Nhiều mẹ cho rằng cứ bé bị hăm là 100% do mặc tã, bỉm sai cách hoặc bỉm kém chất lượng. Nhưng thực tế có phải hoàn toàn là vậy? Bé bị hăm không phải 100% là do bỉm đâu, còn có những yếu tố khác mà mẹ cần lưu ý trong quá trình chăm con.
Mục lục
1. Cách sớm nhận biết bé bị hăm
1.1. Những dấu hiệu đầu tiên
Cách dễ nhất để nhận ra bé bị hăm là khi mẹ thấy xuất hiện những vết ửng đỏ ở vùng mặc bỉm, xung quanh bộ phận sinh dục. Vùng ửng đỏ từ hậu môn lan dần ra tới mông, đùi bé và có trường hợp kèm theo mùi khó chịu.
Ngoài việc nhận biết trực quan bằng mắt ra, mẹ cũng nên để ý những lúc thay bỉm hoặc vệ sinh vùng kín, bé đột nhiên quấy khóc. Đó là do có cọ xát ở vùng bị hăm khiến bé bị đau đó mẹ ạ. Những bé lớn hơn còn thường dùng tay cào vào bỉm do ngứa nữa.
Vết đỏ ban đầu sẽ chỉ có màu hồng nhạt thôi nhưng nếu để lâu và không giải quyết, vết ửng đỏ sẽ dần đậm màu và nặng hơn. Ở mức độ nặng nhất, vùng hăm có màu đỏ tươi, những vết đốm li ti nổi lên, kèm theo chảy máu, tróc da.
1.2. Ảnh hưởng của hăm đến bé
Ở mức độ nhẹ, việc bị hăm khiến bé cáu gắt và khó chiều hơn bình thường. Một số bé vì quá đau nên có dấu hiệu bỏ bú, chán ăn. Trong trường hợp vùng bị hăm nặng hơn, bé sẽ gặp phải những triệu chứng như:
- Sốt nhẹ
- Vùng bị hăm có mụn mủ, mụn nước
- Quấy khóc liên tục
- Không ngủ sâu giấc, hay giật mình giữa đêm
2. Bé bị hăm có phải hoàn toàn do bỉm?
Bé bị hăm đều khiến mẹ lo lắng và nhất là với các mẹ lần đầu chăm bé. Thông thường mẹ sẽ nghĩ rằng “thủ phạm” khiến bé bị hăm là do bỉm, tã đang sử dụng. Nhưng thực tế không phải vậy, có những nguyên nhân khác khiến bé bị hăm mà mẹ không nhận ra.
2.1. Trước tiên, mẹ cần hiểu bản chất của hăm da
Bản chất của hăm da là sự mất cân bằng độ pH trên da bé. Ở trạng thái bình thường da con có độ pH khoảng 5.8 đến 6.4. Khi độ pH quá thấp tạo thành môi trường acid khiến da bé bị rát, bỏng. Ngược lại, khi độ pH quá cao tạo ra môi trường kiềm. Môi trường cực kỳ thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Vậy nên nguyên nhân cốt lõi của việc bé bị hăm là do da bé bị nhiễm khuẩn. Kể cả khi không mặc bỉm tã, bé vẫn có thể bị hăm bởi nhiều lý do.
2.2. Nguyên nhân vô tình khiến bé bị hăm
Thay đổi chế độ ăn: Có thể mẹ khá bất ngờ về nguyên nhân này. Khi trẻ bắt đầu chế độ ăn mới, nhất là khi chuyển sang ăn dặm, thức ăn đặc hơn khiến kết cấu phân, tần suất đi ngoài của bé thay đổi. Vậy nên trẻ rất dễ bị hăm trong giai đoạn này.
Để bé đóng bỉm quá lâu: Đóng bỉm đồng nghĩa với việc da trẻ phải tiếp xúc với chất lỏng. Da bé trở nên ẩm ướt hơn bình thường, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập thông qua lớp da gây hăm, mẩn. Chính vì thế mẹ hãy nhớ luôn giữ cho da bé khô thoáng, thay bỉm tã sau 3-4 tiếng.
Vệ sinh không đúng cách: Việc mẹ chà xát, lau rửa vùng kín của bé quá mạnh làm da bé bị xước và trở nên nhạy cảm hơn.
Bôi phấn rôm không đúng cách: Nếu như mẹ lạm dụng phấn rôm quá nhiều sẽ gây ra tác dụng ngược. Bản chất của phấn rôm cũng là dạng hạt mịn, khi cọ xát vào da cũng làm da bé bị xước và tổn thương.
Kích ứng bởi hóa chất trong bột giặt, chất làm mềm vải: Một số sản phẩm giặt xả chứa các chất như chất lưu hương, chất tạo mùi hay hoạt chất cấm,… ảnh hưởng tới làn da nhạy cảm của em bé.
Xem thêm: Nguyên nhân sâu xa khiến bé bị hăm – Mẹ đã biết hay chưa?
2.3. Tại sao vệ sinh cẩn thận rồi mà bé vẫn bị hăm?
Nếu như mẹ đã phòng tránh toàn bộ các nguyên nhân trên mà bé vẫn xuất hiện triệu chứng hăm, thì hãy chú ý tới chiếc bỉm mẹ đang cho bé sử dụng nhé!
Mặc dù bỉm không phải nguyên nhân chính gây ra hăm, nhưng với tần suất tiếp xúc liên tục với làn da của bé, bỉm lại là yếu tố quan trọng. Bỉm vừa có thể gây ra hăm, vừa có thể ngăn chặn tình trạng này.
Một vài loại bỉm dễ khiến bé bị hăm:
- Bỉm có bề mặt thô ráp
- Bỉm thấm hút kém
- Bỉm quá chật, bó vào vùng hông và bẹn của bé
- Bỉm không thoáng khí
Việc mẹ chọn bỉm phù hợp chính là “tấm khiên” đầu tiên hạn chế việc bé bị hăm, mẩn đỏ. Vậy chọn bỉm thế nào mới đúng?
3. Hiểu đúng về bỉm chuẩn để chọn mua bỉm an toàn
3.1. Bỉm chuẩn chính hãng
Trên thị trường hiện nay, không thiếu các loại bỉm được gắn mác bỉm Hàn, bỉm Nhật, bỉm nước ngoài chính hãng. Nhưng mẹ cần cẩn thận trong việc lựa chọn bỉm có xuất xứ rõ ràng. Tốt nhất, mẹ hãy mua bỉm có chứng nhận của nhà sản xuất, có thương hiệu và uy tín.
Đồng thời, mẹ cần đọc thật kỹ thông tin sản phẩm. Mẹ tìm kiếm nội dung về nơi sản xuất, nhà sản xuất trên bao bì để xác thực trước khi mua hàng nhé!
3.2. Công năng giúp giải quyết hăm, mẩn đỏ ở trẻ
Mỗi loại bỉm sẽ có một công năng khác biệt, nhưng điều quan trọng nhất ở một chiếc bỉm chất lượng là khả năng thấm hút giữ nước, bề mặt và sự thông khí. Đây là những tính năng cốt lõi để khi mặc bỉm bé không bị hăm, mẩn.
1 – Hút và giữ chất lỏng bằng lớp hạt SAP
Hạt SAP là những hạt nhỏ li ti có chức năng hút chất lỏng và giữ nước bên trong nó. Các thương hiệu bỉm Hàn Quốc thường rất ưa chuộng hạt SAP bởi tính năng ưu việt này.
Hạt SAP có những công dụng thần kỳ mà mẹ có thể tìm hiểu thêm tại đây.
Các loại bỉm hiện nay thường thấm hút chủ yếu bằng bông, hoặc có hạt SAP thì cũng rất ít. Nếu như chỉ dùng bông, bỉm sẽ bị cộm và nặng, đôi khi còn bị thấm ngược trở lại, ảnh hưởng đến da bé dẫn đến hăm tã. Mẹ nên tìm mua loại có chứa một lớp SAP xuyên suốt bề mặt bỉm nhằm tối ưu việc thấm hút chất lỏng.
Không những thế, bỉm có hạt SAP thường mỏng và nhẹ hơn bởi lớp bông dày đã được thay thế. Điều này giúp bé mặc bỉm thoải mái hơn, bề mặt bỉm cũng không cọ xát vào phần da nhạy cảm của con nữa.
2 – Bề mặt, khe rãnh thấm nước
Mặt trong của bỉm là nơi tiếp xúc với da của bé nhiều nhất. Vậy nên mẹ cần đặc biệt chọn bỉm có bề mặt mềm mại để nâng niu làn da con yêu.
Tiếp đến là các khe rãnh thấm chất lỏng. Càng nhiều khe rãnh trên bề mặt thì chất lỏng càng được thấm hút nhanh hơn. Hạn chế hết mức việc da con chạm vào chất lỏng, dẫn đến hăm và mẩn đỏ. Ngay khi chất lỏng đi vào trong miếng bỉm, hạt SAP sẽ hút nước và ngăn chặn chất lỏng thấm ngược trở lại.
3 – Lớp đáy thoát khí
Không khí nóng ẩm bên trong bỉm là môi trường lý tưởng khiến vi khuẩn phát triển và gây ra hăm tã. Chính vì thế, bỉm ngừa hăm và mẩn đỏ cần được thoát khí liên tục thông qua lớp đáy.
Hiện nay không nhiều hãng bỉm ngoại quan tâm tới vấn đề thoát khí này, bởi các loại bỉm thường thiết kế phù hợp cho người tiêu dùng nước ngoài, sống ở những khu vực khí hậu khô. Còn tại Việt Nam, đặc trưng bởi khí hậu nóng ẩm nên bé dễ bị hăm hơn nếu bỉm không có khả năng thoát khí.
KHĂN ƯỚT MAMAMY – CHỦ ĐỘNG NGỪA HĂM, CHĂM TỪNG KẼ NGÁCH
Hăm vốn do vi khuẩn gây nên. Vì thế, với một đất nước điển hình khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, các bé sẽ rất dễ bị hăm, đặc biệt bé nào trộm vía bụ bẫm, trên cơ thể có nhiều vùng nếp gấp như ngấn tay, ngấn chân, ngấn cổ,… Thay vì lo lắng, ba mẹ ơi, có Mamamy và khăn ướt của Mamamy đây rồi!
Ba mẹ chủ động ngừa hăm cho con, chăm sóc con an toàn tới từng kẽ ngách. |
Bé bị hăm không hoàn toàn là do bỉm, nhưng nếu mẹ lựa chọn một sản phẩm chất lượng, chuẩn xịn thì bỉm tã sẽ trở thành trợ thủ đắc lực cho mẹ trong công cuộc chống hăm, ngừa mẩn đỏ đấy nhé!