Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Ăn gì ngày tết: 20 món ăn ý nghĩa trong mâm cơm ngày tết

Dịp Tết là khoảng thời gian những người thân trong gia đình đoàn tụ, sum vầy cùng thưởng thức những món ăn ngon, hàn huyên trò chuyện. Vậy ăn gì ngày Tết cho mới lạ, hấp dẫn và may mắn? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho mẹ những món ăn ý nghĩa trong mâm cơm ngày Tết để mẹ thỏa thích thể hiện tài nấu ăn của bản thân nhé!

1. Ý nghĩa mâm cơm ngày tết

Hình ảnh mâm cơm đoàn viên ngày Tết đã quá quen thuộc và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong trái tim mỗi con người Việt Nam. Một năm vất vả, gian truân và bận rộn, đây là khoảnh khắc gia đình được xích lại gần nhau hơn. Mâm cơm ngày Tết không đơn giản chỉ là trả lời cho câu hỏi ngày Tết ăn gì cho may mắn, ngồi lại cùng nhau thưởng thức những món ăn ngon mang hương vị Tết cổ truyền. Đó còn là cơ hội để những người thân trong gia đình sẻ chia, lắng nghe, tâm sự và gửi những lời chúc tốt đẹp nhất cho nhau dịp đầu năm mới.

Chính vì vậy, mâm cơm ngày Tết đã trở thành phong tục tập quán lâu đời mang nét đẹp văn hóa của người Việt. Là cơ hội để con cháu dâng cơm, tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên… thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Gia đình mình  hãy luôn ghi nhớ và tiếp nối truyền thống tốt đẹp này mãi về sau mẹ nhé!

Mâm cơm ngày Tết - một nét đẹp văn hóa lâu đời
Mâm cơm ngày Tết – một nét đẹp văn hóa lâu đời

2. Miền Bắc ăn gì ngày tết? 

2.1. Bánh Chưng

Bánh chưng được xem là món ăn có lịch sử lâu đời trong văn hóa ẩm thực Việt Nam và không thể thiếu trong danh sách “ăn món gì ngày Tết” của mẹ. Bánh chưng được tạo ra giữa sự kết hợp giữa gạo nếp được ngâm kỹ lưỡng cùng đậu ngọt bùi, tiêu cay nhẹ và thịt mỡ béo ngậy tạo nên một hương vị đặc trưng của ngày Tết cổ truyền. Mẹ ăn bánh chưng chấm với mật sẽ ngon hơn, nếu bánh để lâu mẹ nhớ cho vào tủ lạnh khi nào ăn chiên lại sẽ rất giòn và ngon.

Theo ông cha ta quan niệm rằng, những chiếc bánh chưng tượng trưng cho mặt đất, nấu bánh chưng ngày Tết để thể hiện lòng biết ơn của hoàng tử Lang Liêu với Vua Hùng đời thứ 16 và đất trời. Ngoài chuẩn bị cho mâm cơm ngày Tết mẹ có thể dùng làm quà tặng bạn bè đều được nhé!

Ăn gì ngày Tết - bánh chưng truyền thống
Ăn gì ngày Tết – bánh chưng truyền thống

2.2. Xôi gấc

Màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, là màu của niềm vui và hạnh phúc. Chính vì vậy, xôi gấc là món ăn luôn hiện diện trong những ngày rằm, lễ hay đặc biệt là ngày Tết nguyên đán. Gạo nếp để nấu xôi gấc được ngâm từ 6-8 tiếng nên món ăn sẽ đạt được độ dẻo dai, kết hợp với vị béo của nước cốt dừa và vị ngọt của đường tạo nên hương vị cuốn hút. Thông thường, xôi chín là có thể ăn ngay nhưng mẹ có thể ăn kèm với giò nạc để thay đổi khẩu vị. Đây có thể xem là đáp án hoàn hảo cho câu hỏi “ngày tết ăn gì cho may mắn?”

Ăn gì ngày tết cho may mắn - xôi gấc
Ăn gì ngày tết cho may mắn – xôi gấc

2.3. Dưa hành

Ăn gì ngày Tết cho đỡ ngán? thì không thể không kể đến dưa hành muối chua – một món ăn vô cùng giản dị và dân dã quen thuộc trong mâm cơm ngày Tết miền Bắc. Với vị chua chua cay nhẹ rất dễ ăn, mẹ và gia đình có thể ăn dưa hành kèm cùng với bánh chưng hay thịt đông sẽ tạo nên một hương vị tuyệt vời. Món ăn này gắn liền với mong ước về sự vinh hoa, phú quý trong năm mới. 

Ăn gì ngày Tết cho đỡ ngán - dưa hành mẹ nha
Ăn gì ngày Tết cho đỡ ngán – dưa hành mẹ nha

2.4. Giò

Nấu món gì ăn vào ngày Tết? Giò sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo dành cho mẹ.  Món ăn ngon này được làm từ thịt heo, giã nhuyễn và gói bằng lá chuối rồi luộc chín. Những miếng giò trắng mịn, giòn dai, thơm ngon không chỉ là món ăn ngon mà có thể dành tặng cho những thành viên trong gia đình mình. Mẹ cắt giò thành từng miếng tam giác nhỏ đều nhau, xếp bắt mắt, khi ăn chấm với nước mắm hoặc một chút tương ớt sẽ rất ngon. 

Từ lâu, giò đã luôn là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết thể hiện một niềm mong ước cho năm mới, gia đình luôn bình an, hạnh phúc ấm êm, phúc lộc đầy nhà.

Người miền Bắc ăn giò ngày Tết
Người miền Bắc ăn giò ngày Tết

2.5. Thịt gà luộc

Vào dịp đầu năm mới, hầu hết các gia đình Việt đều lựa chọn trong danh sách “ăn gì ngày Tết?” món gà luộc. Đây là món ăn mang ý nghĩa mong muốn một năm mới làm ăn tốt hơn, nhiều tài lộc hơn. Vị ngọt thơm của miếng thịt gà đã luộc đủ độ chín ăn kèm với lá chanh, chấm muối tiêu chanh sẽ tạo nên một hương vị riêng rất khó quên.

Gà luộc - món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết
Gà luộc – món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết

2.6. Nem rán

Món nem rán là món ăn vùng miền nào cũng có, tuy nhiên mỗi vùng sẽ có những sự thay đổi về thành phần nguyên liệu vì thế sẽ tạo nên những nét đặc trưng riêng. Đây là món ăn thơm ngon, thể hiện sự kỳ công, tỉ mỉ của mẹ – đó là nét đẹp của sự nỗ lực, kiên trì của con người Việt Nam.  Nem rán mang nhiều hương vị, là sự kết hợp của nhiều thành phần nguyên liệu như thịt lợn, mộc nhĩ, nấm hương, rau, giá nên được coi là món ăn tượng trưng cho “quốc hồn, quốc túy”. Mẹ ăn nem được chiên nem giòn tan, chấm cùng nước mắm chua ngọt là một sự hòa quyện tuyệt vời.

Ăn gì ngày Tết - nem rán món ăn tinh túy
Ăn gì ngày Tết – nem rán món ăn tinh túy

2.7. Thịt bò kho

Thịt bò kho là món ăn tiếp theo trong danh sách ăn gì ngày Tết miền Bắc. Món ăn này thường được chuẩn bị từ những ngày 29-30 Tết, sử dụng thịt bắp bò cắt khúc vừa ăn, ướp cùng với tỏi, ớt, sả và các loại gia vị đặc trưng. Mẹ sẽ ăn kèm thịt bò kho với bánh chưng, cơm nếp hoặc bánh mì. Một món ăn thân quen khiến mẹ dễ dàng cảm nhận không khí hòa thuận, sum vầy – dấu hiệu của một năm mới thuận lợi, thành công. 

Thịt bò kho - món ăn độc đáo cho danh sách ăn gì ngày Tết
Thịt bò kho – món ăn độc đáo cho danh sách ăn gì ngày Tết

2.8. Thịt đông

Mỗi dịp Tết đến, xuân về, nhà nhà đều mua rất nhiều thịt về để nấu đông – đây có lẽ là một món ăn đặc biệt và mang tính truyền thống, độc đáo và tinh túy của người miền Bắc. Phần thịt đông được nấu trong như thạch thể hiện cho sự an lành, hạnh phúc cả một năm. Sự hòa quyện, gắn kết giữa các thành phần của món ăn như một lời chúc may mắn dành cho tất cả người thân trong gia đình. Mẹ có thể ăn kèm thịt đông với nhiều món khác nhau như: dưa chua, cơm hay nấu canh…

Ăn gì ngày tết? Thịt đông mẹ nhé
Ăn gì ngày tết? Thịt đông mẹ nhé
Miền Bắc ăn gì ngày tết?
Miền Bắc ăn gì ngày tết?

3. Miền Trung ăn gì ngày tết? 

3.1. Bánh tét

Bánh tét hẳn không còn xa lạ đối với những người con miền Trung. Nếu miền Bắc có bánh chưng được gói bằng lá dong thì bánh tét miền Trung sẽ sử dụng lá chuối để gói bánh. Bánh được bọc nhiều lá như người mẹ bọc lấy người con, ăn bánh tét giống như nhớ về mẹ, nhớ về quê hương. Mỗi dịp Tết đến, hương vị bánh tét thoang thoảng bên tai gợi niềm mơ ước “an cư lạc nghiệp” của những người con xa quê muốn mau mau về đoàn tụ với gia đình. Thông thường, mẹ sẽ ăn bánh tét chấm mật, nhưng bánh tét có thể được xếp vào danh sách ăn gì ngày tết cho đỡ ngán khi mẹ ăn kèm với dưa món, củ kiệu hoặc đem chiên giòn.

Ăn gì ngày Tết? Món bánh tét thấm đượm tình đoàn viên
Ăn gì ngày Tết? Món bánh tét thấm đượm tình đoàn viên

3.2. Nem chua

Nhắc tới nem chua, ai ai cũng sẽ nghĩ ngay tới Thanh Hóa – một tỉnh nằm ở phía bắc miền Trung. Nem chua không chỉ là đặc sản nổi tiếng của vùng đất xứ Thanh, mà đó còn là một món ăn đặc trưng không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết miền Trung. Món ăn đặc sản này được làm từ thịt và da heo, sau khi đã được tẩm ướp gia vị, thịt được gói lại trong lá chuối kèm rau răm, tỏi, ớt để trong vài ngày có vị chua thanh, giòn giòn, cay cay. Những ngày Tết, bố mẹ nhâm nhi vài chung rượu với chút nem chua thì còn gì bằng. Món nem chua mang ý nghĩa như lời răn dạy, nhắc nhở rằng những người con luôn phải nhớ về quê hương, nhớ về cội nguồn dù có ở nơi xa xôi tới đâu.

Ăn gì ngày Tết? Nem chua đặc sản xứ Thanh
Ăn gì ngày Tết? Nem chua đặc sản xứ Thanh

3.3. Dưa món

Bên cạnh củ kiệu của miền Bắc thì ở miền trung sẽ có dưa món nằm trong danh sách “ăn gì ngày Tết cho đỡ ngán?”. Được kết hợp từ nhiều nguyên liệu khác nhau như củ cải, cà rốt, dưa leo, đu đủ, củ kiệu,… muối lên men đã tạo nên món ăn ngon, giúp giảm lượng chất béo từ những món ăn giàu protein trong ngày Tết. Mẹ có thể kết hợp ăn dưa món với bánh chưng, bánh tét, thịt đông….để thưởng thức được nhiều mùi vị độc đáo hơn nhé.

Ăn gì ngày Tết? Dưa món giải ngấy ngày Tết
Ăn gì ngày Tết? Dưa món giải ngấy ngày Tết

3.4. Tôm chua

Tôm chua là một món ăn bình dị của người dân xứ Huế và cũng là đặc sản, một ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Trung. Nấu món gì ăn ngày Tết thì tôm chua sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời! Món ăn có vị ngọt bùi của tôm, béo ngậy của thịt kết hợp với vị cay và chua của nhiều loại gia vị khác như: ớt, riềng, khế…tạo nên một bản hòa tấu hương vị mà ai đã thử sẽ không thể nào quên. Tôm chua mang đủ sự tinh tế của người Huế, chính vì vậy đây là món ăn của vị quê, nhắc nhở những người con sống phải biết trọng tình nghĩa, nhớ về cha mẹ, ông bà và cội nguồn của mình.

Ăn gì ngày Tết? Món ngon từ bàn tay người dân xứ Huế - tôm chua
Ăn gì ngày Tết? Món ngon từ bàn tay người dân xứ Huế – tôm chua

3.5. Chả bò

Chả bò hay còn gọi là giò bò – một trong những món ăn rất quen thuộc trong mâm cơm ngày Tết của người miền Trung. Với đủ vị mặn, ngọt, giòn, dai, cay quyện với mùi thơm nồng đặc trưng của tiêu đen đã khiến cho món này không thể thiếu trong các dịp lễ Tết. Cách ăn chả bò cũng giống như ăn giò của miền Bắc, mẹ có thể ăn kèm với dưa chua, chấm tương hoặc chiên nhé. Món ăn mang thông điệp cầu chúc sức khỏe, may mắn và phát tài phát lộc tới mọi nhà. 

Ăn gì ngày Tết? Món chả bò lạ miệng
Ăn gì ngày Tết? Món chả bò lạ miệng

3.6. Thịt ngâm mắm

Thịt ngâm mắm – một món ăn nghe còn khá xa lạ nhưng lại là món ăn phổ biến nhất ở nhiều tỉnh miền Trung như: Nghệ An, Hà Tĩnh,… Thịt heo hoặc thịt bò sau khi sơ chế xong sẽ được ngâm vào nước mắm đường và pha nấu theo một tỉ lệ nhất định. Thịt ngâm càng để lâu càng thấm, se lại, mặn mòi rất đã – là một ứng cử viên sáng giá vào danh sách “nấu món gì ăn ngày Tết?”. Mẹ có thể ăn kèm cơm, cuốn bánh tráng hoặc làm mồi “nhâm nhi” cùng chén rượu cay cay.

Ăn gì ngày Tết? Thịt ngâm mắm nồng nàn vị quê 
Ăn gì ngày Tết? Thịt ngâm mắm nồng nàn vị quê
Miền Trung ăn gì ngày tết? 
Miền Trung ăn gì ngày tết?

4. Miền Nam ăn gì ngày tết? 

4.1. Thịt kho nước dừa

Món ăn chỉ cần cảm nhận hương thơm là thấy không khí Tết gần kề. Thịt kho tàu không chỉ là món ăn đặc trưng xuất hiện trong mâm cỗ Tết Miền Nam mà trong thực đơn hằng ngày, món ăn này cũng rất được ưa chuộng. Với thịt, trứng, vị đậm đà, màu sắc bắt mắt, món ăn này mang đến sự ấm cúng, sum vầy,  thể hiện tình cảm gia đình hòa thuận, yên vui dịp cuối năm.

Ăn gì ngày Tết? Thịt kho nước dừa thơm, béo ngậy
Ăn gì ngày Tết? Thịt kho nước dừa thơm, béo ngậy

4.2. Củ kiệu tôm khô

Có lẽ đây là món ăn đã được nhắc tới trong danh sách “ăn gì ngày Tết” ở mâm cỗ miền Bắc. Tuy nhiên điều đặc biệt ở đây, người miền Nam thay vì ăn củ kiệu với bánh tét thì tôm khô sẽ là sự lựa chọn được yêu thích hơn. Củ kiệu được ngâm chua ngọt, khi ăn kèm tôm khô thì rắc thêm miếng đường cát sẽ khiến cho món ăn có đủ vị giòn, dai, hăng, mặn, ngọt để cánh mày râu nhâm nhi ngon lành thú vị. Củ kiệu vốn dĩ là một món đồ có vị chua nhưng khi thử một miếng lại cho vị ngọt nồng nàn, ngọt bùi thấm đậm hương vị quê hương.

Ăn gì ngày Tết? Củ kiệu kết hợp với tôm khô
Ăn gì ngày Tết? Củ kiệu kết hợp với tôm khô

4.3. Bánh tét

Bánh tét miền Nam rất khác với bánh tét ở miền Trung và được cải tiến rất rõ rệt. Bánh có hai loại nhân là nhân mặn và nhân ngọt. Với nhân mặn thì ngoài nguyên liệu là đậu và thịt mỡ truyền thống, nhiều nhà còn cho thêm cả trứng muối, lạp xưởng để thêm nhiều khẩu vị khác nhau. Nhân ngọt thì sẽ là đậu được tẩm với đường vị khá là lạ. Ăn bánh tét là mong ước về một mùa xuân an lành, may mắn cho mọi nhà. 

Ăn gì ngày Tết? Món bánh tét lạ miệng miền Nam
Ăn gì ngày Tết? Món bánh tét lạ miệng miền Nam

4.4. Canh khổ qua nhồi thịt

Canh khổ qua nhồi thịt là món ăn quá quen thuộc trong bữa cơm hằng ngày, nhưng ở miền Nam nó lại trở thành một phần không thể thiếu trong danh sách “ăn gì vào ngày Tết”. Thịt băm nhuyễn nêm nếm chút da bị kèm nấm mèo băm nhỏ, nhét vào ruột của khổ qua và nấu nhừ sẽ cho ra một món ăn bổ dưỡng, đẹp mắt. Đúng như tên gọi của nó món canh khổ qua có ý nghĩa là niềm hy vọng rằng những điều khó khăn, vất vả của năm cũ sẽ qua đi để năm mới sẽ gặp nhiều điều may mắn, thuận lợi hơn. Chính điều đó giúp cho mẹ cảm thấy an tâm hơn rằng mọi điều không may của năm cũ đã qua, hy vọng năm mới mọi điều sẽ khác sẽ tốt đẹp hơn.

Ăn gì ngày Tết? Canh khổ qua nhồi thịt quen thuộc
Ăn gì ngày Tết? Canh khổ qua nhồi thịt quen thuộc

4.5. Dưa giá

Ăn món gì ngày Tết cho đỡ ngán? Mẹ đừng bỏ qua món dưa giá chua chua, thanh mát này. Với vị giòn, ngon nên món dưa giá được rất nhiều người lựa chọn để giải nhiệt trong những ngày Tết. Mẹ có thể ăn cùng với cơm, cuốn bánh tráng, tuy nhiên thích hợp nhất vẫn là ăn kèm thịt kho nước dừa vì tác dụng giảm độ ngán rất hiệu nghiệm trong ngày Tết. 

 Mẹ muối dưa giá ăn ngày Tết đỡ ngán
Mẹ muối dưa giá ăn ngày Tết đỡ ngán

4.6. Lạp xưởng

Cứ mỗi khi Tết, trong mâm cơm ngày Tết của người miền Nam không thể thiếu món lạp xưởng với rất nhiều loại từ tươi, khô, nạc, tôm, cá…Mẹ có thể chế biến bằng nhiều cách như luộc, chiên, nướng trước khi ăn nhưng chủ yếu là chiên bằng nước vừa ngon mà còn an toàn cho sức khỏe.

Lạp xưởng có màu đỏ – màu của may mắn, thêm vào đó chúng còn có kiểu dáng nối với nhau thành xâu giống với xâu tiền bao đỏ. Chính vì vậy món ăn này mang ý nghĩa cầu mong một năm mới sẽ gặp nhiều may mắn, nhiều tài lộc, giàu sang.

Ăn gì ngày Tết? Lạp xưởng - món ngon đem đến nhiều may mắn
Ăn gì ngày Tết? Lạp xưởng – món ngon đem đến nhiều may mắn
Miền Nam ăn gì ngày tết? 
Miền Nam ăn gì ngày tết?

5. Không nên ăn gì vào dịp tết?

5.1. Thịt chó

Không thể phủ nhận thịt chó là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và là món ăn phù hợp cho các cuộc nhậu ngày Tết. Tuy nhiên, thịt chó lại được đưa vào danh sách “kiêng ăn gì ngày Tết?”. Tại sao lại vậy mẹ nhỉ? Từ xa xưa đã có quan niệm rằng ăn thịt chó vào đầu năm hay đầu tháng thì cả năm, cả tháng đó sẽ xui xẻo và không may mắn. Bởi trong dân gian, hình ảnh con chó thường được nhắc đến như hình ảnh của một con vật mang kiếp đen đủi chịu đựng. Chính vì vậy ăn thịt chó cuối năm là hấp thụ những điều xui xẻo, không may mắn.

Kiêng ăn gì ngày Tết? Mẹ tuyệt đối không ăn thịt chó
Kiêng ăn gì ngày Tết? Mẹ tuyệt đối không ăn thịt chó

5.2. Thịt vịt

Thịt vịt là món nên kiêng ăn vào ngày Tết, đặc biệt là đối với người miền Bắc và miền Trung. Món ăn này bị xem là không tốt, kém may mắn nhất, nếu ăn thịt vịt sẽ đen đủi, “tan đàn, xẻ nghé”. Thay vì sử dụng thịt vịt, mẹ hãy dùng thịt gà nếu mong muốn một năm mới cát tường, làm ăn gặp nhiều may mắn, phát tài, phát lộc.

Kiêng ăn gì ngày Tết? Mẹ kiêng thịt vịt nhé
Kiêng ăn gì ngày Tết? Mẹ kiêng thịt vịt nhé

5.3. Mực

Do quan niệm “đen như mực” nên đây cũng sẽ là món ăn được liệt kê vào danh sách “kiêng ăn gì ngày Tết”. Theo quan niệm đó, nếu đầu năm mới gia đình ăn mực sẽ gặp nhiều điều đen đủi, không may mắn, xui xẻo ập đến thất thường. Chính vì thể ngoài kiêng mực vào đầu năm mới, mẹ cũng nên kiêng cho bé ăn trước khi đi thi, hoặc người trước khi đi xa để làm việc.

Mực - món ăn đầu tiên trong danh sách kiêng ăn gì ngày Tết
Mực – món ăn đầu tiên trong danh sách kiêng ăn gì ngày Tết

5.4. Trứng vịt lộn

Kiêng ăn gì ngày Tết? Trứng vịt lộn nhất định phải nằm trong danh sách này. Nhiều người quan niệm, nếu ăn trứng vịt lộn vào đầu tháng hay đầu năm thì sẽ luôn gặp phải những điều xui xẻo, mọi thứ diễn ra đều ngoài tầm kiểm soát, không theo ý mình.

Trứng vịt lộn có mùi tanh nên theo người xưa thì đây là biểu hiện của những điều không may mắn, đen đủi và tang tóc cho gia đình. Do vậy, mẹ và cả nhà tránh không ăn trứng vịt lộn vào ngày đầu năm để hạn chế điềm xui cho mình nhé.

Kiêng ăn gì ngày Tết? Kiêng trứng vịt lộn tránh xui xẻo
Kiêng ăn gì ngày Tết? Kiêng trứng vịt lộn tránh xui xẻo

5.5. Cá mè

Các món ăn chế biến từ cá mè cũng được khuyến khích đưa vào danh sách “kiêng ăn gì ngày Tết?” . Mặc dù là thực phẩm bổ dưỡng và rất tốt cho sức khỏe nhưng loài cá này có mùi khá tanh và nhiều xương. Do vậy, cá mè ược xem là dấu hiệu của sự đen đủi, nếu dùng vào ngày đầu tháng thì mẹ sẽ phải lo ngại cả tháng vất vả, dễ bị “hóc xương”. Nhất là với người miền Trung, họ cho rằng ăn cá mè đầu năm thì cả tháng sẽ bị “hãm tài”.

Kiêng ăn gì ngày tết? Tránh ăn cá mè mẹ nhé
Kiêng ăn gì ngày tết? Tránh ăn cá mè mẹ nhé

6. Gợi ý mâm cỗ ngày tết 

6.1. Mâm cỗ ngày tết miền Bắc

Ngoài tìm hiểu “ăn gì ngày Tết?” thì chuẩn bị mâm cỗ như thế nào là đầy đủ cũng được mẹ rất quan tâm. Đặc trưng của mâm cỗ Tết của người miền Bắc đó là luôn luôn tuân thủ nghiêm ngặt theo quy tắc: 4 bát 4 dĩa (không bao gồm nước chấm, dưa hành và xôi) tượng trưng cho tứ trụ (4 mùa, 4 phương). Đối với những gia đình khá giả, mẹ có thể chuẩn bị nhiều hơn: 4 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa.

4 bát sẽ bao gồm các món:

  • Canh bóng thả nấu với chân tẩy và nước dùng gà
  • Chân giò hầm măng khô
  • Mọc nấm thả 
  • Canh miến nấu lòng gà.

4 đĩa sẽ bao gồm các món: 

  • Gà luộc
  • Nem rán
  • Giò lụa (hoặc giò thủ, chả quế)
  • Bánh chưng

Mặc dù tuân thủ theo các quy tắc trên và mỗi gia đình sẽ chuẩn bị tùy vào điều kiện nhà mình. Tuy nhiên, mâm cỗ đầy đủ không thể thiếu các món chính như: bánh chưng, dưa hành, giò lụa, giò thủ, nem, nộm su hào, canh bóng bì, canh măng chân giò, miến để mang lại may mắn, tài lộc cho cả năm đâu mẹ nhé!

Mâm cỗ ngày tết miền Bắc tuân theo quy tắc 4 bát 4 dĩa
Mâm cỗ ngày tết miền Bắc tuân theo quy tắc 4 bát 4 dĩa

6.2. Mâm cỗ ngày tết miền Trung

Thay vì chỉ tìm hiểu “ngày Tết ăn gì cho may mắn?, mẹ cũng cần chuẩn bị một mâm cỗ ngày Tết miền Trung chuẩn vị, đầy đủ. Theo truyền thống, mâm cỗ ngày Tết miền Trung các món ăn sẽ được chia thành từng đĩa nhỏ, mỗi thứ một ít và bày biện trên một chiếc mâm nhỏ. Nét đặc trưng này thể hiện nét đẹp văn hóa ẩm thực, tinh thần tiết kiệm, biết san sẻ của con người miền Trung. 

Không tuân theo những nguyên tắc như miền bắc, nhưng mâm cỗ miền Trung cũng không thể thiếu các món chính như:

  • Gà luộc
  • Thịt heo
  • Bánh tét
  • Nem chua
  • Dưa muối
  • Ram cuốn,…

Do rất chú trọng đến yếu tố lưu trữ nên mâm cỗ Tết sẽ có thêm một số món mặn như thịt kho, tôm rim, gà rán, nem, thịt ngâm nước mắm,…Bên cạnh những món ăn mặn, người miền Trung cũng quan tâm đến việc chuẩn bị những loại rượu ngon để bàn thờ ông bà ngày Tết như: rượu Hồng Đào “chưa nhắm đã say” của xứ Quảng, rượu Bàu Đá nổi tiếng đất Bình Định hay rượu Minh Mạng ở Cố đô xưa… Tất cả tạo nên một mâm cỗ Tết truyền thống đủ đầy hương vị và đậm đà bản sắc quê hương.

Mâm cỗ ngày Tết miền Trung với nét đẹp của sự sẻ chia
Mâm cỗ ngày Tết miền Trung với nét đẹp của sự sẻ chia

6.3. Mâm cỗ ngày tết miền Nam

Do được mẹ thiên nhiên ban tặng cho nhiều đặc sản và trái cây phong phú, đa dạng cũng như ảnh hưởng từ phong cách sống phương Tây. Mẹ cũng biết, con người miền Nam trở nên rất phóng khoáng và không quá cầu kỳ về vấn đề ăn gì ngày Tết cũng như hình thức của mâm cỗ ngày Tết so với miền Bắc và miền Trung. 

Tuy nhiên, những món chính không thể thiếu trong mâm cỗ Tết miền Nam bao gồm: 

  • Thịt kho tàu
  • Canh khổ qua nhồi thịt
  • Bánh tét

Một số gia đình tùy vào sở thích, mẹ có thể chuẩn bị thêm chả lụa, giò thut, lạp xưởng… cho bữa cơm tết của gia đình. Các món ăn sẽ được bày trí hài hòa về màu sắc, hương vị và cân bằng của yếu tố âm dương. Thêm vào đó, sự giao thoa về nét văn hóa vùng miền hay “Tây – Ta” mà mâm cỗ Tết miền Nam có sự đa dạng, nhẹ hơn với ước mong cho một năm mới với nhiều sung túc, phát đạt, sức khỏe và may mắn. 

Mâm cỗ Tết miền Nam phóng khoáng, tự do 
Mâm cỗ Tết miền Nam phóng khoáng, tự do

Hy vọng bài viết không chỉ giúp mẹ giải tỏa nỗi băn khoăn về việc “ăn gì ngày Tết?” mà còn có thể trang bị thêm nhiều kinh nghiệm chuẩn bị mâm cỗ Tết cho gia đình phù hợp với truyền thống quê hương. Bên cạnh đó, mẹ cũng lưu ý bé yêu ăn gì ngày tết để bổ sung dinh dưỡng cho bé nhé! Mẹ hãy liên tục theo dõi Góc của mẹ để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích nữa nhé. Chúc mẹ và gia đình năm mới bình an, may mắn và phát tài, phát lộc!

Tham khảo thêm:

Hướng dẫn cách phối hợp quần áo Tết cho bé trai

Gợi ý đồ Tết cho bé du xuân

Bảo vệ sức khỏe bé ngày Tết, bố mẹ cần lưu ý điều gì?

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Ăn gì ngày tết: 20 món ăn ý nghĩa trong mâm cơm ngày tết”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các địa điểm vui chơi cuối tuần cho bé tại HCM: Bố mẹ ơi mình đi đâu thế?
Các địa điểm vui chơi cuối tuần cho bé tại HCM: Bố mẹ ơi mình đi đâu thế?
Cả tuần bận rộn, cuối tuần là lúc bố mẹ dành thời gian vui đùa cùng con. Nhưng bố mẹ đang băn khoăn không biết các địa điểm vui chơi cuối tuần cho bé tại HCM. Hãy cùng Góc của mẹ khám phá top 10 địa điểm dưới đây nhé! 1. Thảo Cầm Viên Giờ […]
GỢI Ý LỜI CHÚC NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ TIẾNG ANH Ý NGHĨA
GỢI Ý LỜI CHÚC NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ TIẾNG ANH Ý NGHĨA
Lời chúc là món quà tinh thần ý nghĩa không thể thiếu trong ngày quốc tế phụ nữ. Dưới đây là những lời chúc ngày quốc tế phụ nữ tiếng anh ý nghĩa và hay nhất dành tặng cho một nửa thế giới vào ngày đặc biệt 8/3 này! 1. Ngày Quốc tế Phụ nữ […]
Chọn hoa mùng 8 tháng 3 như nào cho một nửa thế giới?
Chọn hoa mùng 8 tháng 3 như nào cho một nửa thế giới?
Hoa mùng 8 tháng 3 là món quà được lựa chọn nhiều để tặng phụ nữ nhân ngày này. Vẻ đẹp của hoa cũng giống như vẻ đẹp của họ: rực rỡ, tươi tắn nhưng cũng rất dịu dàng. Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ, nhà mình lưu lại ngay những loại hoa ý nghĩa […]
Lịch sử ngày 8/3 Quốc tế Phụ nữ – Hiểu để thêm yêu “một nửa thế giới”!
Lịch sử ngày 8/3 Quốc tế Phụ nữ – Hiểu để thêm yêu “một nửa thế giới”!
Ngày Quốc tế Phụ nữ là dịp để thể hiện tình yêu, sự tri ân đến với “một nửa của thế giới. Vậy lịch sử ngày 8/3 Quốc tế Phụ nữ bắt nguồn từ đâu, ý nghĩa như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp nhà mình hiểu để yêu thương và trân trọng […]
Gợi ý áo dài Tết cho bé gái hợp xu hướng 2022 – Ai cũng phải khen!
Gợi ý áo dài Tết cho bé gái hợp xu hướng 2022 – Ai cũng phải khen!
Để lựa chọn áo dài Tết cho bé gái phù hợp với xu hướng 2022 và cũng như sự thoải mái, tiện lợi cho bé khi mặc trang phục áo dài, các nhà thiết kế đã tạo ra những kiểu dáng áo dài cách tân, mang hơi hướng hiện đại cho các bé. Nhưng làm […]
30 mẫu chữ thư pháp Tết 2022 đẹp nhất cho nhà mình may mắn cả năm
30 mẫu chữ thư pháp Tết 2022 đẹp nhất cho nhà mình may mắn cả năm
Vào những ngày chuẩn bị bước sang năm mới, việc tìm kiếm và sử dụng những hình ảnh mang âm hưởng ngày Tết cổ truyền luôn được mẹ rất quan tâm. Chữ thư pháp Tết cũng rất được ưa chuộng, được xem là một trong những hình ảnh không thể thiếu làm cho không khí […]
Giỏ hàng 0