Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Giới thiệu thực đơn cho bé tập ăn thô tốt cho sức khỏe

Giới thiệu thực đơn cho bé tập ăn thô là một trong những mốc thời gian quan trọng, đánh dấu sự trưởng thành của bé. Bỏ qua tất cả những khó khăn như nguy cơ dị ứng, hóc, tình trạng bừa bộn. Đây có lẽ là khoảng thời gian thú vị của cả mẹ và bé. Tuy nhiên, chắc chắn mẹ nên thận trọng trong khâu chọn thực phẩm. Thực đơn thích hợp nhất để giới thiệu cho bé bắt đầu ăn thô là gì? Dưới đây là một vài gợi ý lành mạnh cho mẹ.

1.Cách chọn thực đơn cho bé tập ăn thô

Cách chọn thực đơn cho bé tập ăn thô

Bé có thể được giới thiệu thức ăn thô từ 6 đến 9 tháng tuổi. Trong khoảng thời gian này, thực đơn cho bé tập ăn thô nên được bắt đầu bằng các loại thực phẩm mềm, dễ tan trong miệng, được cắt thành những miếng nhỏ vừa trẻ ăn.

Lưu ý, tránh cho bé ăn các loại thức ăn thô có kích thước lớn, kết cấu dính, không dễ tan trong miệng. Bởi chúng có thể tiềm ẩn nguy cơ khiến trẻ bị hóc, nghẹt thở. Theo đó, mẹ có thể tránh xa các loại thực phẩm như: xúc xích, cà rốt, kẹo, bỏng ngô, nho, bơ đậu phộng, các loại hạt dinh dưỡng. Thêm vào đó, thức ăn cho bé tập ăn thô không nên nêm muối hay bất cứ loại gia vị nào khác. Cũng không nên cho con ăn thức ăn của người lớn quá sớm.

2.Lên thực đơn cho bé tập ăn thô với những thực phẩm lành mạnh nhất

Nếu mẹ đang tìm ý tưởng cho thực đơn cho trẻ tập ăn thô, thì nên hướng tới những thực phẩm mềm, nhỏ, dễ nhai bằng nướu và dễ nuốt. Dưới đây là những lựa chọn tốt cho bé khi mới làm quen với việc ăn thô.

2.1.Ngũ cốc khô

Lên thực đơn cho bé tập ăn thô với những thực phẩm lành mạnh nhất

Ngũ cốc khô là một trong những lựa chọn phổ biến nhất để giới thiệu cho bé mới tập ăn thô. Chúng có thể dễ dàng được cầm nắm bằng tay, rất đơn giản cho trẻ nhặt từng cái một. Khi ở trong miệng, ngũ cốc khô ngấm nước bọt, vì thế trẻ có thể ngậm mà không gây ra tình trạng nghẹn. Trong tất cả, ngũ cốc khô hình chữ O là loại thực phẩm cho bé tập ăn thô được lựa chọn nhiều hơn cả.

2.2.Thực đơn có bé tập ăn thô với Trứng vụn

Lên thực đơn cho bé tập ăn thô với những thực phẩm lành mạnh nhất

Trứng vụn là một món ăn lý tưởng cho trẻ sơ sinh. Mẹ chỉ cần khuấy hoặc đánh trứng trong chảo khi đang làm nóng với mứa lửa nhỏ. Trứng sẽ tơi và trở thành những miếng vụn vừa trẻ ăn. Chú ý khi nấu thức ăn cho trẻ tập ăn thô, không nên nêm thêm muối và gia vị. Sau khi trứng chín kỹ, cắt thành các phần vừa ăn nếu các miếng trứng vẫn quá lớn. 

2.3.Trái cây mềm

Lên thực đơn cho bé tập ăn thô với những thực phẩm lành mạnh nhất

Trái cây chín mềm tự nhiên là một những lựa chọn tuyệt vời nhất cho thực đơn tập ăn thô của bé. Chúng bao gồm: các loại chuối chín, đào, dưa hấu, xoài chín,… Các loại trái cây này không cần qua bất cứ công đoạn chế biến nào. Mẹ chỉ cần cắt thành những phần nhỏ đều nhau và phục vụ đến trẻ.

Xem thêm món dặm cho bé:

Cách chế biến rau cho bé ăn dặm ngon miệng hơn

Những món súp ngô bổ dưỡng cho bé ăn dặm

2.4.Thực đơn cho bé tập ăn thô với Quả bơ

Lên thực đơn cho bé tập ăn thô với những thực phẩm lành mạnh nhất

Quả bơ là một nguồn dồi dào của axit béo omega-3, có khả năng thúc đẩy sự phát triển trí não của trẻ sơ sinh. Giống như chuối, thực đơn cho bé tập ăn thô với bơ là lựa chọn hoàn hảo đầu tiên mà các mẹ đều muốn giới thiệu đến trẻ. Loại bỏ vỏ và hột, cắt phần thịt thành những phần vừa tay trẻ cầm. Lưu ý rằng bữa ăn với bơ có thể tạo ra một bãi chiến trường. Bơ dính trên tay, mặt, bàn ăn và khắp mọi nơi. Tuy nhiên, bữa ăn dinh dưỡng này rất đáng giá để mẹ thử.

2.5.Nui và mì ống

Lên thực đơn cho bé tập ăn thô với những thực phẩm lành mạnh nhất

Nui hoặc mì ống cắt thành sợi vừa ăn có lẽ là ý tưởng tuyệt vời cho bé tập ăn thô. Khi mới bắt đầu, mẹ có thể chọn những loại nui hoặc mì ống có hình dạng vừa nhỏ với trẻ. Nên nấu chín kỹ để trẻ dễ nhai, nuốt và không nêm thêm muối. Sau khi bé đã làm quen với nhiều loại thực đơn tập ăn thô hơn. Mẹ có thể nấu mì ống một ít bơ, dầu oliu hoặc nước sốt cà chua.

2.6.Thực đơn cho bé tập ăn thô với Đậu phụ

Lên thực đơn cho bé tập ăn thô với những thực phẩm lành mạnh nhất

Thực phẩm cho trẻ tập ăn thô tiếp theo là đậu phụ. Đậu phụ có kết cấu hoàn hảo để trở thành món ăn dặm cho bé. Chúng cũng cung cấp một nguồn Protein thực vật tuyệt vời cho cơ thể trẻ. Đậu phụ được chọn nên mềm vừa phải, đừng chọn loại quá mềm mịn như đậu phụ non. Vì chúng có thể rơi ra khi trẻ cầm bằng tay và điều đó dễ khiến con thất vọng.

2.7.Rau nấu chín mềm

Lên thực đơn cho bé tập ăn thô với những thực phẩm lành mạnh nhất

Rau củ luộc hoặc hấp là món ăn đầy đủ vitamin và chất xơ cho bé. Có một số loại thực đơn ăn thô cho bé mới bắt đầu bao gồm: bông súp lơ, củ cải, khoai tây. Cách chế biến cần càng đơn giản càng tốt. Cắt rau củ thành các phần vừa ăn với trẻ, rồi đem luộc chín hoặc hấp chín.

2.8.Pho mát

Lên thực đơn cho bé tập ăn thô với những thực phẩm lành mạnh nhất

Nếu bé không có dấu hiệu dị ứng với sữa, thì mẹ có thể an tâm thêm pho mát vào thực đơn ăn thô của bé. Pho mát được chọn, nên là những loại có độ mềm, không quá dính, và không có mùi vị quá nồng.

Xem thêm những móc phát triển của bé:

Kinh nghiệm tập cho bé bú bình

Dễ hay khó cách tập cho bé ăn dặm kiểu Nhật

8 điều mẹ cần ghi nhớ khi tập nói cho con

2.9.Các loại đậu

Lên thực đơn cho bé tập ăn thô với những thực phẩm lành mạnh nhất

Nguồn protein thực vật dồi dào khác mẹ có thể tìm thấy là các loại đậu. Đậu đen, đậu hà lan, đậu cúc, đậu lăng, đậu gà đều là những lựa chọn thực phẩm tốt cho bé tập ăn thô. Để tiết kiệm, mẹ chỉ cần mua đậu khô, ngâm với nước trong vài giờ rồi đem hầm chín. Chú ý, khi nước sôi hãy hạ lửa nhỏ để hạt đậu không bị vỡ ra. Thử đậu bằng cách, dùng hai đầu ngón tay bóp nhẹ, hạt nát ra dễ dàng là đậu đã chín.

Đừng cho bé ăn thức ăn dạng đặc quá lâu, điều đó sẽ hạn chế quá trình làm việc và phát triển của răng, nướu cũng như hệ tiêu hóa. Thực đơn cho bé tập ăn thô có thể làm một vài trẻ khá thích thú, một số khác thì ngược lại. Miễn là bé không có biểu hiện bất thường nào, trẻ cần nhiều thời gian hơn để làm quen với chế độ ăn mới.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Giới thiệu thực đơn cho bé tập ăn thô tốt cho sức khỏe”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0