“Mẹ N.T.T ở Cần Thơ thắc mắc: Mình là T, hiện bé nhà mình được 2 tuổi rồi. Mình theo dõi rất sát sao ở mỗi giai đoạn phát triển của bé. Dạo gần đây mình thấy bé mọc nhiều răng hơn, cụ thể là 20 răng khi bé 26 tháng tuổi. Như thế có phải là bình thường không ạ? Với bé 2 tuổi mọc bao nhiêu răng là đủ? Mong được chuyên gia giải đáp
Trả lời cho mẹ: Chào mẹ N.T.T. Mỗi đứa trẻ có một không gian phát triển khác nhau. Điều này thể hiện qua việc, có bé mọc răng nhanh, có bé mọc răng chậm. Khi 2 tuổi, bé thường đã có từ 18 đến 20 răng. Bé của mẹ T. 26 tháng tuổi mọc 20 răng là hoàn toàn bình thường mẹ nhé. Chúc bé ăn ngoan, ngủ ngoan và chóng lớn!”
Mục lục
1. Trình tự mọc răng ở bé 2 tuổi
Bé 2 tuổi mọc bao nhiêu răng là đủ? Bé thường sẽ mọc 2 răng cửa dưới vào lúc 10 – 16 tháng tuổi. Bắt đầu từ đây, bé thường xuyên cắn, gặm các loại đồ chơi vì ngứa nướu. Đồng thời, bé cũng sẽ bị chảy nước dãi nhiều. Đây là những dấu hiệu bình thường cho việc mọc răng. Mẹ đừng quá lo nhé!
Hai chiếc răng hàm trên đầu tiên xuất hiện khi bé 13 – 19 tháng tuổi. Hai chiếc răng này mọc ở vị trí lùi về phía trong, cách một vị trí so với 4 chiếc răng cửa trên đầu tiên. Lúc này, việc chảy nước dãi và ngứa nướu vẫn diễn ra. Mẹ có thể cho các bé tập các đồ ăn rắn như trái cây chín, củ quả hầm canh,… Đây sẽ là trải nghiệm vô cùng mới mẻ giải quyết được sự khó chịu ở nướu.
Hai răng hàm dưới mọc cách một vị trí so với 4 chiếc răng cửa dưới đầu tiên. Răng của bé sẽ đều đặn hơn khi răng phát triển hoàn toàn. Những răng này xuất hiện khi bé ở vào khoảng 14 – 18 tháng tuổi.
Khoảng 16 – 22 tháng, bé sẽ bắt đầu mọc răng nanh. Điều này có thể lấp đầy những vị trí trống lâu nay. Có một thực tế thú vị là ở một số nơi, họ gọi hai chiếc răng nanh này là răng chó.
Khi bé ở khoảng 17 – 23 tháng tuổi cũng là lúc hai răng làm dưới cũng sẽ mọc. Lúc này, nụ cười tỏa nắng của bé đã hoàn thiện rồi. Cũng từ đây, bé có thể tập ăn những đồ ăn rắn, như đùi gà chẳng hạn.
Để có được hàm răng xinh, bé của mẹ đã có 1 năm rất mạnh mẽ. Bé thường trải qua những cơn sốt mọc răng, và khủng hoảng ngứa nướu. Đây là bước ngoặt đánh dấu cho tuổi lên 2 vô cùng đáng yêu.
2. Bé 2 tuổi mọc bao nhiêu răng là đủ?
Xem thêm: Mẹ đã biết những bài hát ru con ngủ hay nhất này chưa?
Bé 2 tuổi mọc bao nhiêu răng là đủ? Mỗi đứa trẻ có một không gian phát triển khác nhau. Điều này thể hiện qua việc, có bé mọc răng nhanh, có bé mọc răng chậm. Tuy nhiên, khi 2 tuổi, bé thường đã có từ 18 đến 20 răng. Đây là dấu hiệu cho thấy bé phát triển răng – hàm – mặt bình thường.
Bé mọc răng hàm thứ 2 trong khoảng 27 – 33 tháng tuổi. Nhưng một số bé đã bắt đầu mọc răng hàm thứ 2 kể từ tháng 23. Mẹ không nên quá lo lắng vì đây chỉ là việc bé mọc răng nhanh. Chúng không gây hại cho sức khỏe của bé.
3. Một số dấu hiệu bé mọc răng và cách chăm sóc
Một vài dấu hiệu đi kèm khi mọc răng ở bé 2 tuổi dễ nhận biết. Các mẹ cần nắm được để từ đó phát hiện sớm và có cách chăm sóc bé sao cho phù hợp bao gồm:
- Chảy nước dãi nhiều. Đây là biểu hiện thường thấy nhất khi bé bước vào giai đoạn mọc răng. Mẹ nên thường xuyên lau miệng cho bé. Ngoài ra, mẹ có thể đeo yếm cho bé hàng ngày.
- Sốt nhẹ là biểu hiện cho mỗi đợt mọc răng. Đương nhiên, không phải lúc nào mọc răng, bé cũng sốt. Nhưng thường là vậy. Bé sẽ bắt đầu cơn sốt nhẹ trước vài tuần trước khi mọc răng. Và nguyên nhân của việc này là do bé bị viêm nướu.
- Nướu sưng to, đỏ. Việc mọc răng làm cho nướu bé sưng, to và đỏ. Điều này vô cùng nhạy cảm vì dễ gây ra viêm nướu. Vì vậy, mẹ nên vệ sinh răng miệng của bé đều đặn. Ngoài ra, cần vệ sinh thật sạch sẽ đồ chơi để tránh việc bé cho đồ chơi vào miệng.
- Quấy khóc cũng là một biểu hiện khi bé mọc răng. Sự khó chịu ở nướu làm bé cảm thấy ức chế và quấy khóc. Thời điểm này, mẹ nên quan sát và chia sẻ cùng con nhiều hơn. Việc ép bé độc lập ở giai đoạn này có thể ảnh hưởng xấu đến tâm lý bé.
Xem thêm: Kể chuyện cho bé 2 tuổi hoạt động ý nghĩa cho bố mẹ và bé
- Chán ăn, bỏ ăn dẫn đến sụt cân. Mệt mỏi và khó chịu là nguyên nhân dẫn đến sự biếng ăn của bé. Thực đơn của bé nên được thay đổi thường xuyên và đầu tư thêm hình thức. Ngoài ra, nên bổ sung thêm các bữa phụ để luôn cung cấp dinh dưỡng cho bé.
- Thức đêm không ngủ. Sự thay đổi về thể trạng làm cho sinh hoạt của bé đảo lộn. Đây là biểu hiện bình thường khi bé bước vào giai đoạn mọc răng. Và một vài bài hát ru trước khi ngủ có thể giúp bé cảm thấy thoải mái và ngon giấc.
4. Lưu ý khi chăm sóc bé 2 tuổi mọc răng
Xem thêm: Bỏ túi tất tần tật kiến thức về trẻ 2 tuổi biếng ăn
Khi bé mọc răng, nên tích cực bổ sung các thực phẩm giàu canxi vào khẩu phần ăn
Ép con ăn vào giai đoạn này là điều mẹ không nên làm. Thay vào đó, mẹ có thể chia nhỏ các bữa ăn để cung cấp dinh dưỡng đủ cho con.
Ngoài chế độ dinh dưỡng hàng ngày, mẹ nên cho bé ăn thêm các thực phẩm chứa nhiều canxi. Có thể kể đến cá hồi, phô mai, sữa chua,… hay các loại hạt. Việc bổ sung canxi kích thích sự mọc răng ở bé.
Nếu trẻ bị đau hoặc khó chịu, cha mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ xem có thể dùng acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin) để giảm đau.
Răng miệng là bộ phận nhạy cảm của bé. Cha mẹ không nên tự ý mua thuốc hay áp dụng các bài thuốc dân gian. Sự vô ý này có thể làm cho răng miệng của bé bị viêm nhiễm và đau đơn.
Khi có các triệu chứng khác thường, cha mẹ nên đưa bé đi khám. Và trường hợp cần sử dụng thuốc, cha mẹ cần xin đơn thuốc từ bác sỹ. Một lưu ý là cha mẹ cho bé sử dụng thuốc đúng liệu thường và thời gian. Điều này hạn chế việc bé bị lờn thuốc và không có tác dụng về sau.
Dùng ngón tay đã được vệ sinh sạch sẽ chà nhẹ lên vùng lợi răng đang mọc khoảng 2 phút để trẻ bớt khó chịu.
Việc dùng tay đã vệ sinh sạch sẽ chà lên vùng lợi giúp bé bớt khó chịu hơn. Giải pháp này tối ưu khi bé quá ngứa, quấy khóc nhiều và không thể ăn, ngủ. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ là tạm thời và chỉ nên chà trong khoảng 2 phút mỗi lần.
Tìm hiểu thêm: Teething tips: How to cope when 2-year molars come in
5. Khi nào mẹ cần đưa bé đi nha sĩ?
Trẻ bị sốt, đặc biệt là khi sốt trên 38ºC, vì đây có thể là dấu hiệu trẻ bị nhiễm khuẩn hoặc bị viêm chứ không phải bé bị sốt mọc răng.
Khi mọc răng, bé thường chỉ có những cơn sốt nhẹ. Vì vậy, việc sốt cao là dấu hiệu nguy hiểm. Nếu hạ sốt bằng khăn ấm và các loại sủi không được, cha mẹ nên đưa bé đi khám ngay.
Đây là dấu hiệu cho thấy bé cảm thấy vô cùng khó chịu. Và sự khó chịu này có thể đang xuất hiện từ tai. Dấu hiệu này nguy hiểm và cha mẹ không nên chần chừ đưa con đi khám điều trị kịp thời.
- Tiêu chảy là một trong những dấu hiệu xấu khi trẻ mọc răng hàm. Do đó, cha mẹ nên theo dõi phân của trẻ cũng như sức khỏe của trẻ để kịp thời xử lý khi cần.
Xem thêm: Trẻ 2 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày: mẹ có nên hốt hoảng?
Trên đây là những kiến thức và lưu ý cho cha mẹ khi trẻ 2 tuổi mọc răng. Mọc răng ảnh hưởng khá nhiều đến tinh thần và sức khỏe của bé. Vì vậy, mẹ quan sát và tâm sự cùng con nhiều hơn. Nếu có thắc mắc, mẹ để lại bình luận và chờ giải đáp từ Góc của mẹ nhé!