Thai nhi tuần thứ 32 thuộc Tam cá nguyệt thứ 3. Đây là lúc bé yêu phát triển một cách hết sức nhanh chóng. Cơ thể mẹ có rất nhiều những thay đổi cả về tâm lí và sinh lí. Lúc này bé của mẹ bầu phát triển như thế nào và lời khuyên gì dành cho mẹ bầu ? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Vào tuần thai thứ 32 này, bé yêu của mẹ bầu vẫn tiếp tục phát triển nhanh chóng. Ước tính bé nặng vào khoảng 1,8 kg và có chiều dài vào khoảng 41 cm ước tính bằng một trái bí ngô. Bụng mẹ giờ đây trở nên thật chật trội so với tốc độ phát triển của bé. Mẹ bầu sẽ không còn thấy bé hiếu động như trước nữa, nhưng những chuyển động nhẹ của bé mẹ vẫn có thể cảm nhận được.
Mục lục
1. Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 32 như thế nào ?
Bước vào tuần thai thứ 32 này, cơ thể bé và các cơ quan chức năng của bé gần như đã đầy đủ và phát triển hoàn thiện. Tứ chi của bé cũng phát triển cho cân xứng hơn. Khung xương bé dần trở nên cứng cáp hơn so với trước.
Mắt bé yêu của mẹ bầu đã dần trở nên linh hoạt hơn. Bé có thể nhắm mắt và mở mắt thậm chí là nheo mắt một cách vô cùng thuần thục. Bé đã có thể tránh mắt đi và nhắm mắt lại khỏi những ánh sáng quá mạnh chiếu vào bụng mẹ. Đồng tử của bé đã tự có thể điều tiết hạn chế ánh sáng chiếu vào gây tổn thương cho mắt bé.
2. Tuần thứ 32 mẹ bầu có những thay đổi gì ?
Do bé yêu của mẹ bầu ngày một lớn hơn nên bụng mẹ cũng ngày một to ra điều này gây nhiều khó khăn trong lúc mẹ bầu di chuyển, sinh hoạt và làm việc. Mẹ bầu cũng đừng vì thế mà dễ nổi cáu gây ảnh hưởng không tốt đến mẹ và bé trong bụng nhé.
2.1. Núm vú
Núm vú mẹ bầu lúc này sẽ to hơn và sẫm màu hơn vì ngày sinh đang cận kề. Mẹ bầu đôi khi sẽ cảm thây tê hết vùng các ngón tay, cổ tay, cổ chân và nhiều vị trí khác nữa. Việc đi lại khó khăn và những thay đổi của cơ thể nên mẹ bầu cũng khó khăn khi chọn cho mình được một tư thể thoải mái.
2.2. Khó thở
Mẹ bầu sẽ cảm thấy khó thở trong tuần thai kì này do thai nhi ngày một phát triển lớn hơn đè lên dạ dày của mẹ và gây sức ép lên cơ hoành và phổi khiến việc hít thở của mẹ gặp phải nhiều khó khăn.
2.3. Thiếu máu
Mẹ bầu cũng sẽ bị thiếu máu và một số chất dinh dưỡng do bé yêu ngày một lớn nên nhu cầu dinh dưỡng của bé cũng vì thế mà tăng lên.
2.4. Tiết dịch âm đạo
Thai nhi tuần thứ 32, âm đạo mẹ bầu sẽ tiết dịch nhiều hơn. Vì thế mẹ bầu hãy vệ sinh vùng kín thật sạch sẽ và kĩ lưỡng mẹ bầu nhé để tránh mắc phải một số bệnh phụ khoa. Tuy nhiên nếu cảm thấy âm đạo tiết quá nhiều dịch kèm theo đó là có mùi hoặc ngứa ngáy mẹ bầu hãy liên lạc ngay với bác sĩ để nhận được sự tư vấn và giúp đỡ. Viêm âm đạo cũng dẫn đến nguy cơ sinh non.
2.5. Cảm xúc
Chẳng lâu nữa đâu là em bé của bạn sẽ chào đời, chắc hẳn mẹ bầu lúc này sẽ có nhiều những cung bậc cảm xúc khác nhau bao gồm cả những lo lắng và hồi hộp. Mẹ bầu hãy tinh ý để nhận ra những nhu cầu của bé từ đó có thể chăm bé tốt hơn mẹ bầu nhé.
3. Một số lưu ý dành cho mẹ bầu khi thai nhi tuần thứ 32
Tuy rằng giai đoạn này bé đã phát triển một cách khá toàn diện. Giả dụ mẹ bầu có sinh non thì bé vẫn có thể phát triển hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên mẹ bầu hãy hết sức lưu ý vì nếu lỡ sinh non bé yêu của bạn sẽ rất dễ mắc phải một số chứng gây hại cho sức khỏe bé. Mẹ bầu hãy đọc kĩ và lưu ý một số dầu hiệu của sinh non dưới đây :
Mẹ bầu cảm thấy rất đau bụng và vùng bụng phía trước căng và đau theo cơn. Bên cạnh đó là âm đạo tiết dịch nhiều hơn bình thường. Kèm theo đó là có xuất hiện máu, có thể là nước ối đi cùng với dịch lỏng. Mẹ bầu hãy đếm số lần co thắt, nếu cơn co thắt diễn ra khoảng từ 6 lần. Mỗi tiếng 1 lần và mỗi lần kéo dài từ 30 đến khoảng 45 giây. Theo đó là máu âm đạo và đau bụng dữ dội thì lúc này mẹ hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được hỗ trợ.
Một số các biểu hiện khác mẹ bầu cũng hết sức lưu ý đó là mẹ bầu cảm thấy rất mệt mỏi, cơ thể yếu ớt, sốt, đau đầu hay tức ngực thậm chí là ngất xỉu … Cũng hãy đến bệnh viện để được các bác sĩ giúp đỡ.
4. Một số lời khuyên dành mẹ bầu trong tuần thai nhi thứ 32
Chứng ợ nóng, ợ hơi và táo bón vẫn sẽ tiếp tục xuất hiện ở thai nhi tuần thứ 32. Vì thế mẹ bầu hãy ăn uống một cách khoa học và hợp lí hơn. Mẹ bầu hãy đi ngủ đúng giờ. Thay đổi tư thế nằm và tập thể dục thường xuyên để có một giấc ngủ tốt. Bên cạnh đó khi mẹ bầu đứng dậy để đi lại thì nên đứng dậy từ từ, chậm rãi. Vì cơ thể mẹ bầu đang ở giai đoạn mất cân bằng nên rất dễ ngã.
Mẹ hãy bổ sung cho bé một số các dưỡng chất cần thiết . Đó là các chất đạm, chất béo, chấy xơ, vitamin C, can xi
Mẹ bầu hãy uống nhiều nước vào ban ngày khoảng từ 2 đến 3 lít. Hạn chế uống vào ban đêm sẽ khiến mẹ bầu đi vệ sinh nhiều lần ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Bên cạnh đó mẹ bầu hãy đi khám thai đầy đủ. Kiểm tra tình hình sức khỏe của cả mẹ bầu và bé. Hãy hỏi bác sĩ về dự đoán về ngày bé sẽ ra đời.
Vì ngày sinh đang cận kề mẹ bầu sẽ luôn cảm thấy hồi hộp và lo lắng. Mẹ bầu đừng lo lắng thay vào đó hãy nghỉ ngơi thư giãn cho thật tốt mẹ bầu nhé.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thai nhi tuần thứ 32 được gửi đến mẹ bầu. Chúc mẹ bầu khỏe mạnh và tinh thần thoải mái chuẩn bị cho sự ra đời của bé nhé.
Đọc tiếp: Thai nhi tuần thứ 33