Vậy cuộc “hành trình” thai kỳ đã đến chặng thứ 24 rồi. Chắc hẳn lúc này mẹ sẽ cảm thấy những thay đổi rõ rệt hơn trong cơ thể cũng như bé của mẹ. Vào tuần thai thứ 24, những triệu chứng nào mẹ sẽ gặp phải? Em bé lúc này sẽ có những hành động hay biểu hiện như thế nào? Làm thế nào để chăm sóc tốt nhất cho cả hai mẹ con? Bài viết sẽ cập nhật những thông tin mới nhất, chất lượng nhất cho mẹ nhé.
Mục lục
1. Sự phát triển của bé ở tuần thai thứ 24
Mẹ có cảm nhận được những cú đạp hay những cử động của bé mạnh mẽ và thường xuyên trong tuần thai thứ 24 này không mẹ? Bởi lúc này, cơ bắp của bé đang liên tục phát triển. Bé cũng hình thành nhiều cơ bắp hơn. Ngoài ra những mẹ có thể nhận thấy, còn rất nhiều điều thú vị đang diễn ra trong hình hài bé nhỏ nữa đấy.
1.1. Phổi của bé phát triển
Tuần này, cơ thể bé sản xuất ra một loại protein mà có lẽ mẹ chưa bao giờ nghe đến. Chất hoạt động bề mặt (surfactant). Chất này hỗ trợ bé thở bằng cách kích thích giúp việc mở túi khí trong phổi dễ dàng hơn. Bé sẽ liên tục phát triển nhiều hơn cho tuần thai thứ 35.
1.2. Lỗ mũi
Lỗ mũi nhỏ bé xinh xắn của bé cũng dần mở ra. Đây cũng là thời gian bé đang “thực hành” bằng lỗ mũi.
1.3. Tai trong
Hệ thống tiền đình của bé cũng trong giai đoạn phát triển. Hệ thống tưởng như nhỏ bé này nhưng lại có ý nghĩa lớn với bé mẹ ơi. Chúng giúp bé duy trì sự cân bằng. Bé có thể tự nhận thấy bé đang nằm thẳng hay lộn ngược đấy.
2. Lúc này thiên thần của mẹ trông như thế nào nhỉ?
Bé ngày càng trở nên dễ thương hơn. Da bé vẫn mỏng và có thể nhìn xuyên thấu. Nhưng chúng đang dần hoàn thiện từng ngày. Tóc và lông mi bé vẫn có màu trắng do thiếu sắc tố. Càng về càng tuần thai kỳ về sau, cơ thể bé sẽ ngày càng trở nên rõ nét và cân xứng. Khi siêu âm, mẹ sẽ dễ dàng nhìn rõ hình ảnh của bé hơn.
Kích thước của bé lúc này dài khoảng 25 – 30 cm. Tương đương như một trái bắp ngô vậy.
3. Cơ thể mẹ ở tuần thai thứ 24?
Đến giai đoạn này, mẹ sắp bước qua giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 rồi. Chỉ còn 3 tuần nữa, mẹ sẽ chuyển sang tam cá nguyệt thứ 3. Tuần thai thứ 24, mẹ có thể tăng khoảng 5 – 7 kg. Bụng bầu theo đó cũng lớn lên từng ngày. Một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục điều độ thường xuyên sẽ giúp mẹ thấy tốt hơn cả về thể chất và tinh thần khi mang thai. Ngoài ra, chúng còn giúp mẹ giữ dáng trong khi mang thai. Như thế, mẹ sẽ dễ dàng lấy lại vóc dáng ban đầu sau khi sinh.
4. Những triệu chứng thường gặp khi bước vào tuần thai thứ 24
Tương tự như những tuần thai trong tam cá nguyệt thứ 2 khác, mẹ cũng sẽ gặp phải những triệu chứng điển hình như:
- Đau nhức
- Cơn gò tử cung
- Thèm ăn
- Hay quên
- Chuột rút chân
- Nghẹt mũi
- Đau dây chằng tròn
Đặc biệt, vào tuần thai thứ 24 này, có ba triệu chứng nổi bật nhất mẹ cần quan tâm. Tăng cân, thay đổi sắc tố da, ợ nóng.
4.1. Tăng cân
Tuần thai thứ 24, mẹ có thể tăng đến 7kg liền. Theo lời khuyên của các chuyên gia về cân nặng phù hợp mà mẹ bầu tăng trong từng giai đoạn như sau. Tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ nên tăng từ 0.5 đến 2 kg. Các giai đoạn tiếp theo nên tăng 0.5kg mỗi tuần.
Tất nhiên, luôn có sự khác nhau tùy vào từng giai đoạn và từng cơ thể mẹ bầu. Vì vậy, nên tăng cân bao nhiêu sẽ còn phụ thuộc vào cân nặng của mẹ trước khi mang thai. Nếu mẹ có băn khoăn về tình trạng cân nặng của mình, mẹ nhớ nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ nhé.
4.2. Thay đổi sắc tố da
Trong tam cá nguyệt thứ 2, chắc hẳn mẹ sẽ nhận thấy một đường sẫm màu trên bụng. Đó là đường sọc nâu hay còn gọi là linea nigra. Đây là trạng thái phổ biến và không có bất cứ nguy hiểm nào đâu các mẹ ơi.
Nguyên nhân của điều này là do sự thay đổi hormones. Đường sọc nâu thường mất dần trong vòng vài tuần đến vài tháng sau khi sinh. Mặc dù đôi khi nó có thể kéo dài lâu hơn một chút nên mẹ cũng đừng lo lắng gì cả nhé.
4.3. Ợ nóng
Chứng khó tiêu, trào ngược và ợ nóng là phổ biến trong tam cá nguyệt thứ 2. Và có thể kéo dài trong suốt tam cá nguyệt thứ ba của mẹ nữa. Tử cung đang phát triển tác động lên trên dạ dày. Chúng đang chiếm nhiều không gian hơn trong bụng của mẹ. Vì vậy, thức ăn ở lại bên trong dạ dày của mẹ lâu hơn và có thể bị ngược lên thực quản, gây ợ nóng.
5. Tips để mẹ có tuần thai thứ 24 khỏe mạnh
Ăn uống đầy đủ, uống vitamin trước khi sinh, giữ nước, tập thể dục và dành thời gian làm những việc mẹ thích với những người mẹ quan tâm. Đây là những cách tuyệt vời để giữ sức khỏe thể chất và tinh thần khi mang thai. Đặc biệt, uống đủ nước mỗi ngày là điều rất quan trọng. Bởi việc này không chỉ giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh mà còn hỗ trợ cho bé phát triển. Các chuyên gia khuyên mẹ nên uống đủ 10 cốc nước mỗi ngày. Ngoài nước lọc mẹ có thể thử nước trái cây cũng rất tốt cho mẹ. Nếu mẹ là người bận rộn đôi khi quên mất việc bổ sung nước thường xuyên, mẹ có thể đặt thông báo trên điện thoại để nhắc mẹ luôn nhớ “quy tắc vàng khi mang thai. Uống đủ nước mẹ nhé.
Tuần thai thứ 24 này, mẹ có thể tìm cách để giảm chứng ợ nóng và khó tiêu
Đối phó với chứng ợ nóng
Chứng ợ nóng, khó tiêu và trào ngược thật sự gây khó chịu đúng không mẹ? Dưới đây là một số tips giúp mẹ đối phó với chúng:
- Chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa trong một ngày thay vì chỉ ăn 3 bữa lớn
- Khi ăn, mẹ chú ý nhai thật kỹ thức ăn
- Tránh nằm xuống hoặc cúi xuống sau bữa ăn trong khoảng ba tiếng
- Tránh ngủ ngay sau khi ăn
- Tránh các loại thức ăn cay, dầu mỡ và nhiều chất béo
- Nhờ sự tư vấn của bác sĩ để có đơn thuốc an toàn giúp giảm thiểu chứng ợ nóng
Chúc mẹ sẽ có tuần thai thứ 24 thật khỏe mạnh và đừng quên theo dõi chặng tiếp theo của Hành trình thai kỳ: Tuần thai thứ 25 mẹ nhé.