Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Hẹp eo động mạch chủ được chẩn đoán, điều trị như thế nào?

Hẹp eo động mạch chủ là bệnh lí thường gặp trong nhóm bệnh tim bẩm sinh. Bệnh có thể kèm theo các dị tật bẩm sinh khác.

1. Coarctation of the Aorta là bệnh gì?

Hẹp eo động mạch chủ là bệnh tim bẩm sinh, xảy ra khi động mạch chủ bị hẹp bất thường. Chỗ hẹp thường nằm ở vị trí các mạch máu nhánh đến đầu và hai cánh tay.

Đây là một trong những bệnh tim thuộc nhóm bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng (Critical Congenital Heart Disease – CCHD). Vì nếu phần hẹp này không được chẩn đoán, bé có thể gặp vấn đề nghiêm trọng ngay sau khi sinh. Nếu không được chữa trị, hẹp eo động mạch chủ làm hạn chế dòng chảy của máu ra khỏi tim. Tim sẽ phải co bóp mạnh hơn để cơ thể đủ máu. Từ đó dễ dẫn đến huyết áp cao, nhồi máu cơ tim, suy tim hoặc đột quỵ.

Chăm lo cho sức khỏe của bé
Chăm lo cho sức khỏe của bé

Trong một nghiên cứu năm 2013, sử dụng dữ liệu từ Chương trình khuyết tật bẩm sinh Metropolitan Atlanta, CDC ước tính khoảng 4/10.000 trẻ sinh ra bị hẹp eo động mạch chủ.

2. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây hẹp eo động mạch chủ ở trẻ sơ sinh hầu như vẫn chưa được tìm ra. Một số bé bị dị tật tim do thay đổi gen hoặc nhiễm sắc thể. Những loại dị tật tim này cũng được cho là sự kết hợp của gen và các yếu tố khác. Như mẹ tiếp xúc trong môi trường độc hại, thực phẩm mẹ nạp vào cơ thể hoặc thuốc mẹ uống.

3. Chẩn đoán

Hẹp eo động mạch chủ thường được chẩn đoán sau khi em bé được sinh ra. Làm thế nào để chẩn đoán sớm khuyết tật này thường phụ thuộc vào các triệu chứng nhẹ hoặc nghiêm trọng. Sàng lọc sơ sinh bằng cách sử dụng phương pháp đo độ bão hoà oxy mạch đập trong vài ngày đầu đời có thể có hoặc không phát hiện được khuyết tật tim này.

Ở trẻ sơ sinh có tình trạng nghiêm trọng hơn, các dấu hiệu sớm thường bao gồm:

  • Da nhợt nhạt
  • Cáu gắt
  • Đổ mồ hôi nhiều
  • Khó thở

Phát hiện dị tật ở tim thường được thực hiện trong một số bài kiểm tra vật lý. Ở trẻ sơ sinh và người lớn tuổi, mạch sẽ yếu hơn đáng kể ở chân hoặc háng so với ở cánh tay hoặc cổ. Và tiếng tim đập có âm thanh bất thường gây ra bởi dòng máu bị gián đoạn có thể nghe thấy qua ống nghe của bác sĩ. Trẻ lớn hơn và người lớn mắc bệnh thường bị huyết áp cao.

Phát hiện dị tật khi siêu âm
Phát hiện dị tật khi siêu âm

Sau khi nghi ngờ, siêu âm tim là xét nghiệm được sử dụng phổ biến nhất để xác nhận chẩn đoán. Siêu âm tim có thể cho thấy các vấn đề ở cấu trúc của tim và dòng máu chảy qua nó, tim hoạt động tốt hay không. Phương pháp này sẽ hiển thị vị trí và mức độ nghiêm trọng của dị tật và xem liệu có bất kỳ khuyết tật tim nào khác không. Các xét nghiệm khác để đo chức năng của tim có thể được sử dụng bao gồm chụp X quang ngực, điện tâm đồ (EKG), chụp cộng hưởng từ (MRI) và đặt ống thông tim .

4. Phương pháp điều trị

Tất cả các trường hợp hẹp eo động mạch chủ đều cần phải được điều trị bằng phẫu thuật và dùng thuốc. Phương pháp sử dụng là phẫu thuật nong mạch. Bác sĩ dùng một thiết bị nhỏ như bong bóng được bơm vào để nới rộng phần mạch bị hẹp. Đôi khi, bác sĩ cũng có thể đặt một ống thông nhỏ dạng lưới (stent) vào chỗ hẹp để giúp mạch máu mở ra.

Sau khi phẫu thuật, trẻ bị hẹp eo động mạch chủ bị huyết áp cao được điều trị bằng thuốc. Quan trọng là trẻ em bị khuyết tật tim này phải được theo dõi thường xuyên.
Sau khi phẫu thuật, trẻ bị hẹp eo động mạch chủ bị huyết áp cao được điều trị bằng thuốc. Quan trọng là trẻ em bị khuyết tật tim này phải được theo dõi thường xuyên.

Sau khi phẫu thuật, trẻ bị hẹp eo động mạch chủ bị huyết áp cao được điều trị bằng thuốc. Quan trọng là trẻ em bị khuyết tật tim này phải được theo dõi thường xuyên.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Hẹp eo động mạch chủ được chẩn đoán, điều trị như thế nào?”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Bà bầu ăn na được không? 4 Lợi ích và 3 lưu ý
Bà bầu ăn na được không? 4 Lợi ích và 3 lưu ý
Quả na là loại quả nhiệt đới phổ biến, được nhiều người yêu thích, liệu có phù hợp cho bà bầu sử dụng? Ở bài biết này, hãy cùng Góc của mẹ giải đáp bà bầu ăn na được không ngay dưới đây. 1. Bầu ăn na được không? Bà bầu ăn na được không? […]
Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì? Thực đơn mẹ khỏe, bé an toàn
Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì? Thực đơn mẹ khỏe, bé an toàn
Mang thai là một quá trình diệu kỳ, mang lại nhiều niềm vui nhưng cũng không tránh khỏi một số rắc rối sức khỏe, trong đó có tình trạng tiêu chảy. Tiêu chảy ở bà bầu gây mất nước, mất chất điện giải, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát […]
Bà bầu ăn ốc được không? 3 lưu ý quan trọng
Bà bầu ăn ốc được không? 3 lưu ý quan trọng
Bầu ăn ốc được không? hay bầu 3 tháng đầu ăn ốc được không là băn khoăn của nhiều mẹ bầu trong thời kỳ mang thai. Hiểu được trăn trở này, Góc của mẹ hôm nay sẽ giải đáp bầu ăn ốc có sao không, các loại ốc bà bầu nên ăn, các loại ốc bà […]
[Giải đáp] Bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?
[Giải đáp] Bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?
Khi mang thai, sức khỏe của cả mẹ và bé là ưu tiên hàng đầu. Đối với bà bầu bị tiểu đường thai kỳ, việc lựa chọn một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng là rất quan trọng. Bởi, việc này giúp kiểm soát lượng đường huyết của mẹ và đảm bảo […]
Bầu 3 tháng đầu ăn me được không? 5 lợi ích bất ngờ từ quả me
Bầu 3 tháng đầu ăn me được không? 5 lợi ích bất ngờ từ quả me
Các mẹ bầu thường truyền tai nhau ăn me để giảm triệu chứng ốm nghén. Thực hư điều này như thế nào, liệu bầu 3 tháng đầu ăn me được không? Cùng Góc của mẹ khám phá những lợi ích của quả me và cách để sử dụng me hiệu quả trong bài viết dưới […]
Bầu thiếu canxi nên ăn gì? Thực đơn “vàng” cho mẹ bầu
Bầu thiếu canxi nên ăn gì? Thực đơn “vàng” cho mẹ bầu
Nhu cầu canxi của bà bầu tăng gấp đôi so với bình thường để đáp ứng nhu cầu hình thành xương và răng cho thai nhi, cũng như duy trì sức khỏe hệ xương và răng của mẹ. Vì vậy, “bà bầu thiếu canxi nên ăn gì?” là thắc mắc được nhiều mẹ rất quan […]
Giỏ hàng 0