Mang thai và sinh nở là một hành trình đầy vất vả nhưng cũng thật thiêng liêng. Đối với mỗi người mẹ, được đồng hành cùng con từ khi chỉ là một bào thai nhỏ bé là một điều may mắn. Việc mong chờ đứa con bé bỏng chào đời cũng là một niềm hạnh phúc của mẹ. Người mẹ nào cũng đều vui sướng và hạnh phúc khi được tận tay bế em bé của mình chào đời. Vậy mẹ có bao giờ tự hỏi sinh con ra có đúng ngày dự sinh không? Nhất là đối với những người lần đầu làm mẹ còn bỡ ngỡ và chưa có kinh nghiệm sinh con. Góc của mẹ sẽ cùng mẹ giải đáp thắc mắc nhé!
Mục lục
1. Ngày dự sinh là gì?
Sinh con vào tuần thứ mấy là câu hỏi của rất nhiều mẹ bầu. Theo lý thuyết, một thai kì trung bình kéo dài khoảng 40 tuần. Quá trình mang thai này được tính kể từ chu kì kinh nguyệt cuối cùng của mẹ. Ngày dự sinh là thời điểm được bác sĩ tính toán khi em bé đã đủ 40 tuần tuổi trong bụng mẹ. Tuy nhiên, điều này chỉ mang ý nghĩ tương đối. Ngày dự sinh của mỗi mẹ đều không giống nhau vì điều này còn tùy thuộc vào điều kiện mỗi người. Ngày dự sinh có thể thay đổi trong suốt thời gian mẹ mang thai tùy vào sức khỏe mẹ và bé thay đổi như thế nào.
2. Sinh con ra có đúng ngày không?
Mặc dù đã được bác sĩ tính toán cẩn thận và chính xác, có rất ít mẹ sinh con đúng ngày dự sinh. Trên thực tế, chỉ có 5% mẹ sinh con ra đúng ngày. Tuy nhiên, đây là điều hoàn toàn bình thường nếu thời điểm sinh của mẹ bị chênh lệch so với ngày đó. Đa phần em bé đều được sinh ra sớm hoặc trễ hơn ngày dự sinh khoảng 1 – 2 tuần.
Em bé không cần phải sinh ra đúng ngày mới khỏe mạnh. Bé từ 38 tuần tuổi trở đi đã có thể dễ dàng nuôi sống bên ngoài cơ thể mẹ. Theo nghiên cứu, bé tốt nhất là được sinh vào khoảng tuần thứ 39 – 41 của thai kì. Đó là thời điểm sinh thuận lợi nhất cho trẻ, khi đó tỉ lệ biến chứng thấp nhất. Các bé sinh ngoài thời gian này đều có khả năng bị biến chứng cao hơn.
Nhiều mẹ khi mang thai lần đầu đều lo lắng vì đã đến ngày dự sinh mà vẫn chưa có động tĩnh gì. Đừng hoảng hốt, mẹ nên bình tĩnh chờ đợi. Con sẽ cho mẹ biết lúc nào muốn được sinh ra. Tuy nhiên, nếu bé vẫn không chịu ra, mẹ cần nhờ tới sự can thiệp của bác sĩ. Đa số trường hợp sinh muộn bác sĩ đều chỉ định sinh mổ. Việc này sẽ giúp cả mẹ và bé được an toàn. Các mẹ khi đến lần sinh nở thứ hai trở đi đều không còn quá lo lắng về vấn đề này nữa.
3. Sinh con ra không đúng ngày dự sinh có sao không?
3.1. Sinh non
Trẻ sinh non là trẻ được sinh ra mà chưa đủ 37 tuần tuổi. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sinh non. Việc này có thể là do tử cung bất thường hoặc thai nhi có vấn đề. Có khoảng 11% mẹ sinh con vào tuần thứ 20 – 37 của thai kì. Trẻ bị sinh non hay không còn phụ thuộc vào sức khỏe của mẹ và thai nhi. Đây được đánh giá là một tình trạng nguy hiểm cho bé. Thông thướng bé sinh sớm thường dễ mắc các bệnh về hô hấp, tiêu hóa và có nguy cơ bị khuyết tật bẩm sinh về trí tuệ hoặc các bộ phận khác trên cơ thể. Đó là do thời gian được nuôi dưỡng trong bụng mẹ chưa đủ nên bé chưa được hoàn chỉnh các chức năng của cơ thể.
3.2. Sinh muộn (chửa trâu)
Nếu quá ngày dự sinh từ 2 – 5 ngày, mẹ nên tới bác sĩ để kiểm tra xem bé có bình thường hay không. Lúc này bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cho mẹ để biết rõ tình trạng của thai nhi. Những trường hợp sinh muộn thường do một trong những nguyên nhân sau đây:
- Bị thiếu hoặc dư nước ối.
- Cạn ối dẫn tới bé đi ra phân su trong bụng mẹ và hít phải phân su gây nhiễm trùng.
- Thai nhi quá lớn.
- Thai nhi nằm không đúng chiều.
- Thai bị chết lưu.
Thông thường khi thai quá 41 tuần, bác sĩ thường dùng thuốc kích đẻ cho mẹ hoặc chỉ định sinh mổ. Việc này sẽ giúp đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Lúc này mẹ quan tâm tới việc sinh con ra có đúng ngày hay không là một điều cần thiết.
4. Sinh con rạ thường vào tuần thứ mấy?
Con rạ là con thứ hai trở đi của mẹ. Khác với con so là con đầu lòng, mẹ có thể có nhiều con rạ nhưng chỉ có duy nhất một con so. Khi mang thai con so mẹ thường thắc mắc sinh con ra có đúng ngày hay không thì khi chửa con rạ cũng không ngoại lệ. Theo kinh nghiệm của nhiều mẹ, sinh con rạ thường dễ dàng hơn. Đó là do mẹ đã từng sinh nên có kinh nghiệm hơn. Cơ thể của mẹ đã có sự thay đổi nên sẽ không vất vả như lần đầu mang thai nữa.
Không có gì thay đổi nhiều so với lần mang thai đầu, chu kì mang thai con rạ vẫn là 40 tuần. Nếu sức khỏe mẹ bình thường, thai nhi khỏe mạnh, con sẽ được sinh ra trong trạng thái tốt. Nếu mẹ có vấn đề hay thai gặp trục trặc, bé có thể bị sinh non hoặc sinh già. Tùy vào tình hình sức khỏe của mẹ mà con được sinh ra sớm hay muộn.
Chờ đợi từng ngày để được đón thiên thần nhỏ chào đời là một quá trình hạnh phúc của người mẹ. Thời gian mong chờ nhìn thấy bé yêu sẽ khiến mẹ vừa hạnh phúc vừa yêu thương. Tuy nhiên đi đôi với tình yêu đó là sự lo lắng. Mẹ bầu thường thắc mắc sinh con ra có đúng ngày dự sinh hay không là chuyện thường tình. Hãy kiên nhẫn chờ đợi, chính con sẽ là người quyết định ngày nào con được sinh ra.
Tìm hiểu thêm:
Dự đoán ngày bé chào đời với 5 cách tính ngày dự sinh
Đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ đừng lo lắng