Em bé của mẹ có thể bước vào thế giới này theo một trong hai cách: Sinh thường tự nhiên hoặc sinh bằng phương pháp mổ lấy thai. Nhưng mục tiêu cuối cùng của cả hai phương pháp này là sinh ra một em bé khỏe mạnh một cách an toàn. Ngày nay, sinh mổ khá phổ biến và được nhiều mẹ lựa chọn. Dù là mẹ chọn sinh mổ chủ động hay phải sinh mổ vì nguyên nhân nào khác, thì việc tìm hiểu kiến thức khi sinh cũng rất quan trọng. Bài viết dưới đây là những lưu ý giúp mẹ sinh mổ an toàn và nhanh hồi phục.
Mục lục
1. Sinh mổ là gì?
Hình thức bác sĩ phẫu thuật để đưa con ra ngoài thông qua vết cắt ở bụng thay vì sinh con tự nhiên qua đường âm đạo được gọi là sinh mổ. Mẹ bầu có thể sinh mổ tự nguyện hoặc được chỉ định khi :
- Thai nhi quá lớn không an toàn khi sinh thường. Thông thường khi thai nhi nặng trên 4kg mẹ sẽ được các bác sĩ tư vấn sinh mổ .
- Đa thai, ngôi thai không thuận , e bé không xoay đầu xuống dưới
- Nhịp tim thai nhi yếu hoặc bị chèn dây rốn khiến thai nhi không đủ sức cho quá trình sinh thường.
- Mẹ mắc các bệnh mãn tính, dị dạng tử cung hoặc có bất thường ở đường sinh dục dưới.
- Thai nhi quá bé, suy dinh dưỡng hoặc bất đồng nhóm máu với mẹ.
- Khung chậu của mẹ có các bất thường như bị hẹp, méo hoặc bị giới hạn .
- Đường ra của thai nhi bị cản trở do có khối u tiền đạo hay rau tiền đạo.
- Tử cung có các vết sẹo mổ ở thân tử cung do các phẫu thuật hoặc mổ lấy thai khi chưa được 24 tháng.
- Một số biến chứng khác cần thực hiện sinh mổ để cấp mẹ và thai nhi.
2. Cần chuẩn bị những gì trước khi mổ?
- Chuẩn bị tâm lý: Khi sinh mổ sẽ được gây tê màng cứng, tuy nhiên mẹ vẫn hoàn toàn tỉnh táo và biết được mọi việc đang diễn ra . Quá trình phẫu thuật sẽ kéo dài trong khoảng 30 phút và mẹ sữ được gặp e bé của mình. Hãy bình tĩnh, cố gắng thoải mái và điều chỉnh hơi thở mẹ nhé.
- Chuẩn bị đồ dùng : Sau khi sinh mổ cơ thể của mẹ rất yếu ớt và cần được chăm sóc đặc biệt. Thông thường sau khi sinh mẹ sẽ phải ở bệnh viện từ 3-5 ngày để hồi phục sức khoẻ. Vì vậy mẹ cần chuẩn bị trước trang phục và đồ dùng cá nhân cho mẹ và bé dùng khi ở bệnh viện. Lưu ý chọn loại rộng thoáng, chất liệu mềm mịn.
- Ăn uống : Trong quá trình sinh mổ mẹ cần phải được gây tê tuỷ sống. Thủ thuật này yêu cầu mẹ không được ăn gì trước 6-8 tiếng để hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày. Vì vậy mẹ nên chuẩn bị ăn uống trước đó khoảng 8 tiếng và không nên ăn các thực phẩm khó tiêu.
- Vệ sinh cơ thể : Trước khi đẻ mổ mẹ nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ để tránh bị nhiễm khuẩn và đảm bảo an toàn. Tắm gội sạch sẽ, cạo lông vùng kín và đi tiểu tiện trước khi lên bàn mổ.
Có thể mẹ muốn biết thêm : Bí quyết sinh con khoẻ đẹp , thông minh và ít quấy khóc.
3. Quá trình sinh mổ diễn ra như thế nào?
- Gây mê : Trước khi đẻ mổ, mẹ sẽ được sử dụng các biện pháp gây mê toàn thân, gây mê ngoài màng cứng và gây mê tuỷ sống. Mẹ sẽ bị tê liệt và mất cảm giác đau. Tuy nhiên, mẹ vẫn hoàn toàn tỉnh táo và biết được mọi việc xảy ra trong suốt quá trình.
- Tiến hành mổ : Em bé sẽ được đưa ra ngoài thông qua vết mổ trên bụng. Bác sĩ sẽ rạch một đường ngang bụng hoặc dọc theo đường từ rốn đến xương mu. Em bé được đưa ra ngoài, sau đó bác sĩ loại bỏ nhau thai , cắt dây rốn , làm sạch tử cung và tiến hành vệ sinh, khâu vết mổ.
- Sau khi sinh: Mẹ sẽ được đưa đến phòng hồi sức và tiến hành các kiểm tra sức khoẻ. Nếu không có vấn đề phát sinh, mẹ sẽ được tiếp xúc và cho con bú sau khoảng 2 giờ.
4. Những vấn đề mẹ có thể gặp phải sau khi sinh mổ so với sinh thường
- Thông thường, sau khi sinh mổ mẹ sẽ bị đau và lâu hồi phục sức khoẻ hơn so với sinh thường. Vì vậy mẹ sẽ phải nằm viện lâu hơn.
- Mẹ sẽ cảm thấy đau nhiều ở vết rạch và cần đến thuốc giảm đau khi thuốc gây mê hết tác dụng.
- Các cơn co tử cung sau sinh giúp mẹ đẩy hết sản dịch và tử cung nhanh hồi phục về trạng thái ban đầu. Sinh mổ thường mất thời gian để tử cung co hồi lại hơn sinh thường.
- Đa số các mẹ sau khi sinh mổ thường không có sữa ngay. Một phần là do tác dụng của thuốc gây tê, gây mê ức chế ảnh hưởng đến điều tiết sữa. Một phần là do mẹ không được tiếp xúc với con ngay sau khi sinh làm tuyến sữa không được kích thích.
Kinh nghiệm của các mẹ : Mẹ nên làm gì khi bị tắc tia sữa.
5. Những lưu ý giúp mẹ hồi phục nhanh sau khi sinh
- Chế độ ăn uống : Mẹ sau sinh mổ cần chú ý chế độ ăn uống để vừa cung cấp đủ dinh dưỡng và làm vết mổ mau lành. Ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng và tránh các thực phẩm gây sưng viêm. Uống nhiều nước và ăn nhiều thức ăn có chất xơ giúp bạn hạn chế bị táo bón sau sinh.
- Giúp sữa nhanh về : Mẹ hãy thường xuyên mát xa và làm ấm bầu ngực. Uống nhiều nước ấm để giúp cung cấp nước cho cơ thể và thúc đẩy quá trình sản xuất sữa. Cố gắng cho con bú càng nhiều càng tốt sẽ kích thích sữa về nhiều hơn.
- Vận động : Có thể khó khăn, nhưng ngay khi có thể mẹ hãy cố gắng đứng dậy và đi lại nhẹ nhàng để đẩy sản dịch bị ứ đọng sau sinh. Đi bộ còn giúp mẹ tăng cường hệ tuần hoàn, giảm đông máu và hồi phục cơ thể tốt hơn.
- Vết mổ : Để vết mổ mau lành và không bị nhiễm trùng, một tháng sau khi sinh mổ, mẹ không nên đặt bất cứ thứ gì vào âm đạo hoặc quan hệ tình dục. Chú ý vệ sinh vết mổ theo thuốc bác sĩ chỉ định.
Cuối cùng, hãy chú ý nghỉ ngơi thật nhiều. Lên kế hoạch và thu xếp công việc trước khi sinh . Cố gắng ngủ khi con ngoan hoặc nhờ người nhà trông giúp để mẹ có thời gian nghỉ ngơi, hồi sức. Chúc mẹ sinh mổ an toàn và có những khoảnh khắc hạnh phúc, đáng nhớ.
Có thể mẹ muốn biết :
Danh sách chuẩn bị đồ đi sinh chi tiết đầy đủ nhất.
Sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ ?
Nguồn tham khảo :