Trường hợp thai đôi bị lưu một thai không gây ảnh hưởng nhiều đến thai nhi còn lại. Mẹ hãy xem ngay cách bảo vệ cho sự phát triển của thai nhi còn lại ở bên dưới nhé!
Mẹ có thể xem thêm: CẤY SINH ĐÔI THEO Ý MUỐN VÀ NHỮNG LƯU Ý MẸ KHÔNG NÊN BỎ QUA
Mục lục
1. Nguyên nhân khiến lưu thai ở mẹ sinh đôi
1.1. Bất thường về gene hoặc nhiễm sắc thể
Trường hợp thai đôi bị lưu một thai đến từ bất thường về gen hoặc nhiễm sắc thể. Rối loạn nhiễm sắc thể dẫn đến đột biến gen trong quá trình thụ tinh, phát triển phôi có sự đột biến. Điều đó dẫn đến một thai có nguy cơ cao bị chết lưu khi mẹ mang thai đôi. Trung bình, tỷ lệ bé có bất thường về gene hoặc nhiễm sắc thể là 1:10 bé.
Mẹ có các đặc điểm sau dễ mắc phải tình trạng thai lưu do bất thường về gene hoặc nhiễm sắc thể:
- Mẹ trên 35 tuổi đang mang thai.
- Mẹ từng bị sảy thai, bị lưu thai.
- Mẹ có tiền sử sinh con bị dị tật
- Mẹ hoặc bố đã được xác định mang trong mình những bất thường ở nhiễm sắc thể có thể di truyền được: đứt đoạn, mất đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
Mẹ dùng phương pháp phân tích nhiễm sắc thể đồ để tìm hiểu xem gene hoặc nhiễm sắc thể bất thường có phải là nguyên nhân dẫn đến lưu thai hay không. Đây là một dạng xét nghiệm chọc ối hoặc sinh thiết tua rau.
Xem thêm:
Dấu hiệu thai lưu ở bà bầu và các nguyên nhân gây lưu thai
Những dấu hiệu suy thai mẹ bầu cần biết
1.2. Cấy ghép không đúng cách
Mang thai đôi có thể được hình thành nhân tạo từ quá trình thụ tinh trong ống nghiệm. Trường hợp thai đôi bị lưu một thai đến từ sai sót trong quá trình cấy ghép phôi thai không phải là hiếm. Khi kỹ thuật viên thực hiện sai quy trình nuôi phôi và cấy ghép (tinh trùng hoặc trứng có dị tật, phôi không được nuôi trong điều kiện môi trường lý tưởng,…), mẹ vẫn có bị lưu thai khi mang thai đôi.
Mẹ nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế đã thực hiện cấy ghép phôi thai để kiểm tra khi nghi ngờ mình rơi vào trường hợp thai đôi bị lưu một thai. Tại đây, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm phù hợp để kiểm tra xem phôi thai có gặp vấn đề gì trong quá trình cấy ghép và nuôi nhân tạo hay không.
2. Dấu hiệu thai đôi bị lưu một thai
Trường hợp thai đôi bị lưu một thai thể hiện qua các dấu hiệu sau đây:
- Mẹ bị chảy máu từ âm đạo: đây là dấu hiệu cho thấy túi màng thai và tử cung đã bị nhiễm trùng, làm vỡ nước ối dẫn đến chảy máu.
- Mẹ bị đau bụng: các cơn đau xuất hiện với cường độ từ trung bình đến nặng.
- Mẹ thường xuyên bị chóng mặt, xây xẩm mặt mày.
- Mẹ sốt cao, uống thuốc hạ sốt làm hạ nhiệt độ cơ thể nhưng cơn sốt vẫn có thể quay lại.
- Khi đi siêu âm, bác sĩ không nghe thấy tim thai của cả hai bé.
- Đột nhiên xuất hiện các cơn đau lưng dữ dội.
- Chuột rút cũng là tình trạng mẹ thường xuyên gặp phải trong các trường hợp thai đôi bị lưu một thai.
3. Thai lưu sẽ ảnh hưởng đến thai còn lại như thế nào?
3.1. Trường hợp lành tính
Nếu trường hợp thai đôi bị lưu một thai trong khoảng thời gian ba tháng đầu thai kỳ, mẹ không nên lo lắng quá nhiều. Khi nguyên nhân lưu một thai đến từ gene bất thường hoặc đột biến nhiễm sắc thể, bào thai còn lại vẫn sẽ phát triển khỏe mạnh và không gặp biến chứng. Việc mẹ cần làm lúc này là định kỳ đến bệnh viện (tốt nhất là 1 tuần/lần) để cùng bác sĩ siêu âm, theo dõi sức khỏe thai còn lại nhằm đảm bảo bé vẫn đang phát triển khỏe mạnh.
3.2. Tình trạng thai lưu gây hại
Nếu mẹ bị lưu một thai khi đang mang song thai ở thời điểm từ tháng thứ 3 thai kỳ trở đi, mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng của thai nhi còn lại. Biến chứng thai lưu ở thời điểm này bao gồm:
- Nhiễm trùng buồng tử cung.
- Rối loạn đông máu.
- Hiện tượng truyền máu song thai: xảy ra khi một bé nhận nhiều máu hơn bé còn lại từ bánh nhau. Bé nhận ít máu khiến cơ thể suy nhược, gây ra biến chứng lưu thai. Trong khi đó, bé nhận nhiều máu khiến cơ quan hô hấp làm việc quá sức, dẫn đến suy tim, suy thận, suy phổi,…
- Sinh non: bé có thể được sinh vào tuần thứ 37 của thai kỳ, thay vì tuần từ 38-40.
- Đa ối: hiện tượng tích tụ dư thừa nước ối ở mẹ.
- Phù thai: thai nhi có sự tích tụ chất lỏng bất thường ở các mô xung quanh tim, phổi, bụng,…
- Nguy cơ khác: bại não ở thai nhi còn lại, nhẹ cân, suy dinh dưỡng.
Với trường hợp thai đôi bị lưu một thai ở thời điểm từ tháng thứ 3 trở đi, mẹ cần đến ngay bệnh viện và cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra, các bác sĩ cũng sẽ có sự tư vấn và theo dõi điều trị, tránh trường hợp thai lưu làm ảnh hưởng đến thai nhi còn lại.
4. Cách xử trí cho mẹ bầu khi gặp trường hợp thai đôi bị lưu một thai
4.1. Thai nhi dưới 7 tuần
Khi mẹ mang thai đôi bị lưu một thai xảy ra ở thời điểm dưới 7 tuần, thai bị lưu tự tiêu biến mà không cần phải nhờ vào can thiệp bên ngoài. Nếu thai bị lưu ở thời điểm 7 tuần thai, bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ dùng thuốc tiêu biến thai hoặc hút thai.
Dùng thuốc tiêu biến thai hay hút thai là những phương pháp cần có sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ. Có một thai lưu khi mang song thai nhiều khả năng không ảnh hưởng đến thai nhi còn lại. Vì vậy, dùng thuốc hay hút thai lưu chỉ được tiến hành khi thật sự cần can thiệp để bảo vệ sức khỏe cho thai nhi còn lại.
Các trường hợp dùng thuốc hay hút thai lưu chỉ tiến hành khi cần thiết
Xem thêm:
Cấy sinh đôi theo ý muốn và những lưu ý mẹ không nên bỏ qua
200+ tên Hán Việt cực hay và hot đảm bảo may mắn, bình an!
Đặt tên con trai hợp tuổi bố mẹ năm 2022 mang lại nhiều may mắn, tài lộc
4.2. Thai nhi trên 8 tuần
Trường hợp thai đôi bị lưu một thai khi đã trên 8 tuần, mẹ cần đến bệnh viện để được thăm khám và tư vấn cách bảo vệ cho thai nhi còn lại. Khi thai nhi bị lưu có xu hướng gây ảnh hưởng đến thai nhi còn lại, có ba cách để đưa thai lưu ra ngoài: kích thích gây chuyển dạ, hút thai, mổ lấy thai.
Kích thích gây chuyển dạ: hầu hết các mẹ khi biết mình bị lưu thai đều mong được chuyển dạ và sinh sớm thai nhi còn lại. Sau 2 tuần thai lưu mà mẹ chưa thể chuyển dạ, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc hay sử dụng thủ thuật bấm ối để kích thích chuyển dạ. Bấm ối là thủ thuật chủ động dùng kim làm nước ối chảy ra ngoài, rút ngắn thời gian chuyển dạ. Thủ thuật này được sử dụng ở những mẹ mang thai đôi khác trứng, khi một thai đã lưu, thai còn lại không bị ảnh hưởng.
Nong cổ tử cung và hút thai: phương pháp này có nhược điểm là không thể hiện được nguyên nhân khiến thai bị lưu, do cổ tử cung bị nong ra, thai được hút ra ngoài nhờ dụng cụ. Sau khi thực hiện, mẹ phải theo dõi tình trạng chảy máu sau nạo và bị sót nhau thai. Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh để tránh viêm nhiễm.
Mổ lấy thai: trong trường hợp thai đôi bị lưu một thai khó lấy ra, mổ lấy thai là phương pháp được sử dụng. Ngoài ra, nếu thai nhi còn lại vẫn phát triển bình thường và sắp đến ngày sinh, bác sĩ sẽ cho sinh sớm tùy tình trạng sẵn sàng của thai nhi. Bằng cách này, bác sĩ vừa lấy ra thai lưu, vừa giúp mẹ sinh thai nhi còn lại.
5. Lưu ý trường hợp thai đôi bị lưu một thai
Trường hợp thai đôi bị lưu một thai vì bất kỳ lý do gì, mẹ không nên tự xử lý. Mẹ cần đến bệnh viện – nơi có đầy đủ máy móc và thiết bị chuyên dụng để được tư vấn và hỗ trợ phương án an toàn và kịp thời.
Để hạn chế tối đa rủi ro bị thai lưu, mẹ cần liên tục theo dõi sức khỏe của bản thân và bé bằng cách thường xuyên đi khám thai. Chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt trong thời gian thai kỳ là vô cùng quan trọng. Mẹ hãy khám phá ngay các bí quyết chăm sóc thai kỳ tại đây nhé!
Mẹ không nên sử dụng tùy tiện thuốc tự mua ngoài thị trường. Luôn luôn tuân theo đơn thuốc mà các bác sĩ đã chỉ định là cách tốt nhất để điều trị nếu xảy ra trường hợp thai đôi bị lưu một thai. Sử dụng sai thuốc hoặc không đúng cách, không đúng liều lượng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe mẹ và bé: sảy thai, thai bị dị tật, sinh non,…
Cuối cùng, khi mẹ có bất kỳ biến chứng nào xảy ra trong và sau quá trình điều trị thai lưu (chảy máu, đau bụng dữ dội, chóng mặt,…), mẹ cần được đưa đến bệnh viện để điều trị, tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc.
Trường hợp thai đôi bị lưu một thai là điều đáng tiếc không ai muốn xảy ra. Mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé. Hãy đến bệnh viện để được tư vấn các giải pháp an toàn, đảm bảo cho sức khỏe của thai nhi còn lại. Mẹ hãy để lại bình luận bên dưới nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần Góc Của Mẹ giải đáp nhé!
Nguồn tham khảo:
https://vn.theasianparent.com/thai-doi-1-luu-1-song
https://medlatec.vn/tin-tuc/thai-luu-la-gi-va-can-lam-gi-khi-bi-thai-luu-de-me-an-toan-s74-n19463
https://hongngochospital.vn/cach-phat-hien-som-thai-chet-luu/