Theo các chuyên gia y tế, có rất nhiều thực phẩm kích thích sinh nở mẹ có thể bổ sung trong thai kỳ để quá trình chuyển dạ tự nhiên nhất.
Mục lục
1. Khi nào mẹ cần thực phẩm kích thích sinh nở?
Như chúng ta đã biết, sinh nở là việc hoàn toàn tự nhiên. Tuy nhiên đôi khi, sự trợ giúp đến từ chế độ dinh dưỡng cũng là cách giúp mẹ bớt lo lắng. Cụ thể, bổ sung các thực phẩm kích thích sinh nở sẽ khiến cho thai kỳ đến nhẹ nhàng hơn.
Thông thường, thời gian thai nghén của mẹ sẽ kéo dài trong 40 tuần. Khi bước vào tuần cuối mà mẹ vẫn chưa thấy dấu hiệu sắp sinh (co thắt tử cung, vỡ nước ối…) thì bác sĩ sẽ can thiệp để kích thích tử cung và khởi phát chuyển dạ.
Mặc dù được sử dụng đúng cách nhưng những biện pháp y khoa này vẫn có thể gây ra một vài rủi ro nhất định. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến khích mẹ áp dụng các cách đơn giản tại nhà để quá trình chuyển dạ diễn ra tự nhiên nhất.
Sinh lý chuyển dạ – tóm tắt giúp mẹ kiến thức cơ bản nhất
Chuyển dạ – 4 thắc mắc lớn nhất của mẹ trước khi sinh
2. 11 thực phẩm kích thích sinh nở dành cho mẹ
Mẹ có thể tham khảo một số gợi ý của Mamamy về thực phẩm kích thích chuyển dạ dễ mua, dễ làm mà lại đảm bảo an toàn như dưới đây.
2.1. Dứa
Dứa luôn là loại quả được nhắc tới đầu tiên khi nói đến thực phẩm kích thích sinh nở tốt cho mẹ.
Trong dứa có chứa bromelain – một hoạt chất enzyme có tác dụng làm mềm cổ tử cung, kích thích các cơ co bóp để chuyển dạ. Hàm lượng bromelain có nhiều trong dứa tươi, vì vậy mẹ có thể ăn hoặc uống nước ép từ dứa.
Tuy nhiên, dứa được khuyến cáo không nên dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ. Do đó, khi chọn dứa làm thực phẩm kích thích chuyển dạ, mẹ nên lưu ý và có thể bắt đầu dùng khi bước vào tuần thai thứ 39.
Ngoài ra, dứa cũng chứa hàm lượng vitamin C cao và chất chống oxy hóa. Nhờ đó, mẹ cũng có thể tăng cường hệ miễn dịch và ngăn chặn suy giảm tế bào.
2.2. Vừng đen
Vừng đen cũng là một loại thực phẩm kích thích sinh nở được các bác sĩ khuyên dùng.
Vừng đen chứa nhiều chất dưỡng chất tốt như: protein, vitamin E, axit folic,… không chỉ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mà còn giúp cho mẹ chuyển dạ nhanh hơn.
Theo kinh nghiệm dân gian, vừng đen còn có tác dụng bổ máu và tốt cho hệ tiêu hóa. Mẹ bầu trong tuần thai thứ 35 nên ăn bổ sung thêm các món được chế biến từ vừng đen như chè vừng đen hay cháo vừng đen.
2.3. Thực phẩm cay
Theo quan niệm phương Tây, ăn đồ cay nóng sẽ kích thích cổ tử cung co bóp nhiều hơn. Bởi đồ cay có thể tác động khiến cơ thể mẹ sản sinh prostaglandin – hoocmon giúp co thắt thành tử cung.
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thức ăn cay, cụ thể là ớt, chứa nhiều capsaisin. Đây là chất có tác dụng giảm bớt các cơn đau mà mẹ gặp phải trong quá trình sinh nở.
Mặc dù vậy, mẹ cũng cần hết sức chú ý khi ăn đồ cay nóng khi mang bầu. Vị cay thường có tính nóng và kích thích mạnh. Nếu sử dụng không đúng cách, cơ thể mẹ có thể sinh ra các phản ứng ngoài ý muốn. Ví dụ như tiêu hóa kém, đau dạ dày, tăng huyết áp… thậm chí là cả trường hợp sinh non. Trước khi ăn đồ cay làm thực phẩm kích thích sinh nở, mẹ nên kiểm tra tình hình sức khỏe. Trong trường hợp cần thiết thì nên nghe theo lời khuyên từ bác sĩ.
2.4. Đu đủ xanh
Đu đủ xanh vốn được coi là một trong những thực phẩm kích thích chuyển dạ rất tốt cho mẹ. Nhờ enzyme papain được tìm thấy nhiều trong nhựa đu đủ xanh, các cơn co thắt tử cung tăng lên. Quá trình chuyển dạ cũng được kích thích.
Tuy vậy, papain chỉ có trong nhựa nên ăn đu đủ chín sẽ không có tác dụng giục sinh tự nhiên.
Từ đu đủ xanh, mẹ có thể chế biến một vài món ăn bổ sung chất kích thích tự nhiên. Đơn giản phải kể đến như canh đu đủ xanh móng giò, nộm đu đủ xanh…
2.5. Nước lá tía tô
Tía tô là thực phẩm tốt cho sức khỏe, được sử dụng như một bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh. Bên cạnh đó, nước lá tía tô cũng có tác dụng trong việc kích thích sinh nở cho mẹ.
Theo dân gian, các chất trong tía tô giúp làm mềm và khiến cho tử cung mở nhanh hơn. Do đó giảm được cơn đau đáng kể; hạn chế việc quá trình chuyển dạ bị kéo dài làm mẹ mất sức, mệt mỏi.
Khi dùng tía tô làm thực phẩm kích thích sinh nở, mẹ nên uống khi bắt đầu nhận thấy dấu hiệu sắp sinh. Bởi uống quá nhiều có thể tăng nguy cơ cao huyết áp, ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Sau khi xuất hiện các cơn đau, mẹ hãy nhờ người nhà lấy lá tía tô rửa sạch, đun sôi và để nguội thành nước uống.
2.6. Rau lang
Rau lang được biết đến là thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa. Có khả năng thanh nhiệt cơ thể và giảm nguy cơ tăng huyết áp. Cũng là thực phẩm kích thích chuyển dạ rất an toàn và lành tính.
Ăn rau lang mỗi ngày vào tháng cuối của thai kỳ có thể chống táo bón, lợi sữa. Ngoài ra cũng giúp mẹ chuyển dạ nhanh hơn, sinh nở dễ dàng. Vitamin B6 trong rau lang có tác dụng giảm đáng kể cảm giác buồn nôn đối với mẹ. Qua đó, làm tăng cảm giác ăn ngon miệng trong thời gian đầu mang thai.
Có rất nhiều món ngon có nguyên liệu từ rau lang mà mẹ có thể chế biến. Ví dụ như: rau lang xào tỏi, canh rau lang nấu tôm, rau lang luộc…
2.7. Nước dừa nóng
Khi bắt đầu có cơn đau, mẹ có thể đun nóng nước dừa uống để làm thực phẩm kích thích sinh nở. Theo dân gian, nước dừa nóng kết hợp ăn trứng luộc sẽ giúp tử cung giãn nở nhanh hơn.
Nên lưu ý rằng đây chỉ là kinh nghiệm truyền miệng, chưa có nghiên cứu nào chứng minh cụ thể. Vì thế, mẹ cần cân nhắc xem cơ thể có phù hợp với phương pháp này hay không nhé.
2.8. Tỏi
Tỏi giúp kích thích đường ruột, khiến hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động ổn định. Khi không gặp phải tình trạng táo bón, không gian bên trong ổ bụng sẽ rộng rãi hơn. Em bé cũng sẽ thuận lợi di chuyển xuống dưới. Nhờ đó tăng tương tác với tử cung và cổ tử cung của mẹ, chuẩn bị cho việc chuyển dạ.
Mẹ có thể thêm tỏi trong bữa ăn hàng ngày rất đơn giản. Các món rau củ xào hay bò bít tết sử dụng tỏi đều có tác dụng kích thích chuyển dạ.
2.9. Thực phẩm chứa chất xơ
Ngoài ra, tăng cường chất xơ cũng là một cách để ngăn ngừa táo bón. Do đó nó có tác dụng tương tự như tỏi đối với hệ tiêu hóa của mẹ bầu. Mẹ nên ăn nhiều hoa quả và rau xanh trong giai đoạn thai kỳ cuối.
Chất xơ có nhiều trong táo, dâu tây, chuối… Và một số loại rau như cà rốt, đậu xanh, củ cải đường…
2.10. Trà cam thảo
Cam thảo là một vị thuốc bổ trong Đông Y. Tuy nhiên, nó cũng được biết đến với vai trò hỗ trợ các cơn co xuất hiện nhiều hơn. Glycyrrhizin trong cam thảo thúc đẩy sản xuất hợp chất prostaglandin, gây thắt tử cung và kích thích sinh con.
Cách dễ nhất là mẹ hãy pha trà cam thảo uống trước khi sinh vài tuần để cuộc vượt cạn đơn giản hơn nhé.
2.11. Trà lá mâm xôi đỏ
Trà lá mâm xôi đỏ cũng là một trong số các thực phẩm kích thích sinh nở tự nhiên. Loại trà này có công dụng làm săn chắc tử cung, thúc đẩy nhanh hơn các cơn co thắt.
Trà lá mâm xôi còn giúp giảm khả năng sinh muộn nếu mẹ sử dụng từ tuần thai thứ 32. Loại trà này bán nhiều trong siêu thị và cửa hàng tạp hóa. Mẹ có thể mua gói pha sẵn, pha với nước và uống.
3. Lưu ý cho mẹ khi lựa chọn thực phẩm kích thích sinh nở
Tuần thai thứ 40 là lúc mẹ thường sẽ lo lắng hồi hộp, mong chờ con chào đời. Nhưng như đã nói ở trên, việc sinh nở thuận theo tự nhiên vẫn là điều tốt nhất. Vì vậy, mẹ hãy kiên nhẫn chờ cho đến khi con sẵn sàng chào đời.
Theo chuyên gia, những mẹ không trải qua kích thích chuyển dạ sẽ có khả năng hồi phục nhanh hơn. Hơn nữa, việc ra đời tự nhiên cũng đem lại một số lợi ích cho con như:
- Có thêm thời gian để bồi đắp thể lực, tăng cường hô hấp
- Giảm nguy cơ tụt đường huyết, nhiễm trùng và vàng da
- Não phát triển toàn diện hơn
Bên cạnh đó, có rất nhiều thực phẩm không nên sử dụng khi mang bầu. Mẹ nên cân nhắc kỹ càng trước khi quyết định có cần đến các thực phẩm kích thích sinh nở hay không.
Lời kết
Một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn là điều mà bất cứ người mẹ nào cũng mong muốn. Vì vậy, mẹ cũng đừng nên quá lo lắng và sốt ruột khi ngày vượt cạn ngày càng đến gần. Nếu thực sự có nhu cầu giục sinh tự nhiên tại nhà, mẹ nên tìm hiểu kỹ và áp dụng sao cho phù hợp nhất. Kể cả khi sử dụng các thực phẩm kích thích sinh nở, mẹ cũng nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ nhé.
Xem thêm:
Ăn gì để kích thích chuyển dạ tại nhà an toàn và hiệu quả?
Làm gì để nhanh chuyển dạ? Bí kíp giúp mẹ kích thích chuyển dạ tự nhiên