Trẻ mọc răng là một trong những dấu mốc quan trọng trong giai đoạn phát triển của bé. Thời điểm này sức khỏe của bé sẽ có nhiều thay đổi. Bé có thể cảm thấy khó chịu và hay quấy hơn vì chiếc răng đang mọc. Vậy nếu trẻ mọc răng sớm thì bố mẹ có nên lo lắng hay không?
Mục lục
1. Bé mọc răng sớm như thế nào?
Khi các em bé bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên thì chúng được gọi là răng sữa. Đối với hầu hết trẻ nhỏ, răng hình thành và mọc khi con được khoảng 6 tháng tuổi trở lên. Trong đó, hai răng cửa ở hàm dưới thường là những chiếc răng sữa mọc sớm nhất.
Thông thường, các bé có quy trình mọc răng như sau:
- Từ 6 – 9 tháng: Bốn răng cửa giữa
- Từ 7 – 10 tháng: Hai răng cửa trên
- Từ 12 – 14 tháng: 4 răng hàm sữa
- Từ 16 – 18 tháng: 4 răng nanh sữa
- Từ 20 – 30 tháng: Bốn răng hàm sữa cuối cùng
Như vậy, quá trình trẻ mọc răng thường sẽ diễn ra cho đến khi bé được 2 tuổi rưỡi đến 3 tuổi. Đó là lúc 20 chiếc răng hầu như mọc đầy đủ. Tuy nhiên, có một số em bé bắt đầu mọc răng sớm hoặc muộn hơn một chút so với bình thường. Như vậy, trẻ mọc răng sớm là khi mọc răng trước tháng thứ 6, có thể là ở tháng thứ 3, 4 hoặc 5.
Tìm hiểu thêm: Khi nào bé nhà mình sẽ mọc răng và trình tự mọc răng thế nào?
2. Dấu hiệu trẻ mọc răng sớm
Các triệu chứng, dấu hiệu trẻ mọc răng sớm thường gặp là:
- Khó ngủ, giấc ngủ bị xáo trộn: Quá trình mọc răng có thể là một quá trình đau đớn và điều này có thể khiến bé thức đêm. Khi ấy, bố mẹ cần cố gắng duy trì thói quen đi ngủ của trẻ và dỗ dành trẻ nếu chúng không yên tâm.
- Chảy nước dãi (có thể gây phát ban trên mặt): Tất cả trẻ sơ sinh đều chảy một ít nước dãi. Nhưng dấu hiệu trẻ mọc răng sớm là việc trẻ có cằm rất ướt. Nước dãi nhiều có thể làm cho cằm của bé bị đau. Vì vậy mẹ nên dùng khăn giấy mềm thấm khô nước dãi thường xuyên nếu có thể.
- Nướu sưng, nhạy cảm: Lúc này, mẹ nên nhẹ nhàng xoa ngón tay sạch lên nướu của trẻ để giúp làm dịu chúng.
- Chồi răng xuất hiện: Nếu mẹ nhìn vào miệng trẻ, bạn có thể thấy những chồi răng nhỏ. Những chồi này sẽ giống như những vết sưng nhỏ dọc theo nướu của bé.
- Cố gắng cắn, nhai và ngậm đồ vật: Trẻ sơ sinh thích đưa đồ vật vào miệng. Nhưng nếu bé đã bắt đầu nhấm nháp bất cứ thứ gì mà chúng có thể chạm vào. Thì có thể trẻ đang mọc răng.
- Từ chối ăn: Nướu bị đau, sưng tấy có thể khiến trẻ bị đau khi bú. Nếu trẻ đói nhưng vẫn tiếp tục bú mẹ hoặc bú bình, trẻ có thể sắp mọc răng.
- Khó chịu hoặc quấy khóc: Cơn đau do mọc răng có thể khiến bé cáu kỉnh và quấy khóc nhiều hơn . Nếu bé khó chịu vì mọc răng, ôm ấp và hôn là cách chữa tốt nhất.
3. Trẻ mọc răng sớm có sao không? Tại sao trẻ mọc răng sớm?
Trên thực tế, không phải em bé nào cũng mọc răng khi được 6 tháng tuổi, một số trẻ mọc răng khá sớm hoặc muộn hơn một chút so với bình thường. Các bậc cha mẹ tỏ ra khá lo lắng. Không biết điều này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe và sự phát triển của con hay không?
Việc trẻ mọc răng sớm hay muộn không phải điều đáng lo ngại. Điều này là tùy vào cơ thể bé và dinh dưỡng bé hấp thu được. Thậm chí, có trẻ sơ sinh đã có sẵn 1 – 2 chiếc răng nhưng cũng có trẻ hơn 1 tuổi mới mọc răng đầu tiên. Do đó, các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng, sốt ruột vì vấn đề này.
Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến thời gian mọc răng của bé đó là:
- Di truyền: Trẻ có thể ảnh hưởng bởi gen di truyền của gia đình. Nếu bố, mẹ hoặc người thân của trẻ mọc răng sớm. Thì trẻ có khả năng cũng thừa hưởng gen của gia đình mà mọc răng sớm hơn các trẻ khác.
- Dinh dưỡng: Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến thời gian mọc răng của trẻ. Nếu được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thì khả năng mọc răng chậm của trẻ sẽ ít hơn.
- Vitamin D, canxi: Trẻ mọc răng sớm hay muộn phụ thuộc rất lớn vào việc trẻ có bị thiếu vitamin D (do sinh thiếu tháng, không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời,… ). Hoặc không đủ canxi hay không.
4. Cách chăm sóc bé mọc răng sớm
- Các bậc phụ huynh có thể giảm sự khó chịu cho trẻ bằng cách cho vật mềm như ti giả, vòng mọc răng để trẻ cắn.
- Nếu trẻ sốt nhẹ, mẹ chỉ cần lau nước ấm và bổ sung nước cho trẻ.
- Nếu trẻ sốt cao từ 38,5 độ C trở lên, mẹ có thể cho bé dùng thuốc hạ sốt. Giảm đau paracetamol liều lượng 10 – 15 mg/kg cân nặng. Và cách khoảng 4 – 6 giờ cho uống một lần.
- Mẹ cần vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt bằng cách lau sạch nước dãi chảy quanh miệng và nướu bằng khăn mềm, sạch. Đặc biệt là sau khi cho trẻ bú và ăn. Cách thực hiện là dùng miếng gạc hoặc vải mềm sạch quấn quanh ngón tay trỏ và lau nhẹ nhàng.
- Cho trẻ uống nước lọc sau khi bú và sau khi ăn.
- Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm. Tránh thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh và bổ sung hàm lượng canxi trong bữa ăn hàng ngày.
Mẹ có thể xem thêm:
Từ A đến Z kinh nghiệm chăm sóc bé mọc răng
Giúp cha mẹ trả lời câu hỏi “trẻ em mấy tháng mọc răng?”
Như vậy có thể thấy, trẻ mọc răng sớm hay muộn không ảnh hưởng quá lớn đến sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám định kỳ để được chụp X-Quang răng để kiểm tra các vấn đề răng miệng bất thường khác.