Vậy là chỉ còn 6 tuần nữa là mẹ bầu sẽ đi đến hành trình vượt cạn. Chắc hẳn mẹ bầu và gia đình đang rất háo hức phải không nào? Nhưng mà trong tuần thai thứ 34 mẹ bầu cũng có những vấn đề cần lưu ý đấy. Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho mẹ những thông tin bổ ích. Đừng bỏ qua nhé!
>Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 33
>Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 35
Mục lục
1. Những triệu chứng mà mẹ bầu sẽ gặp phải ở tuần thai thứ 34
Ở tuần thai thứ 34 này, mẹ bầu sẽ có những thay đổi đáng quan tâm trên cơ thể.
1.1. Táo bón
Vào giai đoạn cận sinh, tình trạng táo bón của mẹ bầu trở nên trầm trọng hơn. Nguyên chính là do sự tác động của hormone progesterone khiến cho nhu động ruột yếu đi. Các nguyên nhân khác có thể do sự phát triển của tử cung chèn lên đường tiêu hóa hoặc do khi mang thai, mẹ bầu nôn ói nhiều dẫn tới mất nước.
Để khắc phục tình trạng này các mẹ bầu nên uống đủ nước, bổ sung chất xơ. Mẹ bầu có thể tìm các nguồn thực phẩm giàu chất xơ như các loại hạt, rau xanh.
1.2. Rạn da
Ở tuần thai thứ 34, nhiều mẹ bầu có dấu hiệu rạn da. Tình trạng này là do bé phát triển nhanh và mẹ bầu tăng cân. Tuy nhiên không phải vì vậy mà mẹ bầu chúng ta phải nhịn ăn đâu nhé! Mẹ bầu không nên ăn quá nhiều. Nhưng phải đảm bảo đủ các chất mỗi ngày để cho bé được phát triển tốt nhất.
1.3. Mất ngủ
Mất ngủ, trằn trọc vào ban đêm là nỗi ám ảnh của đại đa số các mẹ bầu. Có thể là do mẹ bầu chưa tìm được một tư thế thoải mái khi ngủ. Bên cạnh đó, việc bị đầy hơi, đau bụng cũng khiến mẹ bầu khó đi vào giấc ngủ
1.4. Dịch âm đạo
Mang thai ở tuần thai thứ 34 mẹ bầu sẽ tiết nhiều dịch âm đạo hơn. Nguyên nhân cho điều này là do sự gia tăng hormone mang thai. Các hormone này làm tăng lưu lượng máu đến xương chậu và kích thích lớp màng nhầy dẫn đến làm tăng tiết dịch âm đạo.
1.5. Chân tay sưng phù
Mẹ bầu ở những giai đoạn gần sinh thường gặp tình trạng chân tay bị phù nề. Đặc biệt là những vùng như ngón tay, bàn chân hay mắt cá chân. Chủ yếu là do việc tích trữ nước ở các chi dẫn đến việc sưng phù. Việc kê cao gối để gác chân, gác tay khi nằm sẽ giải quyết được việc tích nước đấy.
2. Sự phát triển của bé ở tuần thai thứ 34
Vào tuần thai thứ 34, bé yêu sẽ nặng khoảng 2,27kg và dài khoảng 51cm. Các mẹ bầu hãy tưởng tượng như một quả dứa lớn cho dễ hình dung nhé.
2.1. Bé yêu vào vị trí sẵn sàng trong tuần thai 34
Ở tuần này, bé yêu đã nằm ở tư thế sẵn sàng để chui ra. Bởi vì kích thước to như một quả dứa trong bụng mẹ nên bé sẽ không thể trở đầu và việc chuyển động cũng bị hạn chế. Nếu như trong kết quả siêu âm bé yêu vẫn chưa nằm ở đúng vị trí thì mẹ bầu nên tham vấn ý kiến các bác sĩ chuyên khoa nhé!
2.2. Sản xuất hormone giới tính vào tuần thai thứ 34
Ở tuần thứ 34, các hormone giới tính vẫn đang được sản xuất đều đặn với số lượng lớn. Do đó nếu sinh ra bé có bộ phận sinh dục xuất hiện lớn hay sưng lên. Đặc biệt là các bé trai có màu bìu sẫm trong vài tuần đầu. Điều này là hoàn toàn bình thường nha các mẹ bầu ơi.
2.3. Tinh hoàn di chuyển xuống bìu
Lúc này tinh hoàn hình thành ở ổ bụng đã bắt đầu di chuyển xuống bìu. Tuy nhiên khoảng 3%-4% các bé trai có quá trình di chuyển tinh hoàn chậm hơn. Thế nên nếu như khi sinh ra bạn vẫn chưa thấy tinh hoàn xuất hiện ở bìu thì đừng lo lắng mẹ nhé. Điều này sẽ diễn ra sớm thôi!
2.4. Lớp sáp dày lên ở tuần thứ 34
Vernix – lớp sáp quanh da bé đóng vai trò vừa như một chiếc khiên bảo vệ da bé khỏi nước vừa như chất bôi trơn giúp mẹ sinh ra bé “mượt mà” hơn. Và trong khoảng thời gian gần sinh, lớp sáp đang dày lên từng ngày đấy.
2.5. Hệ tiêu hóa hoàn thiện
Còn 6 tuần nữa là tới ngày sinh rồi, thế nên hệ tiêu hóa của bé sẽ hoàn thiện ngay thôi. Trong tuần thứ 34 này hệ tiêu hóa của bé đã sẵn sàng cho việc uống sữa mẹ rồi. Thế nên khi sinh ra bé đã có thể hấp thụ ngay nguồn sữa mẹ.
3. Lời khuyên dành cho mẹ bầu ở tuần thai thứ 34
Chúng tôi có một số lời khuyên dành cho mẹ bầu nè
3.1. Ăn uống đủ chất
Trong tuần thai thứ 34 này, mẹ bầu nên ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và bổ sung DHA. Vì DHA là axit béo hỗ trợ phát triển trí não cho trẻ. Đồng thời DHA cũng tham gia hình thành thị giác, giúp trẻ có đôi mắt sáng.
Tham khảo thêm tại: Bà bầu nên ăn gì tốt cho cả mẹ và con
3.2. Tập thể dục nhẹ nhàng vào tuần thai thứ 34
Ở tuần này mẹ bầu cũng nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý và tập các bài tập như thiền, yoga. Bởi các bài tập này sẽ giúp mẹ bầu giải tỏa căng thẳng, giảm stress. Hơn thế nữa, nếu mẹ bầu nào gặp phải tình trạng đau lưng, mỏi vai thì các bài tập thể dục nhẹ nhàng sẽ là một giải pháp hiệu quả đấy.
3.3. Ăn ít muối
Vào giai đoạn gần sinh này mẹ bầu nên tránh ăn quá nhiều muối. Bởi muối khiến cho nước bị giữ lại trong cơ thể. Điều này sẽ khiến cơ thể mẹ bầu phù nề trầm trọng hơn.
3.4. Bảo vệ đôi mắt trong tuần thai thứ 34
Ở tuần 34 mắt mẹ bầu sẽ khô hơn bình thường do sự thay đổi của hormone thai kỳ. Nhưng mẹ bầu cứ yên tâm tình trạng sẽ chấm dứt sau khi sinh. Vì thế nếu đôi mắt khô khiến mẹ bầu khó chịu. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn loại nước nhỏ mắt phù hợp nhé.
3.5. Nghiên cứu về trầm cảm sau sinh
Nhiều mẹ bầu Việt thường bỏ qua bước quan trọng này. Tuy nhiên sau khi sinh tâm lý mẹ bầu dễ thay đổi do nhiều yếu tố ngoại cảnh tác động. Ví dụ như mất đi vóc dáng, mất ngủ, mệt mỏi.
Trầm cảm sau sinh nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. Do vậy mẹ bầu đừng ái ngại mà tìm hiểu qua và chuẩn bị một tâm lý thoải mái chào đón em bé nhé
Vậy hiện tại đã là tuần thai thứ 34 rồi mẹ nhỉ, còn vài tuần nữa là mẹ bầu sắp được nhìn thấy bé yêu rồi. Hãy luôn giữ cho mình một sức khỏe tốt và tinh thần vui vẻ để đón nhận điều kỳ diệu nhé!
Đọc tiếp: Tuần thai thứ 35
Tham khảo: Sự phát triển thai nhi tuần 34