Thai nhi tuần thứ 31, vậy là chỉ còn chín tuần mẹ sẽ sinh. Lúc này đây mẹ bầu đang cảm thấy không thoải mái khi tử cung ngày càng lớn. Em bé của bạn sẽ ngày càng phát triển hơn. Mẹ bầu cần hết sức cẩn trọng vì có nguy cơ sinh non đấy nhé.
Mục lục
1. Kích thước thai nhi tuần thứ 31
Vào tuần thai kì thứ 31, em bé của mẹ vẫn sẽ tiếp tục hấp thụ các chất dinh dưỡng. Lúc này ước tính bé yêu của mẹ bầu nặng khoảng 1,5 kg và có chiều dài vào khoảng 41 cm. Bé liên tục tăng cân để tích mỡ dưới da. Nhìn bé càng lúc càng đầy đặn hơn không còn gầy gò như trước. Quá trình này diễn ra vào khoảng mẹ bước vào tháng thứ tám của thai kì. Bé yêu của mẹ bầu giờ đã có cả móng tay, móng chân và cả tóc nữa.
2. Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 31 như thế nào?
Mẹ sẽ cảm thấy bé cực kì hiếu động. Bé liên tục cử động chân tay để các chi được linh hoạt hơn sau khi bé chào đời. Bước sang tuần thai này, bé của mẹ sẽ bớt những hoạt động như lộn nhào đi một chút. Vì bé ngày càng lớn mà bụng mẹ ngày càng chật hơn. Tư thế của bé lúc này là đầu hướng xuống dưới và nằm dọc cơ thể mẹ. Chân bé sẽ ở phía ngực mẹ chuẩn bị cho sự ra đời.
Thai nhi tuần thứ 31, các cơ quan não bộ của bé phát triển một cách nhanh chóng. Các tế bào thần kinh phát triển nên bé lúc này đã có xúc giác và vị giác.
Đến giai đoạn này phổi của bé cũng phát triển nhanh và hoàn thiện hơn. Vì thế nếu giả sử mẹ sinh non bé đã có thể tự hô hấp được mà không cần đến máy hỗ trợ thở. Để giữ cho đường dẫn khí được mở ra mà không lo bị vỡ lúc này cơ thế bé đang tự sản xuất ra một chất có tính bề mặt giúp đường dẫn khí hoạt động tốt hơn.
Lượng nước ối trong tuần thi này đang đạt khối lượng tốt nhất bao bọc lấy cơ thể bé. Ước chừng có khoảng 1 lít, nó giống như một chiếc bồn tắm an toàn cho bé thỏa sức bơi trong đó.
3. Thai nhi tuần thứ 31 mẹ bầu có những thay đổi gì?
Các khớp và dây chằng nối khung xương sống và xương chậu của mẹ bầu sẽ bị lỏng ra. Những hormone lúc mang thai bị thay đổi vì thế mẹ bầu sẽ cảm thấy cơ thể mất cân bằng.Khi di chuyển mẹ bầu sẽ rất khó khăn và đau nhức.
Thai nhi tuần thứ 31, vú của mẹ vẫn tiếp tục rỉ sữa non. Sữa non của mẹ rất tốt và giàu các chất dinh dưỡng như chất béo, chất đạm, lgA và một số khoáng chất.
Bên cạnh đó mẹ bầu sẽ cảm thấy khó thở, do bé ngày càng một phát triển mẹ bầu phải gánh thêm một phần nặng nữa trong lúc di chuyển, tử cung ngày càng giãn ra chèn vào cơ hoành, cơ hoành lại tiếp tục chèn vào phổi khiến mẹ thật khó khăn để hô hấp.
3.1. Đau lưng
Mẹ bầu cũng sẽ vần bị chứng đau lưng hoành hành, bởi trọng lực đang dồn xuống rất nhiều.
3.2. Ợ chua
Áp lực từ tử cung lên thực quản và dạ dày nên mẹ dễ bị ợ chua trong giai đoạn này. Bên cạnh đó còn một số nguyên nhân như áp lực của tử cung đẩy dạ dày lên thực quản hay do hóc môn Progesterone.
3.3. Táo bón
Mẹ bầu liên tục bị táo bón trong khoảng thai kì này do ruột già không thực hiện hết được chức năng của mình, hấp thụ nước kém nên dễ dẫn đến tình trạng táo bón. Bên cạnh đó là do lượng chất xơ và lượng nước mẹ bầu nạp vào cơ thể là chưa đủ, chưa đáp ứng được so với quy định. Thời kì thai này mẹ bầu cũng dễ mắc phải bệnh trĩ.
3.4. Đi tiểu nhiều
Mẹ bầu sẽ liên tục đi tiểu trong ngày rất nhiều lần do tử cung ngày một dãn chèn ép lên bàng quang nên không gian chứa nước tiểu ngày nhỏ lại. Chính vì thế mẹ bầu liên tục cảm thấy muốn đi vệ sinh.
3.5. Mất ngủ
Chứng mất ngủ vẫn khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu bên cạnh đó là cảm xúc mẹ bầu dễ bị tác động và liên tục thay đổi.
4. Triệu chứng của thai nhi tuần thứ 31
Đến khoảng thai kì này cơ thể mẽ bầu sẽ xuất hiện chứng co thắt tử cung nhẹ. Chứng này được gọi là cơn gò sinh lí Braxton Hicks. Mẹ bầu hãy đếm số lần cơ gò này xuất hiện. Nếu chúng xuất hiện khoảng năm đến sáu lần rất có thể đó là dấu hiệu của sinh non mẹ bầu hãy liên lạc với bác sĩ và đến ngay bệnh viện để được giúp đỡ nhé.
Xem thêm : Cơn gò sinh lý (Braxton-Hicks)
5. Một số lời khuyên dành cho mẹ bầu tuần thai nhi thứ 31
Lúc này bụng mẹ bầu ngày một lớn hơn nên trọng tâm của cơ thể cũng bị thay đổi. Việc vận động cũng thật khó khăn vì thế mẹ bầu luôn cảm thấy thật vụng về. Mẹ bầu đừng lo lắng vì đây là chuyện hết sức bình thường. Đừng để cảm xúc tiêu cực ảnh hường đến mẹ và bé yêu nhé.
Để cải thiện tình trạng mất ngủ kéo dài và chứng đau lưng của mẹ bầu, mỗi ngày mẹ bầu hãy dành ra một chút thời gian để tập thể dục với các bài tập nhẹ nhàng như yoga hoặc đi bộ. Việc tập thể dục này sẽ giúp mẹ bầu dễ ngủ hơn và chứng đau lưng cũng sẽ thuyên giảm.
Trong khoảng thai kì này mẹ bầu hãy cố gắng rèn cho mình thói quen đi ngủ sớm. Hãy nghỉ ngơi một cách đầy đủ. Việc tập thể dục là rất tốt những hãy tránh tâp sau 4 giờ chiều mẹ bầu nhé.
Hãy tham khảo thực đơn giúp bé khỏe, mẹ đẹp để có một bữa ăn lành mạnh nhé.
Để hỗ trợ cho bàng quang được khỏe mạnh mẹ bầu hãy tập các bài xương chậu-sàn nhà sẽ giúp ích rất lớn cho mẹ đấy.
6. Mẹ bầu nên tránh ăn gì?
Mẹ bầu hãy tránh xa các chất kích thích như cà phê, hãy tránh ăn sô-cô-la vào buổi chiều và buổi tối. Mẹ bầu nên hạn chế tối đa những đồ ăn cay và nóng trong khoảng thời gian này để bảo vệ sức khỏe. Mẹ bầu hãy thử ăn bánh trứng sữa hoặc pho mát, sữa hoặc da-ua để cải thiện chứng ợ nóng trong khoảng thời gian mang bầu này nhé.
Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích về tuần thai thứ 31được gửi đến mẹ bầu. Chúc mẹ bầu của chúng ta sẽ có tinh thần thật tốt cho chuyến vượt cạn sắp tới thành công nhé!
Đọc tiếp: Tuần thai thứ 32