Là cha mẹ, chúng ta đều mong muốn hỗ trợ con những năm đầu đời không chỉ phát triển khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và trí tuệ mà còn là một hành trình tuổi thay răng sữa thuận lợi.
Bởi từ 6 – 12 tuổi, con sẽ dần hoàn thiện bộ răng thứ 2 (bộ răng vĩnh viễn), bộ răng này giữ vai trò quan trọng giúp trẻ lớn khỏe, tự tin và theo con suốt cuộc đời. Giai đoạn này nếu Ba Mẹ để ý tuổi thay răng sữa và tầm soát mọc răng cho trẻ sẽ giúp trẻ có được hành trình thay răng thuận lợi, sở hữu hàm răng thẳng đều trong tương lai.
Mẹ tham khảo: Quá trình mọc răng sữa và thay răng ở trẻ
Mục lục
1. Tuổi thay răng sữa ở bé
- 6-8 tháng tuổi mọc 4 răng cửa giữa (2 răng cửa giữa dưới mọc đầu tiên, tiếp theo là răng cửa giữa trên)
- 9-12 tháng tuổi mọc 4 răng cửa bên
- 12- 15 tháng tuổi mọc 4 răng hàm sữa thứ nhất
- 18- 21 tháng tuổi mọc 4 răng nanh sữa
- 24- 30 tháng tuổi mọc 4 răng hàm sữa thứ hai
2. Thời gian trẻ mọc răng vĩnh viễn và tuổi thay răng sữa
Đến thời kỳ thay răng, chân răng sữa sẽ tiêu, răng sữa lung lay và rụng để răng vĩnh viễn mọc lên. Răng nào mọc trước sẽ thay trước. Nếu rặng không tự rụng nên đưa trẻ tới bác sĩ nha khoa khám và nhổ.
- 5-7 tuổi các răng cửa giữa vĩnh viễn mọc, thay các răng cửa giữa sữa
Thời gian này trẻ cũng mọc các răng hàm (cối lớn) thứ nhất sau răng hàm sữa thứ hai (lưu ý đây là răng vĩnh viễn, không thay) - 7-8 tuổi các răng cửa bên vĩnh viễn mọc, thay các răng cửa bên sữa
- 9-10 tuổi các răng tiền hàm (cối nhỏ) thứ nhất mọc, thay các răng hàm sữa thứ nhất
- 10-11 tuổi thay các răng nanh sữa
- 11-12 tuổi các răng tiền hàm (cối nhỏ) thứ hai mọc, thay các răng hàm sữa thứ hai
Thời gian này trẻ cũng mọc các răng hàm (cối lớn) thứ hai sau răng hàm thứ nhất và đây cũng là răng vĩnh viễn, không thay.
3. Các dấu hiệu sau cũng có thể thấy khi trẻ đến tuổi thay răng sữa
- Sốt nhẹ. Nếu trẻ sốt trên 380 C, có thể cho uống thuốc hạ sốt (theo chỉ dẫn của bác sĩ).
- Chảy nước miếng
- Nướu tại chỗ răng đang nhú lên có thể sung đỏ, trẻ thường thích cắn gì đó (ngón tay, đồ chơi). Chú ý vệ sinh răng miệng tốt cho trẻ và đồ chơi.
- Biếng ăn: Sự khó chịu sẽ khiến trẻ biếng ăn. Nên cho trẻ ăn nhiều lần và cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu.
- Có thể bị tướt (đi ngoài phân loãng hay sệt) 3-4 lần trong ngày, chú ý cho trẻ uống nhiều nước. Nếu trẻ đi ngoài loãng nhiều hơn nên đưa bé đến bác sĩ khám.
4. Chăm sóc trẻ thay răng sữa như thế nào?
Chính vì răng có vai trò hết sức quan trọng nên các bậc phụ huynh cần chăm sóc và bảo vệ răng cho trẻ, tốt nhất là bằng các biện pháp dự phòng như:
4.1 Trẻ dưới 3 tuổi thay răng sữa
- Trẻ dưới 3 tuổi thì chỉ dùng bàn chải đánh răng cho trẻ bằng nước sạch mà không dùng kem đánh răng vì trẻ dễ nuốt kem đánh răng gây nhiễm fluor, làm ố men răng;
- Trẻ từ 3 tuổi trở lên có thể tập tự đánh răng bằng kem đánh răng dành riêng cho trẻ em với lượng kem rất ít để tránh tình trạng nuốt kem;
Hướng dẫn trẻ lớn cách đánh răng đúng cách: Đánh răng thường xuyên bằng kem đánh răng có chứa fluor; nên đánh răng sau mỗi bữa ăn hoặc ít nhất là hai lần mỗi ngày; nên đánh răng theo chiều dọc từ trên xuống và ngược lại;
4.2 Điều mẹ nên làm trong tuổi thay răng sữa
- Nên đưa trẻ đi khám nha sĩ định kỳ 6 tháng một lần để kiểm tra và điều trị sớm sâu răng, các bệnh răng miệng cũng như làm vệ sinh răng (lấy cao răng);
- Hãy luôn theo dõi sát sao trong quá trình thay răng ở trẻ và tránh cho trẻ ăn những loại kẹo gôm, hạn chế những đồ ăn ngọt, đồ ăn cứng khó nhai vì dễ dẫn đến sâu răng;
- Những chiếc răng mọc lên khiến trẻ có cảm giác đau đớn,vì vậy cha mẹ nên cho trẻ ăn những đồ ăn mềm như cháo, súp hoặc nước hoa quả;
Trong giai đoạn này, một số trẻ duy trì những thói quen xấu như mút tay, lấy lưỡi đẩy vào răng, nghiến răng, thở bằng miệng, chống cằm. Những thói quen này sẽ dẫn đến tình trạng răng hô, răng mọc lệch, răng mọc chen chúc hoặc quá thưa. Hay răng hàm trên không ăn khớp với răng hàm dưới. Vì vậy cần khuyên trẻ không nên làm các hành động này.
Kết luận
Tuổi thay răng sữa và thay răng ở trẻ là giai đoạn cha mẹ cần hết sức chú ý chăm sóc răng miệng cho trẻ, bởi nó có thể ảnh hưởng tới chất lượng hàm răng vĩnh viễn sau này khi bé trưởng thành.
Bước vào lớp 1 là mốc phát triển quan trọng của con. Bên cạnh chăm lo sức khỏe thể chất giúp con học tập thì quan tâm đến hành trình thay răng là một trong những cần thiết cho con bộ răng thẳng đều trong tương lai.
Đối với những trẻ gặp tình trạng bất thường về xương hàm như hô, móm, hẹp hàm rất nên được điều chỉnh đúng thời điểm từ 6 – 11 tuổi. Bởi vì trước tuổi dậy thì, xương hàm đang trong quá trình phát triển cùng với sự thay răng. Việc nắn chỉnh và di chuyển xương hàm về vị trí chuẩn khớp cắn sinh lý là điều có thể thực hiện bởi Bác sĩ chỉnh nha và sự hỗ trợ của các khí cụ.