Việc dùng tã dán đúng cách không chỉ giúp tã khỏi bị tuột hay xô lệch mà còn ảnh hưởng đến việc chăm sóc da bé, thậm chí giúp ngừa hăm, viêm da nữa đó ạ! Vậy tã dán dùng như thế nào cho đúng – mẹ tham khảo 7 bước dưới đây nhé!
Mục lục
1. 7 bước dùng tã dán cho bé dễ dàng
Mẹ băn khoăn không biết tã dán dùng như thế nào mẹ hãy tham khảo ngay cách sử dụng tã dán đúng cách cho bé trai và bé gái dưới đây.
- Bước 1: Chuẩn bị 1 tã dán và 1 bộ quần áo mới, sản phẩm vệ sinh da (khăn khô, khăn ướt, xịt hăm), đồ chơi cho bé,…
- Bước 2: Đặt em bé nằm ngửa trên miếng lót thay tã dán đề phòng làm bẩn ra giường của mẹ. Với tã dán, mẹ tháo bằng cách gỡ miếng dán ở 2 bên hông bé. Sau đó, mẹ nâng 2 chân bé lên nhẹ nhàng và kéo tã sang 1 bên.
- Bước 3: Vệ sinh vùng mặc tã cho bé bằng khăn ướt hoặc khăn khô đa năng. Mẹ lưu ý: Nên lau sạch những nếp gấp ở bẹn, đùi, mông; với bé gái nên lau trừ trước ra sau để tránh nhiễm bẩn sang bộ phận sinh dục của con.
- Bước 4: Sử dụng sản phẩm xử lý hăm cho bé ngay cả khi bé chưa có dấu hiệu để bảo vệ da bé, đây là một trong các bước quan trọng trong cách mặc tã dán đúng cách cho bé. Mẹ đợi 1 lúc khoảng 10-15s rồi thay tã mới.
- Bước 5: Mở miếng tã dán ra. Sau đó nhấc 2 chân bé lên, đưa tã vào dưới mông bé.
- Bước 6: Thường ở mặt trên của tã dán đều đánh số từ 1-3. Các số này giúp mẹ đóng tã dán được cân đối. Mẹ dán đều 2 miếng dán 2 bên vào cùng 1 số sẽ giúp tã không bị xô lệch.
- Bước 7: Mặc quần áo và để bé nằm/ chơi nơi an toàn, sau đó mẹ gấp, thu gọn tã và khăn bẩn cho vào thùng rác bằng cách cuốn gọn rồi cố định tã bẩn bằng hai miếng dán hai bên. Mẹ nên rửa tay sạch sẽ sau khi dọn cho con để đảm bảo vệ sinh nhé.
2. Mẹ lưu ý để dùng tã dán an toàn, đúng cách cho bé
Trên là những giải đáp tã dán dùng như thế nào đúng cách khá là chi tiết, còn bây giờ là 6 điểm mẹ cần lưu trong cách sử dụng tã dán để an toàn nhất cho con nhé:
- Kiểm tra tã trước khi sử dụng, đảm bảo tã không rách, không dính bẩn.
- Kiểm tra tã thường xuyên để kịp thời phát hiện tã bị bẩn do phân hoặc tã bị tràn. Với trẻ sơ sinh, mẹ nên kiểm tra 2 giờ/ lần vì ở giai đoạn này bé thường đi phân su xì xoẹt liên tục. Ngoài ra, các thương hiệu bỉm lớn hiện nay đều có vạch báo đầy ở mặt dưới của tã. Khi vạch chuyển màu là dấu hiệu báo cho mẹ biết tã đã đầy, mẹ nên thay tã luôn cho bé nhé.
Mẹ xem thêm: Tã dán dùng trong bao lâu thì nên thay cho bé yêu?
- Vệ sinh sạch sẽ da bé trước và sau khi mặc tã giúp giảm tình trạng hăm/ viêm vùng da mặc tã, mẹ lưu ý:
-
- Không sử dụng khăn hoặc sản phẩm nào có những chất dễ gây kích ứng như: Paraben, hương thơm tổng hợp
- Không chà xát da bé quá mạnh vì dễ làm xước, tổn thương da bé
- Lưu ý cách mặc tã dán đúng cách cho bé theo giới tính
-
- Bé gái: Nên vệ sinh từ trước ra sau, quan sát các biểu hiện bất thường ở vùng sinh dục của con. Nếu có biểu hiện sưng, mẩn đỏ,… mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ vì có thể bé đang bị viêm vùng kín.
- Bé trai: Quan sát vùng mặc tã, đặc biệt là các biểu hiện bất thường đầu dương vật. Nếu có biểu hiện sưng, đỏ, nóng rát,… thì mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ vì có thể bé bị hẹp bao quy đầu, viêm bao quy đầu,…
- Nếu tã bị thấm ngược trở lại thì mẹ lưu ý 2 điều sau: Một là có thể bởi độ thấm hút của tã không tốt khiến tã bị thấm ngược trở lại. Hai là có thể tã chật, kích thước tã nhỏ hơn so với cân nặng của bé. Trong cả 2 trường hợp này mẹ nên thay tã khác phù hợp hơn cho bé.
- Chọn đúng loại tã để ngừa hăm tối đa cho bé: Khi chọn tã cho bé, mẹ ưu tiên chọn tã thấm hút tốt, bề mặt thông thoáng để ngừa hăm tối đa cho con. Nếu chưa nắm rõ về cách chọn tã dán phù hợp, mẹ kéo xuống dưới để tham khảo phần 3.3 mẹ nhé!
3. Những câu hỏi thường gặp khi sử dụng tã dán cho bé
Ngoài câu hỏi “tã dán dùng như thế nào?” hay “cách mặc tã dán đúng cách?”. Còn có thêm một số câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm khi dùng tã dán mẹ dưới đây.
3.1. Bao lâu thì nên thay tã dán 1 lần?
Chuyên gia Nhi Khoa khuyến cáo, ban ngày mẹ nên thay tã cho bé ít nhất 4 tiếng/ lần, ngay cả khi tã của bé còn sạch. Ngoài ra, thời gian thay tã còn phụ thuộc vào số tháng tuổi của bé, vì mỗi giai đoạn bé có lượng phân, nước tiểu khác nhau. Dưới đây là bảng hướng dẫn chi tiết thời gian nên thay tã cụ thể theo mốc tuổi của bé:
Số tháng tuổi | Thời gian nên thay bỉm | Số lượng bỉm cần dùng trong 1 ngày |
0 – 1 tháng tuổi | 2 tiếng/lần | 10 – 12 miếng |
1 – 5 tháng tuổi | 2.5 tiếng/lần | 8 – 10 miếng |
5 – 9 tháng tuổi | 3 tiếng/lần | 6 – 8 miếng |
9 – 12 tháng tuổi | 4 tiếng/lần | 6 miếng |
Lưu ý: Nếu sử dụng tã dán qua đêm cho bé, nên chọn tã có thiết kế chuyên biệt siêu thấm hút và chống tràn. Nếu sử dụng tã thông thường, con có thể thức dậy nửa đêm đòi thay bỉm vì bị tràn bỉm. Dù mẹ hay ba thay cho con thì tự nhiên cả gia đình cũng sẽ mất giấc ngủ ngon, mà đôi khi bỉm lỡ tràn ra giường thì phải thay cả quần áo rồi thay cả đệm.
Mẹ tham khảo tã dán ULTRAFLOW MAMAMY với thiết kế chuyên biệt có thể đóng suốt 12h đêm cho bé.
3.2. Khi nào mẹ cân nhắc chuyển từ tã dán sang tã quần?
Tã dán được mẹ yêu thích vì vốn thông thoáng hơn, nhất là vào ngày hè nóng. Tuy nhiên, khi bé được khoảng 6, 7 tháng, bé bắt đầu tập lẫy, tập bò, hay kể cả lúc ngủ sẽ vặn mình, xoay người nhiều hơn. Mẹ có thể “phát mệt” bởi bé ngọ nguậy, không chịu nằm yên cho mẹ thay tã đâu. Khi đó, mẹ có thể chuyển sang sử dụng tã quần để tiện lợi hơn nhé!
3.3. Loại tã dán nào tốt nhất cho bé sơ sinh?
5 lưu ý dưới đây sẽ giúp mẹ chọn được loại tã dán tốt nhất cho bé nhà mình ạ!
- Chọn tã thấm hút tốt để mông con khô thoáng, hạn chế nước tiểu tiếp xúc lâu với da gây hăm tã. Hiện nay, hạt SAP thấm hút đang được ưa chuộng và được nhiều các thương hiệu lớn đưa vào sản phẩm của mình. Mẹ chọn tã có càng nhiều hạt SAP thấm hút, khả năng thấm hút càng tốt. Bởi hạt SAP này có thể hấp thụ lượng chất lỏng gấp 30 lần trọng lượng của nó, sau khi hút nước sẽ chuyển thành dạng gel ngăn chất lỏng thấm ngược lại, giúp mông bé khô thoáng, hạn chế tràn bỉm.
- Chọn tã kích cỡ phù hợp với cân nặng của bé, tránh chọn tã quá chật vì có thể cọ xát gây tổn thương da. Mỗi thương hiệu sẽ có bảng size riêng theo cân nặng của bé cho mẹ tham khảo.
Mẹo nhỏ cho mẹ: Mẹ nên chọn tã nhỉnh hơn 1 chút so với cân nặng của bé vì tã điều chỉnh được kích thước.
- Thiết kế bề mặt thông thoáng: Ở một số loại tã hiện nay có thiết kế mặt bông nổi dạng 3D (nhìn qua thì thấy bề mặt hơi giống dạng sóng), giúp giảm tối đa sự tiếp xúc giữa mông bé với bề mặt tã. Nhờ vậy, mông bé sẽ luôn giữ được sự thông thoáng, hạn chế bí bách gây hăm.
- Ưu tiên tã mỏng nhẹ: Giống mẹ mặc áo bông, áo càng dày thì càng bí bách, khó chịu, đặc biệt vào mùa hè. Bé mặc tã cũng vậy! Vì thế, mẹ ưu tiên chọn tã mỏng nhẹ cho con, khoảng 0,5 – 0,6cm là tốt nhất. Mẹ cũng đừng lo lắng rằng tã mỏng sẽ thấm hút không tốt, vì nhiều thương hiệu lớn giảm lớp bông dày thay bằng hạt SAP thấm hút để bỉm mỏng hơn, khả năng thấm hút cũng cao hơn nhiều lần đó ạ!
- Nhận được những phản hồi tích cực từ cộng đồng mẹ bỉm sữa.
Qua bài viết trên, hi vọng mẹ đã biết tã dán dùng như thế nào và những lưu ý quan trọng trong quá trình chọn tã, sử dụng tã cho bé yêu. Nếu có câu hỏi thắc mắc về cách sử dụng tã dán, mẹ hãy liên hệ hotline 094.695.6269 để được tư vấn nhanh chóng, chính xác nhất!
Mẹ xem thêm: