Vô sinh nữ có lẽ chính là vấn đề gây nhức nhối nhất đối với chị em phụ nữ hiện nay. Phụ nữ chịu áp lực nhiều hơn trong việc có con. Ngoài ra, đó còn là khao khát mãnh liệt được làm mẹ của chính bản thân họ. Vì vậy, tìm hiểu về dấu hiệu cũng như những nguyên nhân dẫn đến vô sinh nữ qua bài viết này để không phải gặp bất cứ trở ngại nào trong quá trình cố gắng mang thai.
1. Dấu hiệu vô sinh nữ
Triệu chứng rõ nhất của vô sinh nữ là không có khả năng mang thai. Chu kỳ kinh nguyệt quá dài (35 ngày trở lên) hoặc quá ngắn (dưới 21 ngày), không đều thậm chí không có. Tất cả đều có nghĩa là bạn không rụng trứng, không thể mang thai được. Ngoài ra có thể không có dấu hiệu hay triệu chứng nào khác thường.
Khi nào cần phải đến gặp bác sĩ tư vấn?
Thời điểm cần nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia phụ thuộc vào độ tuổi của bạn. Cụ thể:
- Dưới 35 tuổi. Bạn nên cố gắng mang thai ít nhất trong vòng 1 năm trước khi xét nghiệm và điều trị.
- Trong khoảng 35 – 40 tuổi. Sau 6 tháng cố gắng mang thai mà không được, bạn nên đến nhờ bác sĩ tư vấn.
- Trên 40 tuổi. Bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm hoặc điều trị ngay lập tức.
Ngoài ra, nếu bạn có một số tiền sử bệnh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm và điều trị kịp thời. Ví dụ tiền sử kinh nguyệt không đều, bệnh viêm vùng chậu, sảy thai nhiều lần, điều trị ung thư trước đó hoặc lạc nội mạc tử cung.
2. Nguyên nhân dẫn đến vô sinh nữ
Để thụ thai thành công cần trải qua một quá trình với các bước cụ thể, chính xác. Ở phụ nữ, có các yếu tố có thể phá vỡ quá trình này ở bất kỳ bước nào. Từ đó dẫn đến tình trạng vô sinh nữ. Cụ thể:
2.1. Rối loạn rụng trứng
Rối loạn rụng trứng có nghĩa là quá trình rụng trứng không thường xuyên. Thậm chí là không rụng trứng. Cứ 4 cặp vợ chồng vô sinh thì có 1 cặp là do nguyên nhân này. Tình trạng này xảy ra khi sự điều hòa của hormone sinh sản bởi vùng dưới đồi, tuyến yên hoặc buồng trứng có vấn đề. Đây là những tác nhân gây rối loạn rụng trứng.
- Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). PCOS gây mất cân bằng hormone, ảnh hưởng đến sự rụng trứng. Biểu hiện của PCOS có thể kể đến như sau. Kháng insulin và béo phì, mọc tóc bất thường trên mặt hoặc cơ thể, mụn trứng cá. Đây nguyên nhân gây vô sinh nữ phổ biến nhất.
- Hội chứng dưới đồi (Hypothalamic dysfunction). Có hai hormone do tuyến yên sản xuất có trách nhiệm kích thích rụng trứng mỗi tháng. Hormone kích thích nang trứng (FSH) và hormone luteinizing (LH). Một số nguyên nhân có thể làm gián đoạn sản xuất các hormone này và ảnh hưởng đến sự rụng trứng bao gồm:
- Căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần quá mức
- Trọng lượng cơ thể rất cao hoặc rất thấp
- Tăng hoặc giảm cân đột ngột trong thời gian gần đây
- Suy buồng trứng sớm (POF). Rối loạn này thường được gây ra bởi phản ứng tự miễn hoặc do mất trứng sớm từ buồng trứng của bạn. Nguyên nhân có thể bởi do di truyền hoặc hóa trị liệu trước đó. Khi đó, buồng trứng không còn sản xuất trứng và làm giảm sản xuất estrogen ở phụ nữ dưới 40 tuổi.
- Quá nhiều prolactin. Tuyến yên có thể gây ra sự sản xuất quá mức prolactin. Điều này làm giảm sản xuất estrogen và có thể gây vô sinh nữ. Ngoài ra, các loại thuốc bạn đang dùng điều trị bệnh khác cũng có thể gây ra các vấn đề tuyến yên.
2.2. Tổn thương ống dẫn trứng
Các ống dẫn trứng bị tổn thương khiến cho tinh trùng không vào được trong trứng hoặc chặn đường trứng được thụ tinh vào tử cung. Nguyên nhân gây tổn thương hoặc tắc nghẽn ống dẫn trứng bao gồm:
- Bệnh viêm vùng chậu, nhiễm trùng tử cung và ống dẫn trứng do chlamydia, lậu hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
- Phẫu thuật trước đó ở bụng hoặc xương chậu. Ví dụ phẫu thuật mang thai ngoài tử cung. Trong đó trứng được thụ tinh và phát triển trong ống dẫn trứng thay vì tử cung.
- Lao vùng chậu, một nguyên nhân chính gây vô sinh ống dẫn trứng trên toàn thế giới.
2.3. Lạc nội mạc tử cung
Tình trạng này xảy ra khi các mô nội mạc tử cung không nằm ở phía trong mà phát triển bên ngoài tử cung. Sự phát triển thêm mô này, hoặc các phẫu thuật để loại bỏ nó có thể gây ra sẹo. Từ đó có thể chặn ống dẫn trứng. Tinh trùng và trứng không thể hợp nhất được.
Lạc nội mạc tử cung cũng có thể ảnh hưởng đến niêm mạc tử cung, làm gián đoạn quá trình cấy trứng đã thụ tinh. Điều này cũng ảnh hưởng gián tiếp đến khả năng sinh sản. Chẳng hạn như làm hỏng tinh trùng hoặc trứng.
2.4. Các vấn đề về tử cung hoặc cổ tử cung
Một số nguyên nhân liên quan đến tử cung hoặc cổ tử cung có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
- Polyp lòng tử cung hoặc khối u là những vấn đề thường gặp. Nó có thể chặn ống dẫn trứng hoặc can thiệp vào việc cấy ghép, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ bị u xơ hoặc polyp vẫn có thai.
- Lạc nội mạc tử cung để lại sẹo hoặc viêm nhiễm trong tử cung.
- Tử cung bất thường bẩm sinh, cản trở việc mang thai. Có thể dẫn đến vô sinh nữ
- Hẹp cổ tử cung. Gây ra bởi một dị tật di truyền hoặc do tổn thương cổ tử cung
- Đôi khi cổ tử cung không thể tạo ra loại chất nhầy tốt nhất để cho phép tinh trùng đi qua cổ tử cung vào tử cung.
2.5. Vô sinh nữ không rõ nguyên nhân
Đôi khi, có những trường hợp không rõ nguyên nhân gây ra vô sinh. Vấn đề về khả năng sinh sản có thể không giải thích được bởi sự kết hợp của một số yếu tố ở cả hai vợ chồng. Tuy nhiên vấn đề này có thể được khắc phục theo thời gian. Bạn vẫn không nên trì hoãn việc điều trị vô sinh.
Xem thêm: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
3. Các yếu tố làm gia tăng khả năng vô sinh nữ
Một số yếu tố có thể khiến bạn có nguy cơ vô sinh cao hơn, bao gồm:
3.1. Tuổi tác
Chất lượng và số lượng trứng của phụ nữ bắt đầu giảm khi tuổi càng cao. Vào giữa những năm 30, tốc độ mất nang trứng cao, dẫn đến trứng kém chất lượng hơn. Điều này làm cho việc thụ thai trở nên khó khăn và làm tăng nguy cơ sảy thai.
3.2. Hút thuốc lá
Hút thuốc lá làm hỏng cổ tử cung và ống dẫn trứng của bạn. Ngoài ra, nó còn làm tăng nguy cơ sảy thai và có thai ngoài tử cung. Hút thuốc cũng được cho là làm già buồng trứng và làm cạn kiệt trứng sớm.
3.3. Cân nặng
Thừa cân hoặc thiếu cân đáng kể có thể ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng. Có được chỉ số khối cơ thể khỏe mạnh (BMI) có thể làm tăng tần suất rụng trứng và khả năng mang thai.
3.4. Lịch sử tình dục
Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục như chlamydia và lậu có thể làm hỏng ống dẫn trứng. Có quan hệ tình dục không an toàn nhiều lần trước đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng lây qua đường tình dục. Từ đó có thể gây ra các vấn đề về sinh sản sau này, thậm chí dẫn đến vô sinh.
3.5. Rượu
Uống vừa phải không quá 1 ly rượu mỗi ngày.
Xem thêm: 6 điều có thể bạn chưa biết về khả năng sinh sản ở phụ nữ
4. Xét nghiệm vô sinh nữ
Bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm. Bao gồm xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormone. Sinh thiết nội mạc tử cung để kiểm tra niêm mạc tử cung của bạn.
- Chụp buồng tử cung vòi trứng – Hysterosalpingography (HSG). Liên quan đến siêu âm hoặc chụp X-quang của cơ quan sinh sản của bạn. Với phương pháp này, bác sĩ có thể kiểm tra xem các ống có bị chặn không.
- Nội soi ổ bụng – Laparoscopy. Phương pháp này cho phép bác sĩ xem được tình trạng bên ngoài tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng. Từ đó kiểm tra sự phát triển có bình thường hay không. Bác sĩ cũng có thể biết được nếu ống dẫn trứng của bạn bị chặn.
5. Cách phòng ngừa và chữa trị vô sinh nữ
5.1. Cách phòng ngừa vô sinh nữ
Với những phụ nữ đang mong muốn có con sớm hoặc trong tương lai, sau đây là một số tips giúp nâng cao khả năng sinh sản.
- Duy trì cân nặng bình thường. Phụ nữ thừa cân và thiếu cân có nguy cơ rối loạn rụng trứng. Nếu bạn cần giảm cân, hãy tập thể dục điều độ. Tập thể dục với cường độ lớn hơn năm giờ một tuần sẽ làm giảm rụng trứng.
- Bỏ hút thuốc lá. Thuốc lá có nhiều tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản. Chưa kể đến sức khỏe chung của bạn và sức khỏe của thai nhi. Nếu bạn hút thuốc và đang mong muốn mang thai, hãy bỏ thuốc từ bây giờ.
- Tránh uống rượu. .Sử dụng rượu nặng có thể làm giảm khả năng sinh sản. Bất kỳ loại rượu nào đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Nếu bạn dự định có thai, hãy tránh uống rượu và không uống rượu khi đang mang thai.
- Giảm căng thẳng. Các cặp vợ chồng trải qua căng thẳng tâm lý sẽ làm cản trở việc điều trị vô sinh. Nếu có thể, hãy tìm cách giảm căng thẳng trong cuộc sống trước khi cố gắng mang thai.
- Hạn chế cafein. Nghiên cứu cho thấy rằng lượng caffeine dưới 200 miligam mỗi ngày không ảnh hưởng đến khả năng mang thai của bạn.
5.2. Một số phương pháp điều trị vô sinh nữ
- Nội soi ổ bụng. Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh liên quan ống dẫn trứng hoặc xương chậu. Bạn có thể phẫu thuật để tái tạo lại cơ quan sinh sản. Bác sĩ sẽ đặt một ống nội soi qua vết cắt gần rốn để loại bỏ mô sẹo, điều trị lạc nội mạc tử cung, mở ống bị chặn hoặc loại bỏ u nang buồng trứng.
- Nội soi buồng tử cung. Bác sĩ sẽ đặt một ống soi tử cung vào tử cung của bạn thông qua cổ tử cung. Phương pháp này được sử dụng để loại bỏ polyp và khối u xơ, phân chia mô sẹo và mở các ống bị chặn.
- Thụ tinh trong tử cung. Sau khi tinh dịch được rửa bằng dung dịch đặc biệt, bác sĩ sẽ đặt nó vào tử cung của bạn khi rụng trứng. Đôi khi quá trình này được thực hiện trong khi bạn dùng thuốc giúp kích hoạt giải phóng trứng.
- Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Tinh trùng và trứng sẽ được thụ tinh trong ống nghiệm rồi đưa vào buồng tử cung
- Bơm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI). Chích thẳng tinh trùng vào trứng
Hi vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích nhất giúp các cặp vợ chồng đang mong muốn có con, xây dựng mái ấm gia đình.