Khoảng thời gian mang thai là khoảng thời gian tuyệt vời nhất. Nhưng mẹ luôn lo sợ khi sinh em bé sẽ khó khăn và đau đớn. Qua bài viết này sẽ giúp mẹ tìm ra cách sinh con không đau, cho mẹ trải nghiệm làm mẹ trọn vẹn nhất.
Mục lục
1.Một số cách làm giảm cơn đau trong quá trình sinh con
Cơn đau khi chuyển dạ khiến mẹ sợ hãi và mệt mỏi. Tuy nhiên có rất nhiều cách sinh em bé không bị đau để giúp mẹ vượt cạn thành công. Mẹ nên áp dụng một số phương pháp sau đây để khiến mình dễ sinh hơn nhé:
1.1.Mẹ nên di chuyển nhiều hơn trong lúc chuyển dạ
Trong lúc chuyển dạ, cơn đau sẽ đến rất nhiều, khiến mẹ đau đớn và chỉ muốn nằm một chỗ. Tuy nhiên, lúc này là lúc mẹ nên di chuyển, đi lại, hoạt động để đẩy lùi cơn đau cho mẹ. Đi lại và di chuyển thường xuyên còn có thể khiến thai nhi lọt và trúng điểm xương chậu. Giúp bé chào đời dễ dàng.
Mẹ có thể đi bộ, di chuyển ngoài hành lang của, đứng lên ngồi xuống thường xuyên,..Ở bất cứ nơi nào mẹ thấy an toàn.
1.2.Tắm nước ấm
Khi bị đau vì chuyển dạ. Mẹ chắc hẳn sẽ không có tâm trạng để tắm. Nhưng mẹ nên biết rằng, tắm bằng nước ấm dưới vòi hoa sen sẽ làm giảm các vùng bị căng trên cơ thể. Giúp mẹ giảm cơn đau và những khó chịu một cách rõ rệt
1.3.Chườm ấm
Việc chường ấm cũng sẽ góp phần hữu ích cho cách sinh con không đau. Chườm ấm sẽ giúp mẹ làm giảm bớt độ căng trên cơ thể. Mẹ cũng có thể chườm ở những nơi như vùng lưng, háng, chườm bằng túi hạt lúa hoặc nước ấm. Nên để mọi thứ ở nhiệt độ vừa phải để tránh bị bỏng. Không tốt cho mẹ và em bé.
1.4.Massage
Mẹ massage cho vùng cơ thể bị đau nhức trong lúc sinh con như vùng tay, vùng hông, vùng chăn,…Massage không những giúp làm giảm cơn đau mà còn giúp giảm stress, căng thẳng. Giúp những cơn đau được kiểm soát tốt hơn.
1.5.Tập hít thở
Mẹ nên hít thở sâu và đều đặn trong quá trình sinh con. Đặc biệt khi những cơn đau xuất hiện, mẹ nên tập trung hít thở chậm rãi và đều đặn. Thay vì la hét hay nhăn nhó sẽ khiến mẹ mệt mỏi và mất sức, mẹ nên hít thở đúng cách. Điều này cũng sẽ giúp em bé chào đời một cách nhanh chóng hơn. Hỗ trợ mẹ sinh con dễ dàng và không bị đau.
2.Những lý do mẹ nên biết cách rặn và thở trong lúc sinh, có giúp làm giảm cơn đau?
Khi thời gian thai nghén kết thúc, mẹ sẽ bắt đầu có quá trình chuyển dạ và đau đẻ. Những cơn đau đẻ sẽ diễn ra theo chu kỳ của cơn gò tử cung qua 3 thì: Thì co, thì kéo dài và thì nghỉ. Trong đó, thì có là thì bắt đầu cơn đau, thì kéo dài là lúc cơn đau đạt đến đỉnh điểm và thì nghỉ là lúc kết thúc cơn đau. Những thì này sẽ xuất hiện liên tục trong quá trình mẹ đau đẻ.
Trong những thời khắc quan trọng để em bé chào đời, những cơn đau này sẽ thay phiên nhau xuất hiện. Khiến mẹ đau đớn, tuy nhiên nếu mẹ biết cách thở và rặn theo đúng chu kỳ của cơn đau. Chúng sẽ giúp mẹ giảm sự mệt mỏi và đau nhức. Kèm theo đó là sự ra đời nhanh chóng của em bé, tiết kiệm thời gian sinh và bảo vệ sức khỏe của mẹ.
Do đó, biết cách rặn đẻ trong quá trình sinh là điều rất quan trọng và cần thiết đối với mẹ.
3.Cách sinh con không đau qua phương pháp hít thở và rặn đẻ
Sau đây là một số phương pháp hít thở và rặn đẻ để giúp mẹ giảm cơn đau trong quá trình sinh nở:
3.1.Hít thở đúng cách khi sinh
Mẹ nên điều tiết hơi thở của mình cho ổn định và đều đặn hơn. Biết cách ổn định nhịp thở sẽ giúp mẹ thoải mái hơn trong cơn đau, thời gian sinh em bé cũng sẽ rút ngắn hơn.
Khi lên bàn sinh, mẹ không cần quá lo lắng, bình tĩnh và làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ và nhân viên y tế. Trong khoảng thời gian này, mẹ phải dựa theo nhịp đau của cơn gò tử cung. Cơn đau bắt đầu xảy ra thì mẹ nên hít sâu bằng mũi và thở ra bằng miệng. Khi chuyển qua thì kéo dài thì mẹ nên hít thở nông hơn để đảm bảo đầy đủ oxi cho sức lực của mình.
Đến thì nghỉ thì mẹ lại thở ddeuf hơn và chậm trở lại. Hít thở sâu để lấy sức cho những thì tiếp theo.
3.2.Rặn đẻ đúng cách khi sinh
Rặn đẻ đúng cách sẽ giúp cho mẹ sinh em bé ra nhanh hơn. Vừa tiết kiệm thời gian lại đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Khi cơn gò tử cung bắt đầu xuất hiện, mẹ hãy hít một hơi thật sâu rồi dồn hơi xuống bụng để rặn. Mẹ hãy dốc khí hơi xuống thật nhiều để giúp em bé ra đời nhanh hơn. Lưng của mẹ phải tiếp giáp với bề mặt bàn sinh, mông hơi cong về phía trước để tăng sức rặn.
Mẹ nên dưỡng lấy sức khi cơn đau giảm dần, không rặn quá nhiều tránh mất sức.
Lời kết
Hy vong qua bài viết trên có thể giúp mẹ tìm ra cách sinh con không bị đau một cách đúng đắn.Giúp cho những năm tháng làm mẹ trở nên ý nghĩa nhất.
Đọc thêm
Dấu hiệu chuyển dạ giả và mẹo giảm bớt cơn đau hiệu quả cho mẹ
Đau bụng đẻ và tất tần tật các biện pháp giảm đau cho mẹ
Đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ, Mẹ đừng lo lắng
Nguồn tham khảo
https://www.parents.com/pregnancy/giving-birth/labor-and-delivery/10-secrets-to-an-easier-labor/