Bé bị hăm là tình trạng thường thấy ở trẻ nhỏ. Vậy đâu là nguyên nhân sâu xa khiến bé bị hăm? Hăm có thực sự đáng lo ngại không? Và làm cách nào để ngừa hăm cho bé? Mẹ hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu thêm nhé!
30% bé bị hăm là do cách chọn và sử dụng tã
Đây là kết quả nghiên cứu nguyên nhân gây viêm da ở trẻ nhỏ. Sử dụng loại tã không phù hợp, tã quá chật khiến bé bị hầm bí. Trên thị trường có rất nhiều loại tã giấy. Mẹ cần cân nhắc kĩ khi lựa chọn loại tã bỉm phù hợp cho bé. Nên chọn loại tã giấy chứa nhiều hạt SAP. Tã sẽ thấm hút tốt hơn, không bị vón cục, giúp bé thoáng mát hơn khi mặc.
Một thống kê khác khiến nhiều người giật mình khi có tới 80% các bà mẹ mắc sai lầm trong cách dùng tã bỉm cho con. Bé bị hăm kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này.
Nhiều tài liệu kết luận rằng nhiễm khuẩn, nhiễm trùng hay nhiễm nấm là nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa lại bắt nguồn từ đặc tính của da. Da bé quá mỏng và rất dễ bị khô. Da bị khô là lúc da dễ bị vi khuẩn tấn công. Khi đó sẽ là thời điểm bé bị hăm nhiều nhất. Để hiểu rõ hơn, mẹ cũng cần biết thêm:
1. Cơ chế hoạt động của làn da
Một làn da khoẻ mạnh phải duy trì ít nhất 10% độ ẩm. Thấp hơn mức này, da dễ bị tấn công bởi vi khuẩn và các chất bẩn nguy hại khác.
Sự mất ẩm xảy ra từng phút trong ngày. Tự nhiên đã thiết lập một cơ chế tinh vi cho phép da tái tạo lại độ ẩm của mình. Đó được gọi là màng acid. Đây là hỗn hợp giữa bã nhờn (dầu tự nhiên của cơ thể – sebum) và mồ hôi (nước). Chúng hình thành nên một loại “kem tự nhiên”, làm giảm sự mất ẩm của da.
Khi chúng ta mới chào đời hoặc ngày một già đi, da sẽ sản xuất ít bã nhờn hơn. Tác động có hại từ môi trường cũng như điều hoà nhiệt độ và nắng nóng làm gia tăng sự mất ẩm. Cuối cùng sẽ phá hủy sự cân bằng của da khiến da bị khô. Vì vậy, chất giữ ẩm là thành phần chủ yếu trong việc chăm sóc da. Chúng có tác dụng giữ nước để tích trữ lượng nước cho da.
2. Khác biệt của làn da trẻ nhỏ
Ở trẻ nhỏ, làn da chứa độ ẩm và chất dầu sebum ít hơn. Da bé cũng dễ bị mất nước (mất độ ẩm). Tuyến mồ hôi và bã nhờn hoạt động ít hiệu quả hơn so với người lớn nên càng dễ bị khô da. Càng thời điểm nắng nóng, tình trạng bé bị hăm càng xảy ra nhiều khiến mẹ lo lắng. Nhưng mẹ hoàn toàn xử lý được vấn đề này, khi hiểu rõ về làn da con. Hiểu được da con cần những gì nha mẹ!
Để cân bằng độ ẩm, da tiết dầu nhiều gây ra ẩm ướt, nên nhiễm khuẩn. Nấm hay vi trùng ký sinh thường có ở da không nguy hại. Nhưng khi da ẩm ướt, bị dơ do nước tiểu hay phân của trẻ, chúng dễ phát triển, gây bệnh trên da, làm da đỏ, nổi nhiều mụn nhỏ, chảy nước, ngứa, rát khó chịu. Đó chính là khi bé bị hăm.
KHĂN ƯỚT MAMAMY – CHỦ ĐỘNG NGỪA HĂM, CHĂM TỪNG KẼ NGÁCH
Hăm vốn do vi khuẩn gây nên. Vì thế, với một đất nước điển hình khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, các bé sẽ rất dễ bị hăm, đặc biệt bé nào trộm vía bụ bẫm, trên cơ thể có nhiều vùng nếp gấp như ngấn tay, ngấn chân, ngấn cổ,… Thay vì lo lắng, ba mẹ ơi, có Mamamy và khăn ướt của Mamamy đây rồi!
Ba mẹ chủ động ngừa hăm cho con, chăm sóc con an toàn tới từng kẽ ngách. |
Vì vậy, để ngừa hăm cho bé, yếu tố quan trọng nhất là tăng khả năng giữ ẩm để tránh khô da. Mẹ hãy nhớ giữ da bé luôn khô thoáng, không ẩm ướt bằng cách vệ sinh da sạch sẽ, thay tã thường xuyên. Kết hợp bảo vệ da bằng những sản phẩm an toàn với thành phần dưỡng ẩm và kháng khuẩn, chống hăm, chống rôm sảy.