Bước vào tuần thai thứ 25, cũng là lúc đón chào thiên thần sắp đến bên mình. Ở giai đoạn này, mẹ bầu bắt đầu bước tới Tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ. Cũng là lúc con yêu của mẹ đang trong giai đoạn phát triển ổn định. Hãy cùng tìm hiểu xem sự phát triển của thai nhi ở giai đoạn 25 tuần tuổi và lời khuyên dành cho mẹ bầu thế nào nhé.
Mục lục
1. Tuần thai thứ 25 có sự phát triển như thế nào?
Cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 25 có nhiều sự thay đổi lớn. Ở giai đoạn này mẹ sẽ gặp các hiện tượng như ợ nóng, hội chứng ống cổ tay. Tuy đem lại sự khó chịu cho sản phụ nhưng nghiên cứu cho thấy đây là triệu chứng hết sức bình thường. Triệu chứng này gọi là hội chứng chân không yên Restless Leg Syndrome – RLS).
Trong giai đoạn tuần thai thứ 25 của thai kì, cơ thể bé đang dần tích mỡ. Da của bé sẽ mượt mà hơn và bé có vẻ sẽ mũm mĩm hơn. Trong giai đoạn này mẹ sẽ cảm nhận được các phản xạ của bé. Ở một số bé có khả năng phát triển tóc sớm thì tóc bé sẽ có màu.
Trong giai đoạn thai kì này, mẹ sẽ cảm nhận được các hoạt động khác thường của bé. Bé thích nô đùa, hoạt động trong bụng mẹ. Giai đoạn này bé có thể nghe được âm thanh và giọng nói của mẹ. Trên tay bé đã xuất hiện những dấu vân tay và các đường chỉ tay trong lòng bàn tay bé.
Sự hình thành của các mạch máu nhỏ đó là các mao mạch ở trên da. Các mao mạch này sẽ giúp tăng lưu lượng máu vận chuyển dưới da nên nhìn bé sẽ hồng hào hơn. Trong giai đoạn này, nhờ những tế bào thụ cảm thị giác- tế bào nón và tế bào que đã được hình thành. Bé có thể cảm nhận được ánh sáng hay bóng tối cho dù là đôi mắt bé vẫn nhắm nghiền.
2. Tuần thai thứ 25 có kích thước như thế nào?
Trong tuần thai thứ 25 này, bé sẽ duỗi người ra nhiều hơn so với các kì thai trước. Chúng ta hoàn toàn đo được chiều dài và cân nặng của cơ thể bé. Tuần thai kì này bé sẽ có chiều dài là 36,4cm và có cân nặng khoảng 785gram .
Cơ thể bé sẽ có nhiều sự thay đổi lớn. Bé sẽ phát triển nhanh hơn, dần hình thành các lớp mỡ trong cơ thể và cả ở dưới da. Bé của mẹ trong giai đoạn này sẽ trở nên khỏe mạnh hơn, không còn gầy gò như trước.
Trong tuần này, võng mạc của bé dần hoàn thiện hơn. Bé có thể nhìn rõ ràng nhờ phần cảm ứng ánh sáng vô cùng quan trọng này. Bé của mẹ bầu sẽ có thêm nhiều sự thay đổi quanh vùng của mắt vì bé đã biết được cách nhắm mở mắt.
Giai đoạn thai nhi 25 tuần tuổi, bé của bạn đã tự biết cách để giúp cơ thể được thư giãn. Bé bắt đầu ngậm mút ngón tay cái của mình. Từ giai đoạn thai kì này trở đi cử chỉ mút tay của bé là một thú vui chứ không ngẫu nhiên nữa. Bé bắt đầu luyện tập hít thở không khí bằng việc hít thở nước ối ra vào phổi.
3. Tuần thứ 25 tư thế thai nhi sẽ thế nào?
Thai nhi vẫn chưa quyết định được tư thế chào đời trong tuần thứ 25 này. Hai bàn chân bé vẫn đang hướng xuống và đầu bé ở gần vị trí ngực của mẹ. Tuy nhiên mẹ đừng lo vì có thể ngay tuần sau đó bé sẽ thay đổi tư thế.
Trong khoảng thời gian này, mũi của bé bắt đầu hoạt động và bắt đầu hít nước ối. Giúp bé có thể hít thở thì các mao mạch được hình thành trên da cũng xuất hiện trong phổi. Giúp bé hô hấp khi chào đời, chất hoạt động bề mặt bắt đầu được sản xuất bởi hai lá phổi. Nhưng không thể ô xi hóa máu được vì phổi bé trong giai đoạn này vẫn chưa phát triển toàn diện. Ở trong tử cung mẹ, bé đã có những cảm nhận về sự thăng bằng. Bé có thể phân biệt được giữa đường bơi lên bơi xuống. Bé cũng có thể cầm nắm được vì tay đã cứng cáp hơn.
4. Một số chứng thường gặp
Mẹ bầu trong giai đoạn này hãy luôn để tinh thần được thật sự thoải mái. Điều này sẽ giúp ích lớn trong quá trình mang thai và chăm sóc bé sau khi chào đời. Giai đoạn này khuyến khích các sản phụ hãy đến các lớp học tiền sản. Mẹ bầu vẫn có thể thực hiện các sinh hoạt thường ngày nhẹ nhàng như: nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa,… nhưng hãy nhớ nghỉ ngơi cho thật tốt và ăn uống đủ chất.
4.1. Huyết áp
Huyết áp của mẹ bầu có thể sẽ tăng hoặc giảm so với lúc chưa có thai, thường sẽ giảm vào cuối giai đoạn của đầu thai kì và trong giai đoạn tuần thai thứ 22 đến 24 sẽ giảm đến mức thấp nhất.
4.2. Tiền sản giật
Những triệu chứng tiền sản giật sẽ thường được xuất hiện trong khoảng thời gian này vì thế mẹ bầu cần phải hết sức lưu ý. Các biểu hiện của chứng này đó là nồng độ protein trong nước tiểu cao và huyết áp tăng, triệu chứng này xuất hiện nhiều sau tuần thai thứ 37.
5. Lời khuyên dành cho mẹ bầu tuần thai thứ 25
Trong tuần thai thứ 25, hãy liên lạc với bác sĩ nếu mẹ bầu xuất hiện các vết sưng ở một số vị trí như xung quanh mắt, bàn tay, bàn chân và tăng cân một cách đột ngột.
Mẹ bầu hãy gặp bác sĩ ngay để nhận được sự giúp đỡ nếu chứng tiền sản giật trở nên nghiêm trọng. Kèm với các triệu chứng nôn mửa, đau đầu nặng mà kéo dài, tạm thời mất thị lực, thị lực thay đổi…
Thai nhi sẽ có sự thay đổi trong tử cung nên mẹ có thể sẽ cảm thấy phần lưng dưới hơi nhức. Cơ bụng bị suy yếu, co dãn. Trọng tâm của cơ thể cũng thay đổi, các khớp xương và dây chằng bị nới lỏng vì nội tiết tố thay đổi thêm vào đó các dây thần kinh bị chèn ép. Vì thế mẹ bầu hãy thường xuyên thả lỏng cơ thể, nên di chuyển tránh ngồi một chỗ trong thời gian dài. Khi ngủ, mẹ bầu hãy nằm nghiêng và sử dụng gối đỡ bụng và vùng giữa hai chân. Mẹ bầu có thể tự giảm đau bằng cách chườm nóng hoặc lạnh và tắm nước ấm.
Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích về tuần thai thứ 25 được gửi đến mẹ bầu. Chúc mẹ bầu của chúng ta sẽ có sức khỏe và tinh thần thật tốt cho các tuần thai kế tiếp nhé!
Xem thêm: Tuần thai thứ 26