Sinh đôi cùng trứng đang là điều được rất nhiều mẹ quan tâm. Để thực hiện được điều này mẹ cần làm những gì? Mẹ cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Cơ chế hình thành sinh đôi cùng trứng
Bình thường khi cơ thể người mẹ thụ thai là sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng, và mỗi lần mẹ sẽ sinh một thai nhi. Tuy nhiên do ảnh hưởng của một số yếu tố mà mẹ sinh hai thai nhi trong cùng một lúc được gọi là sinh đôi.
Vậy sinh đôi cùng trứng là gì?.
Nếu như mẹ sinh cùng một lúc hai thai nhi thì được gọi là sinh đôi. Và đứng ở trên góc độ về các yếu tố di truyền học và sinh lý học các nhà khoa học đã chia ra thành hai kiểu sinh đôi là sinh đôi cùng trứng và sinh đôi không cùng trứng.
Sinh đôi cùng trứng là sau khi quá trình thụ thai giữa trứng và tinh trùng hoàn thành và tạo ra hợp tử. Sau đó hợp tử này sẽ phát triển thành phôi để bắt đầu phát triển theo quy luật tự nhiên. Trong giai đoạn này phôi sẽ tách ra thành 2 thai và phát triển đồng thời cùng nhau. Khi sinh đôi cùng trứng thì hai thai nhi khi sinh ra sẽ giống nhau gần như hoàn toàn.
Đặc điểm của những đứa trẻ sinh đôi cùng trứng là sẽ mang trong cơ thể cùng một bộ gen quy định như. Có hình dáng bên ngoài giống nhau gần như hoàn toàn. Ngay cả các bộ phần khác trên cơ thể cũng có đặc điểm giống nhau từ nhóm máu, giới tính cho đến màu mắt, màu tóc…Các chuyên gia gọi hiện tượng sinh đôi cùng chứng này là những đứa trẻ sinh đôi cùng một hợp tử.
2. Dấu hiệu cho thấy mẹ bầu có sinh đôi cùng trứng
Để nhận biết được dấu hiệu mẹ có phải mang thai sinh đôi cùng trứng hay không thì ngoài các dấu hiệu có thai như bình thường là ốm nghén, khó chịu, nồng độ HCG trong nước tiểu cao hơn.. thì mẹ nhận biến thêm những biểu hiệu sau để biết rằng mình có mang thai đôi hay không.
- Buồn nôn: đây là dấu hiệu thường thấy nhất ở mẹ khi bắt đầu mang thai, nhưng khi mẹ mang thai sinh đôi cùng trứng, cơ thể có thể sẽ có biểu hiện mạnh hơn những người mang thai đơn. Các cơn buồn nôn luôn xuất hiện thường trực khiến mẹ cảm nhận thường xuyên hơn.
- Những cơn nghén: khi mang thai việc khó chịu hay nhạy cảm với các loại mùi thức ăn đồ dùng là nỗi khổ của hầu hết các mẹ bầu gặp phải. Nhất là khi mẹ mang sinh đôi cùng trứng thì việc nghén này biểu hiện rõ rệt hơn cả. Mẹ có thể thấy khó chịu với tất cả các loại thực phẩm bất kể là sống hay chín hoặc là cả hải sản và thịt cá bình thường.
- Phần bụng: nếu mang thai đơn, trừ một số trường hợp tăng cân quá nhanh thì bụng mẹ sẽ phát triển theo cân nặng từng giai đoạn của trẻ. Tuy nhiên nếu mẹ đã mang thai một lần thì rất dễ nhận ra khi mang thai sinh đôi cùng trứng thì phần bụng của mẹ sẽ to hơn khoảng 1 – 1,5 lần ở thời kỳ đầu thai kỳ so với mẹ mang thai đơn. Bởi lúc này trong dạ con của mẹ đang có tới hai phôi phát triển, bụng bị to hơn.
- Đi tiểu: khi mẹ mang thai, việc thay đổi nồng độ nội tiết tố trong giai đoạn đầu hay do thai nhi lớn và phát triển sẽ chèn ép lên bàng quang của người mẹ trong giai đoạn gần sinh sẽ khiến mẹ phải thường xuyên đi vệ sinh. Mẹ bầu có thể đi tiểu với tần suất từ 1 – 3 giờ một lần tùy theo giai đoạn phát triển của thai nhi và lượng nước mẹ uống.
- Xác định con sinh đôi cùng trứng: nếu mẹ muốn biết có phải mình mang thai đôi cùng trứng hay không. mẹ cần phải tiến hành các xét nghiệm về ADN. Việc này thực hiện ngay sau khi bé được chào đời. Nếu có 50% bộ mã gen ADN giống nhau, hai bé sẽ được chứng minh là sinh đôi cùng trứng.
3. 2 Phương pháp sinh đôi cùng trứng
3.1. Phương pháp IUI
Sinh đôi cùng trứng một cách tự nhiên không phải là hiện tượng thường gặp. Vì thế nếu mẹ mong muốn thực hiện được việc sinh đôi này một cách chính xác mẹ nên thực hiện phương pháp IUI.
Phương pháp IUI là phương pháp thụ tinh nhân tạo. Bác sĩ sẽ chọn tinh trùng khỏe nhất của người chồng và bơm vào tử cung của người vợ thông qua một ống thông, ống này có tên gọi là catheter. Ống có đặc điểm nhỏ, mềm và một phần đầu tù để có thể đi vào cổ tử cung người vợ. Sau đó tinh trùng trong ống sẽ được bơm vào buồng tử cung.
Phương pháp này được tiến hành như sau:
- Người vợ cần thực hiện các biện pháp để kích thích buồng trứng của mình trứng được phát triển tốt nhất.
- Sau khi người vợ được tiêm thuốc rụng trứng, đồng thời người chồng cũng được yêu cầu lấy tinh trùng và tiến hành lọc rửa để cuối cùng chọn ra tinh trùng tốt nhất, khỏe nhất tiến hành IUI.
- Sau đó để sinh đôi cùng trứng, bác sĩ sẽ tiến hành việc bơm tinh trùng của người chồng vào tử cung của người vợ sau khoảng 40 giờ tiêm thuốc kích trứng.
- Sau khi làm IUI người vợ nên nghỉ ngơi thư giãn nhẹ nhàng để tạo điều kiện tốt nhất việc thụ thai.
- 2 tuần sau khi tiến hành IUI để sinh đôi cùng trứng, người vợ cần đến bệnh viện kiểm tra để xem xét việc thụ thai đã thành công hay chưa.
Đối tượng nên sử dụng phương pháp IUI để sinh đôi cùng trứng là những người chồng có tinh trùng kém, hay gặp phải tình trạng như rối loạn khả năng xuất tinh… Còn với người vợ đang gặp phải các nguyên nhân như lạc nội mạc tử cung, hay trứng rụng không đều và vô sinh thứ phát.
Phương pháp IUI được đánh giá là phương pháp hỗ trợ các cặp cha mẹ muốn sinh đôi cùng trứng một cách hiện đại và ít tốt kém nhất. Bên cạnh đó khi mẹ thực hiện thủ thuật IUI cũng không tốn nhiều thời gian và không làm tổn thương hay ảnh hưởng tới tử cung của mẹ. Đồng thời khả năng mẹ mang thai tự nhiên cao.
Khi thực hiện phương pháp IUI tỷ lệ thành công được đánh giá là khoảng 8% – 22% và được nhiều bố mẹ lựa chọn đầu tiên nếu muốn sinh đôi cùng trứng. Tuy nhiên IUI cũng có thể mang lại tác dụng phụ của thuốc với người mẹ. Và việc thăm khám phải thường xuyên diễn ra trước, trong và sau khi thực hiện phương pháp này.
3.2. Phương pháp IVF
Mẹ có thể xem thêm: CÁCH TÍNH NGÀY DỰ SINH THAI IVF CHUẨN NHẤT TỪ CHUYÊN GIA
IVF một trong những phương pháp y tế để hỗ trợ các cặp cha mẹ muốn sinh đôi cùng trứng.
IVF là phương pháp thụ tinh nhân tạo được tiến hành trong phòng thí nghiệm. Tinh trùng của bố sẽ được kết hợp với trứng của mẹ ở bên ngoài cơ thể mẹ. Sau khi phôi hình thành và phát triển khỏe mạnh sẽ được cấy vào bên trong tử cung của mẹ để phát triển một cách bình thường.
Phương pháp IVF được tiến hành như sau:
- Khám sức khỏe tổng thể của cả hai vợ chồng và thực hiện các xét nghiệm cơ bản cần thiết.
- Tiêm thuốc kích thích trứng đối với người vợ.
- Tiến hành lấy trứng và tinh trùng: trứng của người vợ sẽ được hút ra dưới sự thực hiện của bác sỹ. Còn người chồng sẽ thực hiện việc lấy tinh trùng để chuẩn bị thụ tinh.
- Trứng và tinh trùng được chuyển tới các phòng thí nghiệm để tiến hành phương pháp IFV để giúp bố mẹ sinh đôi cùng trứng.
- Sau khi phôi thai thành công sẽ thực hiện chuyển ngược lại vào trong cơ thể người mẹ.
- Kiểm tra thai sau giai đoạn chuyển phôi sau khi thực hiện biện pháp này được 2 tuần.
Cha mẹ được chỉ định thực hiện phương pháp IVF để sinh đôi cùng trứng là những người đang gặp phải các tình trạng như mẹ bị lạc nội mạc tử cung, phải đi xin trứng, hay tinh trùng yếu, ít….
Khi thực hiện phương pháp IVF để sinh đôi cùng trứng sẽ giúp bố mẹ có tỷ lệ thành công cao từ 23 – 42%, tuy nhiên IVF lại đòi hỏi một chi phí cao và thể chất của cha mẹ cũng cần tốt. Đặc biệt khi đã thực hiện IVF để sinh đôi cùng trứng thì cha mẹ bắt buộc phải tuân theo các chế độ và dùng thuốc nghiêm ngặt theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ.
4. Chăm sóc mẹ mang thai đôi cùng trứng?
4.1. Thường xuyên khám thai
Việc khám thai thường xuyên giúp mẹ biết được sự phát triển của trẻ trong từng giai đoạn nhất định. Đặc biệt khám thai cũng giúp mẹ phòng tránh được những rủi rỏ cho cả mẹ và bé trong suốt thời gian thai kỳ.
Theo các nghiên cứu và chuyên gia nhận định thì khi mẹ bầu có thai sinh đôi cần phải thực hiện đầy đủ lịch khám thai theo các cột mốc đã quy định. Điều này sẽ giảm thiểu được nguy cơ thai nhi bị tử vong xuống khoảng 5 lần so với những mẹ bầu không đi khám thai.
Bên cạnh đó, khám thai thường xuyên giúp bác sĩ thăm khám và nắm bắt được sự phát triển và cân nặng của thai nhi. Từ đó đưa ra những lời khuyên phù hợp với mẹ nhất là những mẹ đang mang thai đôi. Hầu hết các bé có mẹ đi khám sẽ có cân nặng tốt hơn so với những mẹ không thực hiện việc thăm khám.
Đồng thời, mẹ mang thai sinh đôi cùng trứng cũng dễ gặp biến chứng hơn những mẹ mang thai một bởi lúc này trong tử cung đang có tới những hai thai nhi phát triển. Do đó việc khám thai thực sự rất quan trọng để mẹ có thể nắm bắt được những tình trạng phát triển của thai cũng như sức khỏe của bản thân người mẹ.
Đặc biệt, đối với những mẹ có tiền sử khi mang thai mà ra huyết, bị tiền sản giật, sinh non hay các thai trước đây không nhận được đủ chất…. hoặc mẹ đang có những bệnh lý điều trị thì cần phải thực hiện việc thăm khám thường xuyên và theo đúng lịch hẹn của bác sỹ có chuyên môn về sản khoa để được theo dõi và chăm sóc tốt nhất.
4.2. Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Theo chuyên gia dinh dưỡng dành cho mẹ bầu mang thai sinh đôi cùng trứng thì cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm sau:
- Chất đạm (protein)
- Chất béo
- Chất bột
- Vitamin, khoáng chất.
Mẹ bầu khi mang mang thai đôi sẽ cần nhiều chất dinh dưỡng hơn những mẹ bầu mang thai một. Bởi lúc này cơ thể mẹ phải cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho hai thai nhi phát triển.
Nếu trung bình một ngày mẹ bầu có một thai chỉ cần 300 calo thì mẹ bầu sinh đôi cùng trứng cần được cung cấp tới 600 calo.
Mẹ cần bổ sung protein qua các loại thực phẩm như thịt lợn, thịt bò, thịt gà, trứng và sữa….Vì để nuôi dưỡng hai thai nhi lớn thì mẹ bầu ăn theo khẩu phần của mẹ bầu sinh đôi cùng trứng với 4 khẩu phần protein cũng như các khẩu phần của sữa.
Mẹ cũng cần bổ sung đầy đủ các loại trái cây và vitamin cần thiết để thai nhi được phát triển khỏe mạnh. Mẹ mang thai đôi cần tập trung các loại như axit folic để làm giảm nguy cơ các bé bị dị tật, canxi giúp các con đủ chất để phát triển hệ xương khỏe mạnh ngay từ bên trong bụng mẹ, chất kẽm giúp mẹ phòng ngừa khả năng sinh non và có nhiều trong đậu đen,…
Trong thời gian mang thai mẹ cũng nên hạn chế ăn các đồ ăn chiên rán hay những đồ ăn sống như sushi, trứng sống, cá hồi….Mẹ cũng không nên uống những thức uống có cồn như rượu, hay ca phê… vì chúng ảnh hưởng không tốt tới hai thai nhi đang phát triển trong bụng mẹ.
4.3. Uống đủ nước
Khi đó, mẹ cần bổ sung nước đầy đủ và đều đặn. Bởi nước rất quan trọng và cần thiết cho phụ nữ mang thai. Nếu mẹ uống đủ nước sẽ giúp cơ thể tổng hợp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Hơn nữa vitamin và khoáng chất của mẹ sẽ cung cấp cấp tới thai nhi chính là nước.
Mẹ bầu nên uống nước từ 2,5 lít tới 3 lít. Mẹ nên chia nhỏ và uống nhiều lần, liên tục trong ngày. Để biết được có cần bổ sung thêm nước hay không mẹ hãy xem ngay màu của nước tiểu nhé. Nếu chúng có màu vàng đậm thì chính là lúc mẹ thiếu nước và cần bổ sung gấp.
Khi mẹ có thai sinh đôi cùng trứng thì tình trạng táo bón cũng sẽ thường xuyên gặp phải và khiến mẹ lo lắng ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Mẹ hãy uống nhiều nước để đảm bảo giúp hệ tiêu hóa đủ nước để loại bỏ các chất thải một cách “trơn tru” ra khỏi cơ thể.
Bên cạnh đó lợi ích của uống đủ nước với mẹ bầu sinh đôi cùng trứng cũng sẽ giúp mẹ giảm nguy cơ nhiễm trùng do sự thay đổi của nội tiết tốt và cấu tạo của đường tiết niệu. Nếu uống đủ nước sẽ làm phần nước tiểu được hòa loãng ra làm ức chế phần vi khuẩn phát triển. Đồng thời tình trạng phù nề và chuột rút cũng sẽ được giảm bớt khi mẹ uống đầy đủ nước.
4.4. Duy trì và thực hiện các bài tập phù hợp
Việc mẹ bầu sinh đôi cùng trứng khi mang thai cần dù trì và luyện tập các bài tập thể dục phù hợp là điều cần thiết trong cả quá trình. Vì các bài luyện tập này sẽ giúp mẹ giảm đi sự mệt mỏi ở những thai kỳ đầu và cuối. Bên cạnh đó khi có thai mẹ gặp phải sự rối loạn về giấc ngủ vì thế các vận động thể thao này càng giúp mẹ cải thiện về giấc ngủ được tốt hơn.
Còn nếu mẹ bầu mang thai sinh đôi cùng trứng đang bị táo bón, mẹ nên kiên trì đi bộ mỗi ngày từ 15 – 20 phút với những bước đi nhẹ nhàng sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt hơn và giảm tình trạng táo bón lúc này. Thêm một lợi ích nữa của việc tập thể dục giúp mẹ cải thiện được việc lưng bị đau khi thai nhi bắt đầu phát triển ngày càng lớn.
Một số bộ môn mẹ luyện tập trong giai đoạn thai kỳ như bơi lội, đi bộ, những động tác dành riêng cho bà bầu…Nhưng mẹ cũng nên tránh những động tác hoạt động quá mạnh như bóng rổ, bóng chuyền, leo núi… vì ảnh hưởng không tốt tới thai nhi.
Đặc biệt mẹ cũng nên tham khảo các ý kiến từ các chuyên gia y tế có chuyên môn trong sản khoa để có thể xây dựng một chế độ tập luyện phù hợp. Mẹ cũng không nên tập quá sức, và mặc đồ thoải mái…khi thực hiện hoạt động này.
Lưu ý cho mẹ:
- Khi mẹ có thai sinh đôi cùng trứng thì bụng thường sẽ to nhanh và lớn hơn so với những mẹ mang bầu một thai nhi.
- Mẹ có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường hay gặp phải hội chứng tiền sản giật….
- Nguy cơ sinh non khá cao đối với các mẹ mang song thai, và theo thống kê thì con số này đạt tới tỷ lệ là 50% khi bé được 37 tuần tuổi.
- Mẹ có thai sinh đôi cùng trứng thông thường sẽ sinh mổ do ngoài các biến chứng mẹ có thể gặp phải thì thai nhi cũng thường bị ngược ngôi, ngôi ngang… do trong tử cung bị chèn ép bởi hai thai.
Sinh đôi cùng trứng là việc mang hai thai được sinh ra từ cùng một trứng và một tinh trùng. Vì thế hai bé sẽ có những điểm tương đồng gần như hoàn toàn giống nhau từ các bộ phận trên cơ thế cho đến giới tính. Trong giai đoạn mẹ mang thai đôi cần thăm khám thai thường xuyên. Và chú ý chế độ dinh dưỡng đầy đủ, nghỉ ngơi và luyện tập thể thao phù hợp để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé. Đặc biệt mẹ cũng nên uống nước đầy đủ để có một cơ thể khỏe mạnh.
Nếu có băn khoăn nào, mẹ để lại bình luận để được hỗ trợ tốt nhất mẹ nhé!
Nguồn tham khảo: Thế nào là song sinh cùng trứng?