Các đặc tính của nước giặt xả là rất quan trọng với người tiêu dùng. Nước giặt xả không hóa chất tạo bọt SLS SLES có phải là nước giặt tốt? Những hóa chất này có đặc tính gì với sức khỏe và với sản phẩm? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Hóa chất tạo bọt SLS, SLES trong nước giặt xả là gì?
SLS và SLES là hai chất hóa học có tên danh pháp quốc tế lần lượt là Sodium Lauryl Sulfate và Sodium Laureth Sulfate. Đây là hai hoạt chất có trong rất nhiều sản phẩm hóa chất tẩy – rửa nói chung chứ không chỉ trong nước giặt xả. Một số sản phẩm thường có chứa hai chất này là:
- Sản phẩm chăm sóc tóc: dầu gội, gel vuốt tóc,…
- Sản phẩm chăm sóc da: sữa rửa mặt, tẩy da chết, nước tẩy trang, tẩy tế bào chết,…
- Sản phẩm chăm sóc cơ thể: sữa dưỡng thể, sữa tắm, kem tắm,…
- Sản phẩm vệ sinh cá nhân: kem cạo râu, kem đánh răng, xà phòng tắm,…
- Sản phẩm giặt, tẩy rửa: nước rửa chén bát, bột giặt, nước giặt xả,…
SLS và SLES trong các sản phẩm này có vai trò tạo bọt. Chính do bọt mà chúng ta thường có cảm giác sạch hơn. Nước giặt xả không hóa chất tạo bọt SLS SLES thường sẽ không tạo được bọt.
2. SLS, SLES có tốt không?
SLS và SLES là các sulfate có nguồn gốc dầu mỏ. Cùng đánh giá một số khía cạnh khoa học về SLS và SLES.
2.1. Sức khỏe con người
SLS và SLES được cho là có khả năng gây kích ứng với da, mắt và phổi. Trong khi sự có mặt của chúng chủ yếu trên các sản phẩm trực tiếp tiếp xúc với da người. Vì vậy đây sẽ là thành phần mà chúng ta cần thực sự cân nhắc khi sử dụng. Đặc biệt nếu các mẹ muốn chọn sản phẩm cho con mình, đây là một lưu ý lớn. Vốn dĩ làn da của trẻ luôn mỏng manh và nhạy cảm hơn hẳn người lớn. Việc tiếp xúc với nhóm hóa chất có khả năng gây kích ứng với một nồng độ nào đó rất có thể gây ra vấn đề da liễu cho bé. Nước giặt xả không hóa chất tạo bọt SLS SLES cũng có thể giảm nguy cơ phải tiếp xúc với 2 hóa chất này.
2.2. Thử nghiệm trên động vật
Nhiều sản phẩm chứa SLS và SLES được thử nghiệm trên động vật. Người ta thử nghiệm tính chất kích ứng với da, mắt và phổi trên động vật. Điều này đặt ra vấn đề đạo đức với nhà sản xuất và cả người tiêu dùng. Phục vụ cho nghiên cứu khoa học là chính đáng, tuy nhiên nếu các sản phẩm thương mại hóa thì vấn đề sẽ trở nên cần tính toán về đạo đức nhiều hơn.
2.3. Ảnh hưởng môi trường
Do có nguồn gốc dầu mỏ, việc sản xuất SLS và SLES gây ra tranh cãi khi gây hại đến môi trường. Có thể nói ngành công nghiệp nói chung và công nghiệp hóa mỹ phẩm nói riêng đều gây ra những tiêu cực nhất định cho môi trường. Vấn đề này đặt ra việc nghiên cứu những hóa chất khác thân thiện và bền vững với môi trường hơn. Cũng do vậy nên việc người tiêu dùng cân nhắc lựa chọn sản phẩm vì môi trường là không khó hiểu.
Tìm hiểu thêm:
Mua nước giặt xả cho bé có cần chú trọng thành phần?
Sản phẩm giặt rửa nhiều bọt hay ít bọt tốt hơn?
3. Nước giặt xả không hóa chất tạo bọt SLS SLES có tốt không?
3.1. Không có bọt hoặc rất ít bọt
SLS và SLES là hai hóa chất phổ biến và rẻ tiền có tác dụng tạo bọt. Nếu sản phẩm nước giặt không có SLS và SLES sẽ tạo ra ít bọt hơn hẳn. Điều này có thể khiến các mẹ cảm thấy nước giặt không sạch. Tuy nhiên, thực tế nếu có thể tự mình kiểm tra, mẹ sẽ thấy hiệu quả làm sạch không khác nhau dựa vào 2 thành phần này.
Nước giặt không chứa chất tạo bọt thường khi sử dụng sẽ ít tạo cảm giác thích thú cho mẹ. Là do khi có bọt, việc bọt bông lên và tan ra có thể khiến chúng ta thư giãn. Đôi khi mẹ còn dành thời gian để giải trí với bọt xà phòng. Tuy nhiên nếu biết hóa chất tạo bọt có thể gây kích ứng da, nhiều mẹ sẽ không muốn duy trì thói quen này nữa.
3.2. Ít khả năng gây kích ứng da
Có nhiều mẹ phải sử dụng găng tay để tránh tác dụng gây khô da của xà phòng giặt thông thường. Hiện tượng này có rất nhiều nguyên nhân. Có thế do nước giặt hoặc bột giặt quá kiềm tính, cũng có thể do chính hóa chất tạo bọt. Khi bớt chất tạo bọt trong bảng thành phần, mẹ sẽ bớt đi một mối lo ngại kích ứng da tay.
Việc sử dụng găng tay có thể bảo vệ tay mẹ, nhưng việc bảo vệ cho người mặc quần áo thì không thể sử dụng găng tay. Trong khi hóa chất tạo bọt vẫn có thể ảnh hưởng đến người mặc. Đây là lý do mà mẹ nên cân nhắc sử dụng nước giặt không chứa SLS và SLES.
4. Cách chọn nước giặt xả không hóa chất tạo bọt SLS SLES
Các loại hóa mỹ phẩm nói chung đều có bảng thành phần chi tiết trên bao bì. Dựa vào bảng thành phần này mẹ có thể đọc được loại nào không chứa SLS và SLES. Đôi khi bảng thành phần sẽ viết tên hóa chất là Natri Lauryl Sulfate và Natri Laureth Sulfate thay cho tên quốc tế hoặc tên viết tắt. Mẹ hãy lưu ý tên gọi của chúng nhé.
Đã có nhiều nghi ngờ và nghiên cứu về tác hại của hóa chất tạo bọt. Đối với làn da nhạy cảm của bé thì sử dụng nước giặt xả chưa hóa chất tạo bọt là điều nên tránh. Thực tế chúng ta không thể kiểm soát được hết những tác hại lâu dài trên cơ thể. Vì vậy, càng bớt đi được mối nguy cơ nào thì càng an tâm.
Trên đây là một số kiến thức về nước giặt xả không hóa chất tạo bọt SLS SLES. Hi vọng mẹ đã có thêm cho mình kinh nghiệm và hiểu biết phù hợp để chọn được nước giặt xả cho con và gia đình. Góc của mẹ luôn mong mẹ và bé khỏe mạnh và yêu đời.
Nguồn tham khảo: https://www.healthline.com/health/beauty-skin-care/sulfates#controversy