Lịch tiêm chủng mở rộng 2019 là một trong những thông tin các mẹ vô cùng quan tâm. Tiêm chủng giúp cơ thế phòng ngừa được bệnh tật và phát triển tốt hơn. Vậy lịch tiêm chủng mở rộng này chính xác gồm những gì? Thời gian tiêm như nào? Độ tuổi nào cần tiêm vắc xin nào? Đọc ngay bài viết này các mẹ nhé!
Mục lục
1. 10 vắc xin được khuyến cáo tiêm cho trẻ sơ sinh đến 5 tuổi, theo thông báo của Bộ Y tế
- Viêm gan B
- Bệnh lao
- Bệnh bạch hầu
- Bệnh ho gà
- Bệnh uốn ván
- Bệnh bại liệt
- Bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae tuýp B
- Bệnh sởi
- Viêm não Nhật Bản
- Rubella
2. Lịch tiêm chủng mở rộng 2019 theo độ tuổi
2.1. Trẻ sơ sinh
- Phòng viêm gan B: vắc xin Euvax B 0.5ml/ Hepavax Gene 0.5ml/ Engerix B 0,5ml tiêm trong 24 giờ đầu sau sinh
- Phòng bệnh lao: vắc xin BCG
2.2. Trẻ 2 tháng tuổi
- Phòng 6 bệnh (ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, các bệnh do Haemophilus influenzae tuýp B (Hib)): vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa, Hexaxim (mũi 1) hoặc vắc xin 5 trong 1 Pentaxim và bổ sung thêm mũi viêm gan B
- Phòng bệnh tiêu chảy do Rota virus: vắc xin Rotateq hoặc Rotarix (liều 1)
- Phòng viêm não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa do phế cầu khuẩn S.Pneumoniae không định tuýp: vắc xin Synflorix (mũi 1)
2.3. Trẻ 3 tháng tuổi
- Vắc xin 6 trong 1: Hexa, Hexaxim (mũi 2) hoặc 5 trong 1 Pentaxim và bổ sung thêm mũi viêm gan B
- Phòng bệnh tiêu chảy do Rota virus: vắc xin Rotateq hoặc Rotarix (liều 2). Lưu ý: nếu chọn vắc xin Rotarix thì sử dụng phác đồ 2 liều
2.4. Trẻ 4 tháng tuổi
- Vắc xin 6 trong 1: Hexa, Hexaxim (mũi 3) hoặc 5 trong 1 Pentaxim và bổ sung thêm mũi viêm gan B
- Phòng viêm não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa do phế cầu khuẩn S.Pneumoniae không định tuýp: vắc xin Synflorix (mũi 2)
- Phòng bệnh tiêu chảy do Rota virus: vắc xin Rotateq (liều 3)
2.5. Trẻ 5 tháng tuổi
- Phòng bệnh cúm: vắc xin Vaxigrip hoặc Influvac. Tiêm 2 mũi, mũi 1 cách mũi 2 tối thiểu 1 tháng. Sau đó mỗi năm tiêm nhắc lại một lần.
- Phòng bệnh viêm màng não do mô cầu B+C: Vắc xin VA-MENGOC-BC (mũi 1)
- Phòng viêm não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa do phế cầu khuẩn S.Pneumoniae không định tuýp: vắc xin Synflorix (mũi 3)
2.6. Trẻ 9 tháng tuổi
- Phòng bệnh viêm màng não do mô cầu B+C: Vắc xin VA-MENGOC-BC (mũi 2)
- Phòng bệnh sởi: Vắc xin MVVac (mũi 1)
- Phòng bệnh viêm não Nhật Bản: Vắc xin viêm não Nhật Bản Imojev (mũi 1)
2.7. Trẻ 12 tháng tuổi
- Phòng bệnh sởi, quai bị, rubella: Vắc xin 3 trong 1 MMR-II/MMR
- Phòng bệnh thuỷ đậu: Vắc xin Varivax/Varicella (mũi 1). Mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 3 tháng
- Phòng bệnh viêm não Nhật Bản: Vắc xin Jevax (mũi 1)
- Mũi 2 tiêm sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần
- Mũi 3 tiêm sau mũi 2 một năm
- Sau đó cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần ít nhất đến 15 tuổi
- Phòng bệnh viêm gan A: Avaxim 80U/0.5ml (mũi 1). Mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 6 tháng)
- Phòng viêm não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa do phế cầu khuẩn S.Pneumoniae không định tuýp: vắc xin Synflorix (mũi 4)
2.8. Trẻ 15 – 24 tháng tuổi
- Vắc xin 6 trong 1: Hexa, Hexaxim (mũi 4) hoặc 5 trong 1 Pentaxim và bổ sung thêm mũi viêm gan B
- Phòng bệnh cúm: vắc xin Vaxigrip hoặc Influvac (mũi 3 – sau mũi thứ 2 là một năm)
- Phòng bệnh viêm não Nhật Bản: Vắc xin viêm não Nhật Bản Imojev (mũi 2 – sau mũi 1 là một năm)
2.9. Trẻ 24 tháng tuổi
- Phòng bệnh thương hàn: vắc xin TYPHIM Vi
- Phòng bệnh tả: vắc xin mORCVAX (liều 1) cho trẻ vùng nguy cơ cao. Liều 2 sau liều 1 là 2 tuần
2.10. Trẻ 3 tuổi trở lên
- Phòng bệnh sởi, quai bị, rubella: Vắc xin 3 trong 1 MMR-II/MMR (mũi nhắc)
- Phòng ung thư cổ tử cung ở bé gái: Gardasil hoặc Cervarix (3 mũi)
- Mũi 1: Tiêm cho bé gái/ phụ nữ từ 9 – 26 tuổi
- Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 2 tháng
- Mũi 3: cách mũi 2 ít nhất 6 tháng
- Phòng bệnh thương hàn: vắc xin TYPHIM Vi (mũi nhắc, lúc 5 tuổi). Sau đó, cứ 3 năm tiêm lại 1 lần
- Phòng 4 bệnh (ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt): Vắc xin 4 trong 1 Tetraxim
- Phòng 3 bệnh (ho gà, bạch hầu, uốn ván): Vắc xin 3 trong 1 Adacel. Tiêm cho trẻ từ 4 tuổi trở lên, tiêm nhắc lại mỗi 10 năm.
3. 8 lưu ý khi đưa bé đi tiêm vắc xin
Trước khi tiêm
- Vệ sinh bé sạch sẽ
- Nói với bác sĩ: tình trạng bệnh lý, sử dụng thuốc, tiền sử dị ứng của bé
- Mang theo sổ tiêm/ cung cấp thông tin mũi tiêm trước đó của bé
- Khám sàng lọc trước tiêm
Sau khi tiêm
- Ở lại điểm tiêm chủng 30 phút theo dõi phản ứng sau tiêm
- Theo dõi, chăm sóc bé tại nhà 24-48h sau tiêm
- Đo nhiệt độ
- Thông báo với bác sĩ nếu bé sốt cao, quấy khóc, co giật, bỏ bú, khó thở,…
4. 14 trường hợp chống chỉ định/ tạm hoãn tiêm chủng
Trẻ sơ sinh
- Sốt >= 37,5 độ C
- Hạ thân nhiệt <= 35,5 độ C
- Nghe tim bất thường
- Tri giác bất thường (li bì, bú kém,…)
- Cân nặng dưới 2000g và có các chống chỉ định khác
Trẻ lớn
- Sốc, phản ứng nặng sau lần tiêm chủng trước
- Đang mắc bệnh cấp tính/ mãn tính tiến triển
- Đang/ vừa kết thúc liều điều trị corticoid/gammaglobulin
- Sốt >= 37,5 độ C
- Hạ thân nhiệt <= 35,5 độ C
- Nghe tim bất thường
- Nhịp thở nghe phổi bất thường
- Tri giác bất thường và có các chống chỉ định khác
5. Một vài lưu ý sau tiêm vắc xin cho trẻ
Sau khi tiêm, trẻ thường bị sốt nhẹ và chỗ tiêm bị sưng đỏ, đây là phản ứng rất bình thường nên mẹ không cần quá lo lắng. Nếu sốt dưới 37,5 độ C, mẹ cần để bé mặc quần áo thoáng mát, lau người cho con thường xuyên và tránh lau vào vết tiêm. Từ 37,5 đến 38 độ C thì mẹ cần lưu tâm hơn, có thể dùng thuốc hạ sốt cho con được, nhưng cần theo chỉ định của bác sĩ. Còn nếu trẻ sốt trên 39 độ C, bố mẹ cần đưa bé đi bệnh viện ngay nhé!
Nếu trẻ bị tiêu chảy hay suy dinh dưỡng thì bố mẹ vẫn cần cho con tiêm như thường lệ. Và lưu ý đưa bé đi tiêm nhắc lại theo hướng dẫn của bác sĩ, bố mẹ nhé!
Nguồn tham khảo:
Công ty Cổ phần Vắc xin Việt Nam: https://vnvc.vn/
Bộ Y tế: https://www.moh.gov.vn/