Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Sinh mổ 1 năm có bầu lại được không? 7 rủi ro mẹ sẽ gặp phải

Vừa đón con yêu chào đời được vài tháng đến 1 năm, mẹ lại muốn có thêm bé nữa cho vui nhà vui cửa. Nhưng do chưa có kinh nghiệm, mẹ không biết rằng sinh mổ 1 năm có bầu lại được không, có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và con không? Để đảm bảo an toàn cho cả mình và bé cưng, mẹ đọc bài viết dưới đây để biết được thời gian mang thai lại an toàn, hợp lý, đồng thời, có cách kiêng cữ phù hợp, đảm bảo mẹ tròn con vuông.

Sinh mổ 1 năm có bầu lại được không?
Sinh mổ một năm có bầu lại được không mẹ nhỉ? 7 rủi ro mẹ sẽ gặp phải nếu mang thai lại quá sớm

1. Sinh mổ 1 năm có bầu lại được không mẹ nhỉ?

Theo GS.BS khoa sản tại trường Y McGovern tại UTHealth – Pamela Promece MD, mẹ sinh mổ 1 năm có thể có bầu lại được, nhưng không nên. Bởi lúc này các vết mổ ở tử cung vẫn chưa hoàn toàn lành lại, việc bầu sớm sẽ khiến mẹ gặp nhiều rủi ro nguy hiểm như vết thương bị bục ra, vỡ tử cung, thai nhi bám vào sẹo mổ,…. 

Sinh mổ 1 năm có bầu lại được không?
Sinh mổ 1 năm có thể có bầu lại, tuy nhiên không nên mẹ ơi

Không những thế, một nghiên cứu khoa học của tiến sĩ Robert J Gauthier, dựa trên các ca sinh mổ mang thai lại sớm cũng đã đưa ra tỷ lệ rủi ro cụ thể như sau: 

  • Tỷ lệ vỡ tử cung khi mang thai lại trước 18 tháng: 4,8%
  • Tỷ lệ vỡ tử cung khi mang thai lại từ 18 – 23 tháng: 1,9 %
  • Tỷ lệ vỡ tử cung khi mang thai từ 24 tháng trở lên: 1,3%

Từ các số liệu này, mẹ thấy được rằng mang thai lại càng sớm, rủi ro mang đến càng cao, ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Thế nên, để đảm bảo an toàn tối ưu, Trung tâm Kiểm soát và Phòng khám bệnh Hoa Kỳ đã đưa ra khuyến cáo, thời gian tốt nhất để có thai trở lại từ sau 18 – 23 tháng và lý tưởng nhất là trên 24 tháng (2 năm), đây là khoảng thời gian cần thiết để cơ thể và các vết sẹo ở tử cung mẹ khôi phục lại hoàn toàn, giảm thiểu được tối đa rủi ro cho cả mẹ và bé cưng.

Sinh mổ 1 năm có bầu lại được không?
Mang thai lại từ sau 24 tháng sinh mổ là thời điểm lý tưởng nhất

Lưu ý cho mẹ: Mặc dù theo các chuyên gia khuyến cáo, thời gian mẹ có thể mang thai lại là từ sau 18 – 23 tháng. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là sức khỏe và tuổi tác của mẹ. Thế nên, để an toàn nhất, trước khi mẹ có ý định có thai, mẹ nên đến bác sĩ để được thăm khám, kiểm tra sức khỏe và nhận được lời khuyên đúng đắn nhất nhé.

2. 7 rủi ro nguy hiểm mẹ gặp phải nếu có bầu sớm sau sinh mổ

Khoảng cách giữa 2 lần sinh rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự an toàn của mẹ và bé. Thế nên, nếu mẹ mang thai lại sớm (trước 18 tháng) sau sinh mổ, khi vết thương chưa hoàn toàn lành, sẽ rất dễ phải đối mặt với những rủi ro nguy hiểm, cụ thể như sau: 

2.1. Bục – nứt vết mổ cũ

Mẹ ơi, không phải khi vết mổ ngoài da liền là mẹ đã có thể mang thai lại được đâu, các vết thương ngoài da, cần ít nhất 6 tháng để liền lại. Nhưng ở tử cung lại cần khoảng thời gian rất dài (trên 18 tháng), để từng lớp biểu bì được củng cố, dần dần dày lên mới hoàn toàn lành lại. 

Thế nên, nếu mẹ mang thai lại sớm, khi các vết mổ cũ chưa lành hoàn toàn,khi thai nhi phát triển và lớn lên trong bụng mẹ, sẽ tạo áp lực cực lớn lên tử cung, khiến vết thương dễ bị bục chỉ, gây nguy hiểm cho cả mẹ và em bé trong bụng. 

Rủi ro khi mẹ có bầu sớm sau sinh mổ
Mang thai lại quá sớm sau sinh mổ, rất dễ khiến các vết thương cũ bục chỉ gây nguy hiểm

Bên cạnh đó, nếu trong quá trình mang thai mà mẹ thấy đau, nhức ở vết mổ mà không thấy xảy ra vấn đề gì nghiêm trọng như chảy dịch vàng, chảy máu, mẹ cũng đừng chủ quan nhé. Vì đây là dấu hiệu cho thấy vết mổ của mẹ chưa hoàn toàn lành hẳn, khi bước vào giai đoạn chuyển dạ, tử cung sẽ rất dễ bị bục chỉ, do không chịu được sự co thắt mạnh. 

2.2. Bào thai làm tổ trên vết mổ trước đó của mẹ

Thông thường, sau khi trứng được thụ tinh sẽ bám vào đáy tử cung – nơi có lớp cơ siêu dày để sinh trưởng. Tuy nhiên, nếu vết mổ của mẹ chưa lành, trứng có thể bám đúng vào vị trí sẹo và phát triển thành túi thai. 

Rủi ro khi mẹ có bầu sớm sau sinh mổ
Bào thai làm tổ trên vết mổ cũ của mẹ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm

Hiện tượng này rất nguy hiểm đó mẹ ơi! Lớp cơ ở vết mổ cũ rất mỏng, nên các gai ở bánh nhau thai rất dễ xuyên vào bàng quang gây tổn thương và dẫn đến vỡ tử cung. Không những thế, thai làm tổ trên vết mổ còn khiến mẹ có nguy cơ chảy quá nhiều máu khi sinh, băng huyết không thể khống chế. Trong trường hợp xấu nhất, cần phải can thiệp cắt bỏ tử cung sau khi mổ gây ra những biến chứng như rối loạn đường tiểu, rụng tóc, thay đổi cảm xúc, loãng xương,… đó ạ. 

2.3. Mẹ bị xuất huyết nhiều trong suốt thời gian mang thai

Vết mổ cũ của mẹ chưa lành hẳn, khi con yêu phát triển sẽ kéo theo tử cung giãn nở, điều này rất dễ khiến vết khâu cũ của mẹ bị rách hoặc căng giãn dẫn đến xuất huyết. Tình trạng này thường xảy ra từ giai đoạn 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ, khi thai nhi bắt đầu phát triển mạnh.

Rủi ro khi mẹ có bầu sớm sau sinh mổ
Trong quá trình thai nhi phát triển, rất dễ khiến tử cung giãn nở dẫn đến các vết thương cũ ở tử cung bị rách hoặc giãn gây xuất huyết

Mặt khác, khi mẹ xuất huyết ở bất cứ giai đoạn nào, mẹ cũng không được nên xem thường nhé. Bởi khi cơ thể mất máu quá nhiều, mẹ sẽ mệt mỏi, thiếu sức sống, chán ăn dẫn đến không cung cấp đủ dưỡng chất đến thai nhi, bé kém phát triển hoặc thậm chí có nguy cơ dị tật cao. Thế nên, để đảm bảo an toàn, khi xuất hiện chảy máu bất thường ở vùng âm đạo, mẹ nên đến bác sĩ thăm khám, để nhận được chẩn đoán chính xác và có hướng xử lý tốt nhất. 

2.4. Dễ gặp hiện tượng nhau cài răng lược

Nếu mẹ mang thai khi vết mổ tử cung chưa hoàn toàn lành hẳn, còn để lại sẹo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bánh nhau phát triển và bám sâu vào thành tử cung. Điều này làm cho phần thai phụ có bánh nhau che khuất một phần hoặc toàn bộ tử cung, dẫn đến hiện hiện tượng nhau cài răng lược.

Rủi ro khi mẹ có bầu sớm sau sinh mổ
Vết mổ ở tử cung sẽ tạo điều kiện thuận lợi dẫn đến hiện tượng nhau cài mắc lược nếu mẹ mang thai lần 2 quá sớm

Hiện tượng này chính là “thủ phạm” gây băng huyết sau sinh, rối loạn đông máu,…ở mẹ. Hơn nữa, trong trường bánh nhau không thể tự bong khỏi thành tử cung, bác sĩ buộc phải tiến hành bóc ra khi mẹ “vượt cạn”. Điều này làm tăng nguy cơ chảy máu nhiều, thậm chí có thể phải cắt bỏ tử cung để đảm bảo an toàn, gây ra vô vàn tác hại cho sức khỏe của mẹ sau này như mất ngủ, cơ thể luôn mệt mỏi, bốc hỏa, nội tiết tố thay đổi đột ngột,... 

2.5. Nguy cơ sinh non và biến chứng thai kỳ cao

Sau mổ, sức khỏe của mẹ bị sụt giảm rất nhiều, cần phải chờ ít nhất 8 tuần để các vết thương mổ bắt đầu lành lại. Hơn nữa, mẹ mới sinh bé đầu cần rất nhiều thời gian, sức khỏe  và tinh thần để chăm sóc, cho con bú,… 

Rủi ro khi mẹ có bầu sớm sau sinh mổ
Cơ thể mẹ không đủ sức khỏe để nuôi dưỡng bé khi mang thai lại quá sớm, rất dễ dẫn đến sinh non

Thế nên, việc mẹ mang thai sớm sau khoảng 1 năm khi sinh mổ, cơ thể sẽ không đủ sức khỏe để nuôi dưỡng, cung cấp đủ dưỡng chất cho cả hai bé, dẫn đến bé thứ 2 trong bụng rất dễ bị sinh non,M dễ gặp những biến chứng thai kỳ như vàng da, kém phát triển về mặt trí tuệ, thể chất, thính thác, đề kháng kém,

2.6. Sữa mẹ loãng đi – dưỡng chất kém dồi dào

Khi mang thai lại sớm, nội tiết tố trong cơ thể mẹ thay đổi, dẫn đến nguồn sữa mẹ bớt thơm ngon, sữa bị loãng đi. Hơn nữa, việc ốm nghén, chán ăn, ăn ít khi mang thai, cũng làm cho cơ thể, mẹ không có đủ dưỡng chất, ảnh hưởng đến chất lượng sữa. 

Sự thay đổi này, bé cưng của mẹ là người đầu tiên cảm nhận được, bé ít bú lại, trong trường hợp bé nhạy cảm sẽ bỏ bú hẳn. Điều này làm bé không nhận được đủ đề kháng, dưỡng chất từ sữa mẹ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé như bé suy dinh dưỡng hay ốm vặt,….

Rủi ro khi mẹ có bầu sớm sau sinh mổ
Có em quá sớm là một thiệt thòi đối với bé cưng đầu lòng của mẹ!

Không những thế, đôi khi động tác bú của con làm tác động mạnh sẽ tạo ra kích thích, làm co bóp tử cung, làm mẹ đau âm ỉ bụng dưới, thậm chí có nguy cơ sảy thai, nên buộc phải cai sữa cho bé. Vậy nên, thiệt thòi nhất vẫn là bé cưng đầu lòng của mẹ, bởi nguồn sữa rất quan trọng đến sự phát triển của con. 

Nếu buộc phải cai sữa, mẹ nên cai sữa từ từ cho bé bằng cách giảm dần số lần bú trong ngày mẹ nha. Cai sữa đột ngột có thể dẫn đến sang chấn tinh thần ở bé dẫn đến bé không chịu ăn và dễ mắc bệnh đó ạ. 

2.7. Mẹ dễ bị trầm cảm

Mang thai sớm sau sinh mổ, sức khỏe còn yếu, mẹ không thể chăm sóc tốt cho bé cưng đầu lòng, khiến mẹ cảm thấy rất có lỗi. Cộng thêm việc hormone thay đổi, làm mẹ trở nên nhạy cảm hơn, một vấn đề nhỏ thôi cũng khiến mẹ suy nghĩ, lo lắng nhiều ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của mẹ.

Rủi ro khi mẹ có bầu sớm sau sinh mổ
Sự thay đổi tâm lý khi mang thai cộng thêm việc phải chăm bé rất dễ làm mẹ rơi vào trầm cảm

Ngay cả bố cũng thế, việc có thêm bé nữa cũng làm cho bố gặp nhiều khó khăn vì áp lực tinh thần cũng như kinh tế khi vừa phải chăm con nhỏ, vừa phải chăm vợ bầu. Để giảm thiểu áp lực, mẹ và bố nên thường xuyên chia sẻ tâm tư với nhau, để được an ủi, cho nhau lời khuyên, giúp bản thân không cảm thấy quá cô đơn, giảm thiểu nguy cơ trầm cảm.

3. Mẹ nên làm gì nếu lỡ có bầu sau sinh mổ 1 năm?

Nếu mẹ lỡ có bầu sớm sau sinh mổ (<18 tháng), mẹ đừng vội đưa ra bất cứ quyết định nào mẹ nha. Bởi khi tâm trạng nặng nề, mẹ có thể vô tình đưa ra những phương án tiêu cực và kém an toàn. Mẹ nên tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa uy tín để được tư vấn phương án khoa học. Tùy thuộc vào độ tuổi của thai nhi mà bác sĩ sẽ có hướng xử lý phù hợp nhất, cụ thể như sau: 

Mẹ bầu nên làm gì sau sinh mổ 1 năm
Khi mang lại ngoài kế hoạch, mẹ cần hết sức bình tĩnh để đưa ra biện pháp giải quyết đúng đắn nhất

1- Phương pháp xử lý:

  • Thai nhi dưới 1 tuần: vì thai còn khá nhỏ nên mẹ cần xem xét điều kiện kinh tế và sức khỏe để cân nhắc nên giữ hoặc bỏ thai. Nếu giữ thai, mẹ nên khám định kỳ đầy đủ để theo dõi sự phát triển của con cũng như vết mổ cũ, có biện pháp xử lý kịp thời khi tình hình chuyển biến xấu.
  • Thai nhi trên 12 tuần tuổi: khi thai nhi 12 tháng tuổi trở lên, tốt nhất mẹ nên giữ thai, vì việc bỏ thai lớn trên nền sẹo mổ chưa phục hồi rất nguy hiểm.
  • Thai nhi từ 13 – 38 tuần tuổi: mẹ cần theo dõi thai định kỳ, chú ý bổ sung dinh dưỡng để hạn chế tình trạng vỡ tử cung. 
  • Thai qua tuần thứ 39: mẹ nên chủ động sinh mổ để tránh những chuyển biến xấu. Trong trường hợp nếu được chỉ định hoặc xin mổ, mẹ không nên vì chọn ngày, chọn giờ đẹp mà mổ sớm, sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển bình thường ở bé. 
Mẹ bầu nên làm gì sau sinh mổ 1 năm
Mẹ nên đến bác sĩ để thăm khám sức khỏe và tình trạng vết mổ cũ khi lỡ mang thai lại quá sớm để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi

2- Lưu ý cho mẹ trong quá trình mang thai: 

  • Mẹ cần đặc biệt chú ý vết mổ lúc trước, nếu có điều gì bất thường xảy ra như đau âm ỉ, đau liên tục ở bụng, đau khi nhấn vào, đau trên xương mu,… mẹ cần đến bệnh viện để được kiểm tra ngay, tránh để lâu dẫn đến bục – nứt vết thương, vỡ tử cung,…
  • Mẹ bầu thiếu sắt rất dễ gây ra chứng thiếu máu, dẫn đến không đủ lượng máu nuôi dưỡng thai nhi. Vì thế, mẹ nên tăng cường bổ sung sắt đầy đủ mỗi ngày (30mcg) bằng các thực phẩm như lòng đỏ trứng, tim, gan, rau có màu xanh đậm, cá,….cũng như có chế độ dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo sức khỏe và dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi. 
  • Mang thai lại quá sớm ngoài dự kiến làm mẹ rất áp lực, tuy nhiên mẹ không nên tự ý “bỏ thai” mẹ nhé. Vì điều này sẽ dẫn đến nhiều rủi ro nghiêm trọng như khiến vết thương cũ của mẹ càng tồi tệ hơn, ảnh hưởng đến quá trình sinh sản sau này, tăng nguy cơ tai biến khi phá thai,…
  • Trong thời gian mang thai, nếu vùng kín của mẹ không được vệ sinh thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát triển gây ngứa lan rộng đến âm đạo và tử cung làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ối, sinh non,… Để ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm, bảo vệ sức khỏe bé, mẹ nên vệ sinh vùng kín đều đặn, ít nhất là 3 lần/ngày vào sáng, chiều và tối trước khi đi ngủ để đảm bảo vùng kín luôn sạch sẽ. 
Mẹ bầu nên làm gì sau sinh mổ 1 năm
Mang thai lần 2 quá sớm, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe nên mẹ phải đi khám thật đều đặn và bổ sung đủ nguồn dưỡng chất cho cơ thể mẹ nha

Mách nhỏ cho mẹ: Nếu mẹ lo khi mang thai sử dụng dung dịch vệ sinh chứa các chất hóa học như xà phòng, chất bôi trơn,… không tốt cho bé, nên mẹ chỉ dùng nước ấm và muối để vệ sinh hằng ngày, nhưng phương pháp này không đảm bảo mẹ ơi! Mẹ làm vậy không chỉ không làm sạch được hoàn toàn vi khuẩn ở “vùng tam giác” của mẹ mà còn làm mất độ pH gây khô rát âm đạo nữa đó ạ. 

Mẹ nên ưu tiên chọn dung dịch vệ sinh được làm từ thiên nhiên, giúp “vùng tam giác” của mẹ luôn khỏe mạnh và hạn chế được nguy cơ kích ứng tối đa khi sử dụng lâu dài. Không những thế, mẹ cũng nên chọn loại có độ pH hợp lý (từ 4,2 – 5,6) để đảm bảo độ ẩm, không gây khô rát.

Mẹ bầu nên làm gì sau sinh mổ 1 năm
Ưu tiên dung dịch vệ sinh từ thiên nhiên, có độ pH hợp lý để đảm bảo an toàn cho “vùng tam giác” mẹ nha

Gợi ý mẹ dùng sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ Mamamy với thành phần 100% từ thiên nhiên cực dịu nhẹ, lành tính, giúp nhẹ nhàng tẩy rửa, quét sạch vi khuẩn ở “vùng tam giác” mà không gây khô rát, khó chịu. Không những thế, với nồng độ pH cực lý tưởng, sản phẩm còn hỗ trợ âm đạo tự bảo vệ, tạo rào cản, ngăn chặn nấm, vi khuẩn, cực xịn luôn mẹ ơi. Nhờ thế mà “vùng tam giác” của mẹ luôn sạch sẽ, thơm tho, mẹ không chẳng lo mùi khó chịu hay viêm nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và sinh hoạt hằng ngày của mẹ nữa rồi. 

Mamamy khuyên mãi
Dung dịch vệ sinh Mamamy an toàn, lành tính và tối ưu, giúp “cô bé” của mẹ luôn thơm tho cả khi mang bầu và sau sinh

Hiện nhà Mamamy đang có deal ưu đãi 40% cùng hàng nghìn phần quà hấp dẫn, siêu tiết kiệm luôn ạ. Mẹ ghé tậu ngay đồ “xịn” về chăm sóc “cô bé” trước và sau khi mang thai,mẹ luôn tự tin – bé cưng chào đời trong môi trường an toàn hơn. 

4. 2 dấu hiệu rõ ràng cho thấy mẹ đã mang bầu sau sinh mổ

Mẹ nghĩ rằng, sử dụng biện pháp an toàn rồi nên sẽ không có thai nên mẹ không quan tâm lắm khi cơ thể mình xuất hiện những dấu hiệu khác lạ. Nhưng bất kỳ biện pháp nào, đều vẫn có khả năng “cấn” bầu mẹ ơi. Vì thế, mẹ cần chú ý nắm rõ các dấu hiệu dưới đây để phát hiện sớm sự xuất hiện của bé. Từ đó, có biện pháp xử lý kịp thời và an toàn mẹ nha. 

Dấu hiệu mẹ mang bầu sau sinh mổ
Không phải biện pháp tránh thai nào cũng đảm bảo tuyệt đối, mẹ vẫn có khả năng mang thai ngay cả khi sử dụng biện pháp đó ạ

1- Đối với mẹ cho bé ti sữa mẹ

  • Lượng sữa giảm đột ngột: tình trạng này rõ nhất ở mẹ là sau 2 tháng đầu mang thai, sự thay đổi hormone trong cơ thể làm lượng sữa mẹ giảm rõ rệt. 
  • Mẹ khát nước nhiều hơn bình thường: khi mang thai trong giai đoạn cho con bú, cơ thể mẹ cần rất nhiều nước để vừa tạo sữa và vừa nuôi dưỡng thai nhi làm cho việc uống nước của mẹ trở nên bất thường. Dấu hiệu này rất dễ nhận biết, mẹ chỉ cần quan sát và lắng nghe sự thay đổi cơ thể của mình. 
  • Đau ngực hoặc ngực nhạy cảm hơn bình thường: Trong quá trình cho ti sữa mà mẹ xuất hiện những cơn đau nhiều và kéo dài, đây là dấu hiệu mang thai sớm đó ạ. Khi mang thai, các hormone sẽ làm tăng lưu thông máu và thay đổi các mô ngực, làm cho ngực mẹ to ra, nhạy cảm và trở nên đau cứng khi bé ti và chạm vào. 
  • Mẹ hay đói: Khi mang thai, mẹ bỗng dưng cảm thấy lúc nào cũng đói, tần suất ngày càng nhiều và rõ rệt. Thậm chí lấn át hẳn cách dấu hiệu khác
Dấu hiệu mẹ mang bầu sau sinh mổ
Một trong những dấu hiệu mang thai lại sớm, là nguồn sữa đột ngột giảm hoặc khi cho bé ti mẹ cảm thấy đau

2- Đối với mẹ cho bé ti sữa công thức

  • Ốm nghén: đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy mẹ mang thai sớm sau sinh mổ. Sự thay đổi nội tiết tố sẽ làm mẹ thường xuất hiện những cơn đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, buồn ngủ,…
  • Chuột rút: khi mẹ mang thai, tử cung càng to sẽ tạo áp lực đến các dây thần kinh từ cột sống cho đến chân dẫn đến chuột rút. Vì thế, nếu mẹ bị chuột rút với tần suất dày đặc, ngày nào cũng bị, hoặc bị cách ngày và cảm giác khó chịu rất khác biệt,mẹ cần lưu ý vì khả năng mẹ đang mang thai rất lớn.  
  • Núm vú trở nên sẫm màu và nhô ra: chỉ khi mang thai, sự thay đổi hormone khiến cơ thể mẹ sản sinh nhiều sắc tố hơn bình thường mới dẫn đến tình trạng này. 
Dấu hiệu mẹ mang bầu sau sinh mổ
Ốm nghén là dấu hiệu rõ ràng nhất cho biết mẹ đang mang thai

Đọc xong bài viết này, mẹ đã biết được câu trả lời cho vấn đề sinh mổ 1 năm có bầu lại được không. Tuy về mặt lý thuyết, sinh mổ 1 năm có bầu lại được nhưng hoàn toàn không nên mẹ ơi. Bởi vì sức khỏe và vết mổ cũ của mẹ chưa hoàn toàn hồi phục, mang thai lúc này rất dễ xảy ra rủi ro đó ạ. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên “bỏ túi” những dấu hiệu mang thai sớm sau sinh mổ, để phát hiện kịp thời và có hướng xử lý phù hợp mẹ nha. Nếu mẹ còn thắc mắc nào khác, hãy để lại bình luận ngay phía bên dưới, Góc của mẹ sẽ giải đáp cho mẹ nhanh chóng nhất. 

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Sinh mổ 1 năm có bầu lại được không? 7 rủi ro mẹ sẽ gặp phải”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Giải đáp: Kỹ thuật IVF là gì? Lưu ý khi mẹ thực hiện IVF
Giải đáp: Kỹ thuật IVF là gì? Lưu ý khi mẹ thực hiện IVF
Kể từ khi xuất hiện tại Việt Nam vào năm 1997, thụ tinh trong ống nghiệm đã góp phần mang đến niềm vui được làm cha mẹ cho rất nhiều gia đình hiếm muộn. Vậy cụ thể phương pháp IVF là gì? Quy trình thực hiện kỹ thuật này như thế nào? Cùng Góc của […]
Gametix F chính hãng – Thực phẩm bổ trứng tăng hiệu quả thụ thai
Gametix F chính hãng – Thực phẩm bổ trứng tăng hiệu quả thụ thai
Với sự phát triển không ngừng của khoa học và y tế,… đã giúp ước mơ làm cha mẹ ngày càng đến gần hơn với các cặp đôi vô sinh hiếm muộn. Sự ra đời của Gametix F chính hãng từ công ty Densmore đã thắp lên hy vọng về sự xuất hiện của những […]
Sự thật: Uống dừa sau khi quan hệ không có tác dụng tránh thai 
Sự thật: Uống dừa sau khi quan hệ không có tác dụng tránh thai 
Mẹ nghe ông bà cô bác “mách” uống nước dừa có tác dụng tránh thai, nhưng biện pháp này nhận phải nhiều luồng ý kiến trái chiều khác nhau, có người nói uống nước dừa sau quan hệ có tác dụng tránh thai tự nhiên, nhưng lại có người khẳng định không mang lại tác […]
Kích thước trứng 17mm có thụ thai được không? Hoàn toàn được mẹ nhé!
Kích thước trứng 17mm có thụ thai được không? Hoàn toàn được mẹ nhé!
Mẹ muốn có em bé nhưng đi kiểm tra thì thấy kích thước trứng chỉ 17mm, nhỏ hơn nhiều so với trứng bình thường. Nghe nói là trứng nhỏ khó mang thai khiến mẹ rất lo lắng, muốn tìm hiểu cặn kẽ để có biện pháp phù hợp nhằm cải thiện tỷ lệ đậu thai. […]
11 cách tự nhiên giúp tăng khả năng sinh sản cho nữ giới 
11 cách tự nhiên giúp tăng khả năng sinh sản cho nữ giới 
Trên thực tế, chế độ ăn uống và lối sống có thể tăng khả năng sinh sản cho nữ giới và nam giới lên đến 69%. Không những vậy, những yếu tố này cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé sau này.  Vì vậy, cha mẹ muốn nhanh chóng có con hãy tham khảo […]
4 lí do nhiều mẹ muốn sinh con gái đầu lòng
4 lí do nhiều mẹ muốn sinh con gái đầu lòng
Giới tính của con luôn là một trong những vấn đề được nhiều bố mẹ quan tâm nhất. Nhiều gia đình truyền thống mong muốn có con trai để nối dõi tông đường. Thế nhưng, tư tưởng trọng nam khinh nữ hiện nay đã giảm bớt so với trước kia. Rất nhiều bố mẹ luôn […]
Giỏ hàng 0