Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

10 Nguyên nhân thường gặp khiến bé bị nổi mẩn đỏ

Bé bị nổi mẩn đỏ là tình trạng ngoài da và khá phổ biến, đặc biệt đối với trẻ nhỏ hoặc người có làn da nhạy cảm. Ở những tuần đầu đời, da của con chưa ổn định và có nhiều thay đổi. Vì vậy, con sẽ dễ bị mẩn đỏ dù chỉ bị kích ứng bởi 1 tác nhân rất nhỏ.

1.Bé bị nổi mẩn đỏ có nguy hiểm không?

Trong trường hợp bé nổi mẩn đỏ do các bệnh da liễu, phản ứng dị ứng thông thường thì có thể tự biến mất hoặc thuyên giảm đáng kể sau vài giờ hoặc vài ngày.
Trong trường hợp bé nổi mẩn đỏ do các bệnh da liễu, phản ứng dị ứng thông thường thì có thể tự biến mất hoặc thuyên giảm đáng kể sau vài giờ hoặc vài ngày.

Nổi mẩn đỏ không nguy hại trực tiếp và nặng đến trẻ nhỏ. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nguyên nhân mà nếu không điều trị, bệnh lý sẽ phát triển và để lại những biến chứng khác gây ảnh hướng đến cuộc sống sau này của con. Như các trường hợp mẩn đỏ bị bong tróc, viêm da hay bị chảy mủ. Không điều trị các nốt mẩn đỏ gây mất thẩm mỹ cho da bé. Nếu mẩn đỏ tiếp tục phát triển sẽ khiến da bé bị viêm loét. Đặc biệt là để lại sẹo thâm trên da khi bé lớn hơn.

Trong trường hợp bé nổi mẩn đỏ do các bệnh da liễu, phản ứng dị ứng thông thường thì có thể tự biến mất hoặc thuyên giảm đáng kể sau vài giờ hoặc vài ngày.

Tuy nhiên, nếu da bé bị mẩn đỏ do bệnh truyền nhiễm hoặc các nốt mẩn không thuyên giảm sau một thời gian dài, phụ huynh cần đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Thông thường bệnh sẽ thuyên giảm sau 5- 7 ngày điều trị.

 

2.Nguyên nhân khiến bé bị nổi mẩn đỏ

Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị nổi mẩn đỏ. Các yếu tố bên ngoài như thời tiết, vệ sinh,… hoặc các bên trong cơ thể như nóng sốt, thức ăn, thuốc,.. đều khiến làn da mỏng manh của bé dễ nổi mẩn đỏ và đôi khi ngứa.

Cùng Góc của mẹ tìm hiểu 8 nguyên nhân chủ yếu khiến con bị nổi mẩn đỏ nhé.

2.1. Dị ứng với thực phẩm, thời tiết

Một số trường hợp trẻ có thể bị sốt cao, mệt mỏi, chán ăn, da khô ráp, bong tróc. Các triệu chứng này có thể tự thuyên giảm sau vài giờ hoặc vài ngày
Một số trường hợp trẻ có thể bị sốt cao, mệt mỏi, chán ăn, da khô ráp, bong tróc. Các triệu chứng này có thể tự thuyên giảm sau vài giờ hoặc vài ngày

Đối với các sự thay đổi thời tiết đột ngột, thời tiết quá nóng khô dễ làm da bé kích ứng và gây mẩn đỏ. Vì hệ thống miễn dịch trong người bé chưa hoàn thiện, cộng với lớp da mỏng chưa đối kháng được với các tác nhân dị ứng bên ngoài.

Con có dấu hiệu dị ứng với bất kì thành phần nào trong thức ăn, sữa, đồ ăn dặm,.. cũng sẽ bị nổi mẩn. Đây là trường hợp nhẹ đối với dị ứng thực phẩm. Lúc này mẹ nên lưu ý và không cho con sử dụng những loại thực phẩm đó nữa.

Bị ứng khiến da bé phát ban, bé bị nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy.

Một số trường hợp trẻ có thể bị sốt cao, mệt mỏi, chán ăn, da khô ráp, bong tróc. Các triệu chứng này có thể tự thuyên giảm sau vài giờ hoặc vài ngày. Trường hợp nặng cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để khám, điều trị.

2.2. Rôm sảy

Rôm sảy là nguyên nhân con nổi mẩn đỏ, thường xuất hiện trong điều kiện thời tiết hanh khô, nóng bức. Đây là bệnh lý da liễu khá phổ biến ở trẻ em.

Rôm sảy thường thấy ở những vùng tích mồ hôi như  ở vùng cổ, vai, ngực, lưng, háng, da đầu hoặc nách. Rôm sảy gây ngứa ngáy, và nổi mẩn ở bé.

Xem thêm tại: Trẻ sơ sinh bị rôm sảy-mẹ hãy xử lý ngay

2.3. Bệnh mề đay

Nổi mề đây là hiện tượng khiến da bé nổi mẩn đỏ, ngứa nhưng không gây sốt hay có dấu hiệu bất thường nào khác. Nguyên nhân mẩn ngứa do mề đây thương liên quan đến các vấn đề về dị ứng thực phẩm, côn trùng, dị ứng với với các thành phần thuốc nhất định hoặc nhiễm trùng.

Mẩn đỏ do mề đay thường có thể tự hết. Tuy nhiên, nếu con có dấu hiệu này kéo dài quá lâu (hơn 6 tuần), bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để được điều trị đúng cách.

2.4. Hăm da

Bệnh hăm da là bệnh ngoài da rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Do trẻ đóng tã, bỉm trong thời gian dài. Vùng da tiếp xúc với tã lâu, không được thoáng khí
Bệnh hăm da là bệnh ngoài da rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Do trẻ đóng tã, bỉm trong thời gian dài. Vùng da tiếp xúc với tã lâu, không được thoáng khí

Bệnh hăm da là bệnh ngoài da rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Do trẻ đóng tã, bỉm trong thời gian dài. Vùng da tiếp xúc với tã lâu, không được thoáng khí. Dễ bị nổi mẩn đỏ ửng, mọc từng mảng xung quanh bộ phận sinh dục, háng, ngấn đùi và mông trẻ.

Xem thêm Một số cách điều trị khi bé hăm ở vùng kín

Vùng da bị hăm nổi mẩn của con sẽ rất rát, khó chịu, ngứa.

2.5. Bệnh chàm Eczema

Bé bị chàm sữa sẽ kèm theo việc nổi mẩn đỏ trên mặt, khuỷu tay và đầu gối. . Đặc biệt vùng da nổi mẩn rất khô ráp và cứng. Nguyên nhân gây bệnh là do cơ địa của trẻ, tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng (khói bụi, thức ăn, lông động vật,..).

Một số trường hợp trẻ có thể bị nhiễm trùng da do mụn nước bị vỡ, da bong tróc, ngứa ngáy. Tình trạng bệnh có thể nghiêm trọng hơn khi trẻ đến tuổi trưởng thành.

2.6. Sốt phát ban

Bé bị nổi mẩn đỏ cũng có thể là triệu chứng bệnh sốt phát ban. Sốt phát ban là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, do virus Rubella hoặc ECHO gây ra. Ban đầu là những nốt hồng nhỏ li ti trên ngực, bụng, lưng. Sau đó lan sang cách tay và chân. Thậm chí ở hai lòng bàn chân. Con bị sốt ban sẽ nổi mẩn đỏ. Mẩn đỏ không gây ngứa nhưng thường kèm tiêu chảy, sốt cao 38 – 39 độ, chảy nước mũi, ho,…

Sốt phát ban có thể lây lan qua đường hô hấp. Nên trường hợp bé sốt, các mẹ nên cho con ở nhà và nơi chắn gió.

2.7. Nhiễm nấm da

Nấm da thường rất dễ lây lan qua các vật dụng cá nhân như Quần áo, bàn chải, khăn tắm,… 
Nấm da thường rất dễ lây lan qua các vật dụng cá nhân như Quần áo, bàn chải, khăn tắm,… 

Một số loại nấm, đặc biệt là Microsporum Canis, Microsporum Audouinii hoặc Trichophyton Tonurans có thể dẫn đến tình trạng nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt.

Nấm da thường rất dễ lây lan qua các vật dụng cá nhân như Quần áo, bàn chải, khăn tắm,…

Các triệu chứng nấm da phổ biến thường bao gồm:

  • Vùng da xuất hiện nốt đỏ hoặc hồng nhạt
  • Mẩn đỏ có dạng hình bầu dục, hơi có vảy, kích thước lớn dần theo thời gian.
  • Vùng da bị ảnh hưởng có thể hơi ngứa.
  • Trong một số trường hợp, tình trạng này có thể gây bong vảy ra tương tự như gàu.

Nếu nhận thấy bé có các dấu hiệu nhiễm nấm da, cha mẹ nên đứa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Nấm da có thể được điều trị bằng thuốc bôi có sẵn hoặc một số loại thuốc đường uống khác.

2.8. Mụn hạt kê

Mụn hạt kê (Milia) là triệu chứng phổ biến đối với trẻ dưới 6 tháng. Nguyên nhân chủ yếu là do bít tắc các chất sừng (keratin) ở nang lông, ống tuyến mồ hôi hoặc ống tuyến bã, tạo nên các sẩn nhỏ có màu trắng hoặc đỏ trên da bé. Các nốt sẩn thường có kích thước dưới 3mm, tập trung ở vùng mí mắt, mũi, má.

Bệnh lý này tương đối lành tính và không gây nguy hiểm cho sức khỏe, chỉ gây tổn thương ngoài da. Nếu bệnh xảy ra ở trẻ sơ sinh thì có thể tự thuyên giảm sau vài tuần.

2.9. Bệnh tay chân miệng

Đây là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở các bé dưới 10 tuổi, do virus đường ruột Enterovirus gây ra. Trong thời gian ủ bệnh (3 – 6 ngày) trẻ có biểu hiện mệt mỏi, sốt, đau rát ở họng và miệng, biếng ăn. Sau khi phát bệnh, bé bị nổi mẩn đỏ, mụn nước khu trú ở trong miệng, lòng bàn tay và bàn chân. Ở một số trường hợp có thể bị loét miệng, mụn lở, rộp da.

2.10. Bệnh chốc lở

Chốc lở là một bệnh nhiễm trùng da phổ biến và dễ lây lan ở trẻ nhỏ. Chốc lở rất phổ biến ở trẻ em từ 2 – 6 tuổi và thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi xuất hiện ở trẻ sơ sinh bệnh chốc lở có thể dẫn đến một số rủi ro nghiêm trọng.

Chốc lở thường gây các nốt mẩn đỏ khắp người, sau đó có thể hình thành vết loét, có mủ bên trong và một lớp vảy màu vàng bên ngoài.

Nếu bé có các dấu hiệu chốc lở, hãy đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán và kê toa thuốc điều trị. Thông thường bà sĩ có thể kê thuốc kháng sinh, thuốc mỡ hoặc thuốc dạng uống để điều trị. Ngoài ra, trong thời gian điều trị chốc lở cha mẹ nên giữ bé ở nhà để tránh gây lây truyền cho các bé khác.

3.Mẹ nên làm gì khi con bị nổi mẩn?

Tuy nhiên, trong trường hợp nặng hơn, mẹ cần nghe theo lời khuyên của bác sĩ để tránh những biến chứng về sau trên da con.
Tuy nhiên, trong trường hợp nặng hơn, mẹ cần nghe theo lời khuyên của bác sĩ để tránh những biến chứng về sau trên da con.

Phần lớn các trường hợp trẻ nhỏ bị nổi mẩn đỏ khắp người sẽ tự hết sau vài giờ hoặc vài ngày khi được vệ sinh da sạch sẽ và tránh xa các tác nhân gây kích ứng.

Tuy nhiên, trong trường hợp nặng hơn, mẹ cần nghe theo lời khuyên của bác sĩ để tránh những biến chứng về sau trên da con.

Sau đây là cách chăm con khi bé bị nổi mẩn đỏ, mẹ nên nhớ:

  • Nhận biết nguyên nhân bé bị nổi mẩn đỏ.
  • Tạo không gian thoáng và mặc cho bé quần áo thoải mái để tránh vết mẩn khiến bé khó chịu. Trường hợp bé bị hăm tã, bố mẹ nên giảm thời gian mặc tã cho con lại và đảm bảo vùng bẹn bé luôn khô ráo.
  • Theo dõi diễn biến xem những vết mẩn đỏ có lan rộng không, có mủ không hay dấu hiệu bất thường khác không.
  • Cho bé ăn nhiều thực phẩm có tính mát và tránh những thực phẩm có tính nóng.
  • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây.
  • Mẹ giữ cho vùng da bị nổi mẩn của con luôn sạch sẽ, tránh bô cho con những sản phẩm thuốc ngoài da chung chung mà cần thông qua ý kiến chuyên môn của bác sĩ.
  • Đưa con đến gặp bác sĩ nếu trên những vết mẩn đỏ xuất hiện nhiều lên kèm theo biểu hiện lạ như: mủ trắng, nước vàng, quầng mẩn đỏ lan rộng,…

4.Biện pháp phòng ngừa bé bị nổi mẩn đỏ

gia đình nấu ăn
Đảm bảo bột giặt cho con không chưa các chất kích thích dị ứng, nên sử dụng sản phẩm dành riêng cho trẻ em khi giặt quần áo cho trẻ.
  • Giữ vệ sinh cơ thể, tay chân và cho bé mặc quần áo sạch, khô ráo.
  • Sử dụng dầu tắm an toàn để vệ sinh cơ thể bé hằng ngày.
  • Đảm bảo bột giặt cho con không chưa các chất kích thích dị ứng, nên sử dụng sản phẩm dành riêng cho trẻ em khi giặt quần áo cho trẻ.
  • Theo dõi các phản ứng của trẻ với các loại thức ăn.
  • Không để bé nơi tập trung nhiều người lạ. Bé sẽ dễ tiếp cúc với nhiều nguồn gây bệnh hơn.
  • Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ.

Xem thêm Cách phòng bệnh ngoài da bằng khắn giấy ướt tại đây.

Bé bị nổi mẩn đỏ nếu có các dấu hiệu nghiêm trọng, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ. Các bệnh ngoài da sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển xã hội của con sau này. Hãy cùng Góc của mẹ đảm bảo bé phát triển một cách an toàn và toàn diện nhất nhé!

Nguồn tham khảo:

Vhea Vietnam: vhea.org.vn

Website bệnh viện đa khoa y học cổ truyền

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Thêm đánh giá

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0