Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Rửa vệ sinh núm ti cho trẻ, ba mẹ đã biết cách chưa?

Cho dù mẹ cho trẻ bú bình sữa công thức hằng ngày hay thỉnh thoảng cho trẻ bú bình, điều quan trọng là phải sử dụng núm ti sạch. Vệ sinh núm ti có thể khó khăn và phiền phức hơn mẹ nghĩ. Hãy tham khảo 5 lưu ý vệ sinh núm ti đúng cách dưới đây để biết cách cọ rửa núm ti sạch và an toàn nhất cho bé nhé.

1. Chọn mua núm ti phù hợp cho trẻ

Trước khi tìm hiểu cách vệ sinh núm ti cho bé ba mẹ cần nghiên cứu kỹ cách chọn mua núm ti phù hợp cho trẻ
Trước khi tìm hiểu cách vệ sinh núm ti cho bé ba mẹ cần nghiên cứu kỹ cách chọn mua núm ti phù hợp cho trẻ

Trước khi tìm hiểu cách vệ sinh núm ti cho bé ba mẹ cần nghiên cứu kỹ cách chọn mua núm ti phù hợp cho trẻ . Tuỳ theo từng độ tuổi mà các nhà sản xuất sẽ có những thiết kế núm ti khác nhau. Đối với các bé sơ sinh chất liệu của núm ti sẽ thường mềm , lỗ ti nhỏ và thường kèm theo nút chống sặc. Đối với các bé lớn hơn từ 6 tháng tuổi trở đi , sức hút mạnh, lợi của bé đã cứng cáp hơn vì vậy ba mẹ nên chọn núm ti có chất liệu dày dặn và dai hơn, cũng như lỗ ti lớn hơn để trẻ dễ dàng mút sữa.

Để giúp bé luôn ngon miệng, tránh các trường hợp bé bị sặc sữa hay đầy hơi. Mẹ nên tìm hiểu kỹ về thiết kế và chất liệu của núm ti :

  • Núm ti nên được thiết kế ống chống sặc và đầy hơi. Giúp đẩy bọt khí thoát ngược về phía đáy chai để bé không bị hít lại khí.
  • Lỗ núm ti nên có thiết kế hình chữ thập . Sữa chỉ chảy khi có lực hút từ bé giúp bé không bị sặc.
  • Chất liệu silicone chuyên dùng cho thực phẩm – nguyên liệu an toàn cho bé.

Mẹ tham khảo thêm: Núm ti silicone chống sặc và đầy hơi cho trẻ.

2. Vệ sinh núm ti lần đầu sau khi mua về

Trước khi cho trẻ ti một bình sữa mới hoặc thay thế một núm ti mới hãy làm vệ sinh sạch sâu núm ti cho con mình
Trước khi cho trẻ ti một bình sữa mới hoặc thay thế một núm ti mới hãy làm vệ sinh sạch sâu núm ti cho con mình

Trước khi cho trẻ ti một bình sữa mới hoặc thay thế một núm ti mới hãy làm vệ sinh sạch sâu núm ti cho con mình để đảm bảo ba mẹ không đưa vi trùng hoặc hóa chất vào cơ thể của con.

  • Đặt nồi lên bếp trên lửa lớn để đun sôi nước. Hãy để núm ti bình sữa trẻ em trong nước sôi ít nhất năm phút, việc này giúp làm mềm núm sữa. Dùng kẹp gắp núm ti đã khử trùng ra khỏi nước nóng.
  • Để khô hoàn toàn núm ti trước khi sử dụng. Điều này cũng sẽ đảm bảo rằng núm ti đã rửa không còn nhiệt dư hoặc vẫn chứa những giọt nước nóng có thể làm bỏng bé.

3. Cọ rửa vệ sinh núm ti hằng ngày

Ngoài lần tiệt trùng đầu tiên, không cần phải tiệt trùng bình sữa, vệ sinh núm ti thường xuyên bằng nước xà phòng
Ngoài lần tiệt trùng đầu tiên, không cần phải tiệt trùng bình sữa, vệ sinh núm ti thường xuyên bằng nước xà phòng

Ngoài lần tiệt trùng đầu tiên, không cần phải tiệt trùng bình sữa, vệ sinh núm ti thường xuyên bằng nước xà phòng hoặc đun thời gian lâu trong nước sôi. Trên thực tế, việc tiệt trùng liên tục bằng cách đun sôi có thể khiến các hóa chất nhân tạo ngấm vào chất lỏng theo thời gian.

  • Hằng ngày sau khi sử dụng Ba mẹ nên tiến hành đổ bỏ sữa thừa ngay khi dùng xong.
  • Đổ đầy nước nóng vào chậu và thêm 1 đến 2 giọt xà phòng cọ rửa chuyên dụng . Xoay tay trong nước để hòa tan xà phòng.
  • Cho núm ti vào chậu nước và dùng bàn chải cọ rửa. Mẹ cũng có thể thêm các bộ phận khác của bình sữa trẻ em mà bạn muốn rửa. Sau đó, lấy bàn chải nhỏ có lông ở cuối và cọ rửa bên trong núm ti . Làm sạch xung quanh các lỗ để phá vỡ mọi tắc nghẽn.
  • Nếu sữa bị khô ở núm ti, mẹ có thể ngâm chúng vài phút. Chú ý đến sữa trong các lỗ của núm ti để không bỏ sót sữa khiến núm ti bị sữa khô đóng cặn hay nuôi dưỡng vi khuẩn .
  • Để biết mẹ đã rửa vệ sinh núm ti kỹ hay chưa, hãy vắt nước qua các lỗ của núm ti. Nếu nước không chảy qua, mẹ cần phải chà thêm sữa khô ra khỏi chúng.
  • Sau đó để bình sữa, núm ti đã rửa vào các khay úp bình sữa. Nên dùng loại khay có nắp đậy để khô ráo, sẵn sàng cho những lần sử dụng sau .

 4. Đầu tư vào nước rửa núm ti và dụng cụ rửa núm ti

Đầu tư vào nước rửa núm ti và dụng cụ rửa núm ti
Đầu tư vào nước rửa núm ti và dụng cụ rửa núm ti

Đó có thể là một thách thức thực sự để có được núm ti sạch nhất. Dụng cụ rửa núm ti và nước rửa núm ti sẽ là đồng minh tốt nhất của mẹ trong việc cọ rửa những điểm khó tiếp cận. Chỉ cần nhớ, dụng cụ này chỉ nên được sử dụng trên bình sữa của trẻ. Sử dụng chung với các vật dụng khác có thể gây ra nhiễm khuẩn chéo.

4.1. Dụng cụ rửa núm ti nên đáp ứng các yếu tố :

  • Thiết kế thông minh và tiện dụng : Tự động điều chỉnh phù hợp với đường kính từng vật dụng dù to hay nhỏ.
  • Đầu cọ làm từ màng xốp tươi siêu mềm mịn, giúp rửa sạch núm ti tối đa, cọ rửa dễ dàng, tiết kiệm công sức và thời gian cho mẹ.

Sản phẩm được các mẹ yêu thích : Bộ dụng cụ cọ rửa bình sữa quay 360 độ.

4.2. Nước rửa núm ti nên đáp ứng các yếu tố :

  • Ít bọt , không mùi, không hoá chất , không để lại tồn dư sau khi rửa
  • Thành phần an toàn, được chiết xuất từ nguyên liệu tự nhiên.
  • Chỉ nên sử dụng các sản phẩm nước rửa núm ti , bình sữa chuyên dụng. Xà phòng hay các chất tẩy rửa khác có thể chứa những chất hoá học gây kích ứng cho trẻ. Mẹ có thể tham khảo các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn Nhật Bản nước rửa cho trẻ sơ sinh đang được các mẹ hiện đại ưa chuộng.

Xem thêm: Nước rửa bình sữa và rau quả, đảm bảo sức khoẻ cho cả nhà.

 5. 4 Lưu ý khác khi vệ sinh núm ti

  • Vì bồn rửa thực sự có thể bị bẩn, không nên rửa núm ti trong bồn rửa. Thay vào đó, hãy sử dụng riêng một chậu sạch để đựng núm ti.
  • Nhớ rửa kỹ tay trong ít nhất 20 giây trước khi cầm nắm vào núm ti. Hãy chắc chắn rằng mẹ đã rửa kỹ và lau khô tay trước khi chuẩn bị bình sữa tiếp theo cho bé.
  • Cố gắng tháo rời và rửa sạch bình sữa ngay sau khi bé ăn xong. Tránh để sữa khô trong núm vú vì nó sẽ làm tắc các lỗ và khó làm sạch chúng hơn. Đôi khi sẽ để lại mùi hôi khó khiến bó khó chịu, thậm chí là bỏ bú.
  • Hãy để núm ti khô hoàn toàn trước khi lắp ráp lại để tránh nấm mốc phát triển. Giá phơi đồ là một giải pháp lý tưởng.
  • Thay thế núm ti ngậm khi hỏng hay xuất hiện các vết nứt để tránh núm vú bị nhiễm khuẩn.

Vừa rồi là những thông tin về cách vệ sinh núm ti có thể tránh bị mốc, an toàn cho bé, hy vọng những chia sẻ này hữu ích cho mẹ. Nếu mẹ có bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được giải đáp chi tiết.

Có thể mẹ muốn biết :

Có nên cho trẻ ngậm núm giả không?

Nước rửa bình sữa và rau quả MAMAMY có thành phần như thế nào?

Nguồn tham khảo :

https://www.wikihow.com/Clean-Bottle-Nipples

https://www.verywellfamily.com/how-to-sterilize-baby-bottles-nipples-and-more-290136

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Thêm đánh giá

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Nhiệt độ pha sữa Meiji – Đảm bảo chất lượng và sự tươi ngon của sản phẩm
Nhiệt độ pha sữa Meiji – Đảm bảo chất lượng và sự tươi ngon của sản phẩm
Khi nói đến sữa, sự tươi ngon và an toàn. Sữa là những yếu tố quan trọng mà người tiêu dùng quan tâm. Sữa Meiji, một thương hiệu nổi tiếng trong ngành công nghiệp sữa, đã đạt được lòng tin của người tiêu dùng thông qua chất lượng và quy trình sản xuất nghiêm ngặt […]
Trọn bộ 6 dụng cụ rửa bình sữa cực an toàn – tiện lợi
Trọn bộ 6 dụng cụ rửa bình sữa cực an toàn – tiện lợi
Bắt đầu hành trình lớn khôn cùng bé con là muôn vàn những điều mới mẻ mẹ cần biết. Ngay từ việc cho bé ăn sữa cũng cần có một bộ dụng cụ rửa bình sữa gồm 6 món để đảm bảo vệ sinh, giúp con yêu được ti dòng sữa thơm ngon, giàu dinh […]
Từ A đến Z cách chọn cọ rửa bình sữa an toàn – tiện lợi cho mẹ bỉm hiện đại
Từ A đến Z cách chọn cọ rửa bình sữa an toàn – tiện lợi cho mẹ bỉm hiện đại
Bình sữa là người bạn đồng hành cùng con trong những năm tháng đầu đời, giúp con có những bữa ăn ngon lành. Việc cọ rửa bình sữa sạch sẽ trước và sau khi con ăn cũng là việc mẹ không thể bỏ qua, giúp bình sữa của con không bám cặn, không có mùi […]
Nên đổi size núm cho bé khoảng 1 đến 2 tháng 1 lần
Nên đổi size núm cho bé khoảng 1 đến 2 tháng 1 lần
Bé yêu đã dùng núm ti được một thời gian, mẹ đang phân vân không biết khi nào nên đổi size núm cho bé để đảm bảo không thay núm quá sớm gây lãng phí hoặc thay núm quá muộn khiến con ti không ngon, thậm chí mỏi miệng, sặc sữa khi ti. Các chuyên […]
3 Cách đục lỗ núm ti bình sữa đơn giản, dễ cực tại nhà
3 Cách đục lỗ núm ti bình sữa đơn giản, dễ cực tại nhà
Đục lỗ núm bình sữa là một phương pháp tạm thời để tận dụng núm bình sữa khi bé tăng nhu cầu ti sữa và sức ăn. Tuy nhiên, nhiều mẹ bỉm không biết cách đục lỗ núm bình sữa, hoặc đục lỗ núm bình sữa quá to khiến bé dễ bị sặc khi ti […]
Tiệt trùng bình sữa bằng nước sôi đúng cách, an toàn cho bé
Tiệt trùng bình sữa bằng nước sôi đúng cách, an toàn cho bé
Tiệt trùng bình sữa bằng nước sôi là phương pháp đơn giản, được nhiều mẹ bỉm thường xuyên sử dụng vì tiết kiệm chi phí, hiệu quả không kém tiệt trùng bằng máy. Thế nhưng nếu mẹ tiệt trùng không đúng cách rất dễ khiến bình sữa của con hỏng, biến dạng, thậm chí gây […]
Giỏ hàng 0