màu sắc thế nào,… để có cơ sở chẩn đoán.

Điều mẹ cần làm đầu tiên chính là bình tĩnh. Mẹ nên dùng băng vệ sinh để theo dõi xem lượng máu chảy ra nhiều hay ít, màu sắc thế nào,… để có cơ sở chẩn đoán. Mẹ đừng mất bình tĩnh nhé! Bởi khi ta hoảng loạn sẽ không thể làm đúng và gây hậu quả không tốt cho em bé đấy!

Kết quả quan sát mẹ có được sẽ giúp ích cho bác sĩ trong việc điều trị kịp thời. Ngoài ra, việc bình tĩnh và quan sát sẽ giúp mẹ biết ra máu khi mang thai khi nào bắt đầu nghiêm trọng.

3.2 Mẹ hãy chăm sóc sức khỏe sinh sản

Để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn, mẹ nên chú ý đến sức khỏe của bản thân nhé! Sức khỏe mẹ bầu sẽ quyết định đến sức khỏe của con. Mẹ cần nhớ:

  • Mẹ bầu cần nghỉ ngơi thật nhiều, không nên làm việc quá sức.
  • Không với cao, cúi thấp hay mang vác vật nặng là điều mẹ luôn cần nhớ!.
  • Ăn uống đầy đủ chất, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý.
  • Tránh vận động mạnh và va chạm vào bụng bầu.
  • Tập các bài tập dành cho bà bầu là một cách hay dành cho mẹ đó!
Mẹ hãy chăm sóc sức khỏe sinh sản
Mẹ hãy chăm sóc sức khỏe sinh sản

3.3 Nếu có dấu hiệu nghiêm trọng, mẹ cần gặp bác sĩ sớm

Tuy ra máu khi mang thai có thể là dấu hiệu bình thường trong những tuần đầu thai kỳ, nhưng mẹ bầu cũng không nên chủ quan. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như ra máu kèm đau bụng, chuột rút, tiêu chảy,… mẹ cần đi khám ngay lập tức! Đặc biệt, vào những tuần, ngày cuối của thai kỳ, nếu mẹ bị ra máu nhiều, kèm biểu hiện bất thường, mẹ nên cẩn thận vì có thể đó là dấu hiệu của sinh non, hay dọa sảy thai.

Ra máu khi mang thai là tình trạng mẹ bầu thường gặp ở đầu thai kỳ. Nhưng, mẹ cũng đừng quá chủ quan, cũng không nên hoảng loạn. Mẹ hãy bình tĩnh và xử trí thật tỉnh táo nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Ra máu khi mang thai – nguy hiểm hay không?”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Bà bầu 3 tháng đầu ăn cóc được không?
Bà bầu 3 tháng đầu ăn cóc được không?
Trong thời gian mang thai, nhiều mẹ bầu băn khoăn không biết liệu có nên ăn cóc trong ba tháng đầu thai kỳ hay không, đặc biệt vì cóc là một loại quả chua. Bài viết này Góc của mẹ sẽ phân tích và giải đáp Bà bầu 3 tháng đầu ăn cóc được không? […]
Tìm hiểu: Bà bầu ăn củ sắn được không?
Tìm hiểu: Bà bầu ăn củ sắn được không?
“Bà bầu ăn củ sắn được không?” hay “bầu 3 tháng đầu ăn củ sắn được không” là băn khoăn được nhiều mẹ rất thắc mắc và quan tâm thời gian qua. Hiểu được điều này, Góc của mẹ sẽ giải đáp câu hỏi này ngay dưới đây.  1. Bà bầu ăn củ sắn được […]
Bà bầu ăn na được không? 4 Lợi ích và 3 lưu ý
Bà bầu ăn na được không? 4 Lợi ích và 3 lưu ý
Quả na là loại quả nhiệt đới phổ biến, được nhiều người yêu thích, liệu có phù hợp cho bà bầu sử dụng? Ở bài biết này, hãy cùng Góc của mẹ giải đáp bà bầu ăn na được không ngay dưới đây. 1. Bầu ăn na được không? Bà bầu ăn na được không? […]
Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì? Thực đơn mẹ khỏe, bé an toàn
Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì? Thực đơn mẹ khỏe, bé an toàn
Mang thai là một quá trình diệu kỳ, mang lại nhiều niềm vui nhưng cũng không tránh khỏi một số rắc rối sức khỏe, trong đó có tình trạng tiêu chảy. Tiêu chảy ở bà bầu gây mất nước, mất chất điện giải, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát […]
Bà bầu ăn ốc được không? 3 lưu ý quan trọng
Bà bầu ăn ốc được không? 3 lưu ý quan trọng
Bầu ăn ốc được không? hay bầu 3 tháng đầu ăn ốc được không là băn khoăn của nhiều mẹ bầu trong thời kỳ mang thai. Hiểu được trăn trở này, Góc của mẹ hôm nay sẽ giải đáp bầu ăn ốc có sao không, các loại ốc bà bầu nên ăn, các loại ốc bà […]
[Giải đáp] Bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?
[Giải đáp] Bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?
Khi mang thai, sức khỏe của cả mẹ và bé là ưu tiên hàng đầu. Đối với bà bầu bị tiểu đường thai kỳ, việc lựa chọn một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng là rất quan trọng. Bởi, việc này giúp kiểm soát lượng đường huyết của mẹ và đảm bảo […]
Giỏ hàng 0