Việc lựa chọn núm ti nào mềm như ti mẹ sẽ là giải pháp cho nhiều bà mẹ muốn cho bé cai sữa mẹ hoặc cho bé bú mẹ kết hợp bú bình. Tại sao lại như vậy? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Tại sao cần chọn bình sữa có núm ti mềm như ti mẹ?
Núm ti là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến “sự hợp tác” của bé khi bú bình. Thông thường, bé đang quen với sự mềm mại của ti mẹ. Nếu mẹ đổi sang loại bình không có núm ti mềm như ti mẹ, bé sẽ dễ dàng nhận ra sự khác biệt đó. Như vậy, trẻ sẽ tỏ ra khó chịu, quấy khóc và không bú bình.
Do đó, việc tìm hiểu và lựa chọn bình có núm ti nào mềm như ti mẹ sẽ là giải pháp cho các bà mẹ đang đau đầu cho con tập bú bình.
2. Cao su hay silicone – Núm ti nào mềm như ti mẹ?
Trên thị trường ngày nay chỉ tồn tại hai dòng núm ti: cao su và silicone y tế. Cùng tìm hiểu sự khác biệt để quyết định chọn núm ti nào mềm như ti mẹ nhé!
2.1. Núm cao su
Do đặc tính của mình, núm ti cao su được đánh giá là có độ mềm cao hơn. Tuy nhiên, đây lại là loại chất liệu không bền. Chúng sẽ bị biến dạng khi tiệt trùng ở nhiệt độ cao. Hoặc bị thủng do lực nhai cắn của bé. Đồng thời sau một khoảng thời gian sử dụng, núm ti cao su thường có xu hướng bị giãn.
Đặc biệt, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo không nên cho các bé sử dụng núm ti cao su quá thường xuyên. Vì núm ti cao su quá mềm mại. Khi bú, bé không cần dùng sức quá nhiều. Qua đó hạn chế sự phát triển cằm và miệng ở trẻ.
2.2. Núm ti silicone
Núm ti silicone được coi là sự thay thế hoàn hảo cho núm ti cao su. Nó có độ trơn phù hợp. Đồng thời còn mềm mịn vừa phải. Qua đó không chỉ tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho cằm và miệng của bé. Mà còn cho bé cảm giác như đang ngậm ti mẹ. Như vậy, núm ti silicone sẽ là câu trả lời cho câu hỏi “Núm ti nào mềm như ti mẹ?”.
Đặc biệt, chất liệu silicone cũng bền hơn cao su rất nhiều. Vì nó không màu, không mùi và chịu nhiệt tốt. Nên mẹ có thể đun qua nước sôi để tiệt trùng. Đồng thời không lo núm bị giãn khi sử dụng.
Tuy nhiên, 2 núm ti silicone cũng được chia làm loại:
- Loại siêu mềm: Đây là loại núm ti có độ mềm thích hợp cho các bé dưới 6 tháng. Khi tập bú, bé sẽ không cần quá nhiều lực. Tránh hiện tượng mỏi miệng.
- Loại thông thường: Từ 6 tháng trở ra, các bé sẽ bắt đầu mọc răng. Khi ấy bé không còn là “fan” của núm ti nào mềm như ti mẹ nữa. Mẹ nên chuyển sang loại núm ti silicone thông thường để bé thỏa thích nhai cắn.
3. Dấu hiệu cho thấy mẹ nên thay núm ti bình sữa
Dù là núm ti nào mềm như ti mẹ hay có độ bền cao. Nhưng mẹ cũng nên thay núm ti cho bé khi xuất hiện những dấu hiệu sau:
3.1.Thay núm ti khi đến thời hạn
Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa, từ 1-2 tháng thì mẹ nên thay núm ti bình sữa một lần. Nguyên nhân là do sự phát triển của bé. Bé không chỉ gia tăng về nhu cầu ăn uống, mà còn nâng cao khả năng vận động cơ hàm, răng miệng… Mặt khác là để đảm bảo vệ sinh cho trẻ. Do đó mẹ cần thay núm ti thường xuyên.
3.2.Thay núm ti khi sữa chảy ra không đều
Thông thường, khi dốc ngược bình sữa, sữa cũng chỉ chảy ra theo giọt. Nhưng nếu mẹ thấy sữa chảy thành dòng nhanh và nhiều. Đây là biểu hiện núm ti sẽ bị to ra do tác động của lựa bú. Điều này có thể khiến bị sặc sữa khi bú. Vì vậy mẹ nên kiểm tra lưu lượng sữa chảy thường xuyên để kịp thời thay núm ti mới.
3.3. Khi núm kém đàn hồi và mỏng đi
Đây cũng là những dấu hiệu quan trọng nhắc nhở mẹ nên thay núm ty mới. Mẹ có thể kiểm tra bằng 2 cách sau:
- Kiểm tra độ đàn hồi bằng cách kéo chóp của núm ti. Nếu núm nhanh chóng trở lại hình dạng đầu chứng tỏ nó còn đàn hồi tốt.
- Kiểm tra độ dày của núm bằng cách ấn núm ti lõm vào trong. Nếu núm ti không này ra ngoài và trở lại trạng thái ban đầu chứng tỏ mẹ nên thay núm ti mới rồi.
3.4. Núm ti có màu sắc và độ phình thay đổi
Việc núm ti bị đổi màu hoặc phình ra hay dính vào đều cảnh báo rằng chất lượng núm không còn tốt. Khi đó, mẹ cần mua một chiếc núm ti mới để thay thế.
3.5. Núm ti bị xước, nứt hay rách
Đây chính là những dấu hiệu rõ ràng nhất nhắc nhở mẹ cần thay núm ti mới cho bé. Việc núm ti bị xước, nứt hay rách khiến bé khó kiểm soát được tốc độ chảy của dòng sữa. Bé có khả năng bị sặc sữa rất cao. Đồng thời những dấu vết đó sẽ trở thành nơi trú ngụ tốt nhất cho các loài vi khuẩn gây bệnh.
3.6. Khi nhu cầu ăn của bé thay đổi
Theo sự phát triển, nhu cầu ăn uống của bé ngày càng tăng. Đồng thời, lực bú của bé thay đổi. Như vậy mẹ cần tăng size núm ti để đáp ứng đúng nhu cầu của bé. Tránh gây ra hiện tượng lười bú bình do bé bú mãi không đủ.
Đặc biệt, với những bé bước vào thời kỳ mọc răng. Việc núm ti nào mềm như ti mẹ không còn là mối quan tâm của bé nữa. Lúc ấy, bé chỉ thích những loại núm có độ dai để bé vừa bú vừa nhai.
Mẹ có thể tìm hiểu thêm về núm ty:
Núm ti và những điều mẹ cần quan tâm.
Cách chọn núm ti bình sữa phù hợp nhất cho bé yêu.
Khi mẹ bắt đầu cho bé cai sữa mẹ hoặc cho bé bú mẹ kết hợp bú bình. Mẹ có thể gặp phải tình trạng quấy nhiễu, không hợp tác của bé yêu. Việc tìm hiểu và lựa chọn núm ti nào mềm như ti mẹ có thể sẽ là một biện pháp hiệu quả đó.