Ở tuần thai thứ 2, cơ thể mẹ đang chuẩn bị mọi thứ cho quá trình thụ tinh diễn ra hoàn hảo. Để tối đa hóa cơ hội tạo ra một cuộc sống mới, bây giờ là lúc mẹ cần chú ý đến các tín hiệu sinh sản tinh tế của cơ thể và dành thời gian chăm sóc sức khỏe bản thân nhất có thể nhé.
Mục lục
1. Sự phát triển thai nhi tuần thai thứ 2
Tuần thai thứ 2 thuộc tam cá nguyệt đầu tiên và mẹ còn 38 tuần tiếp theo trong quá trình mang thai.
Tuần thai thứ 2 là thời điểm quan trọng cho sự kiện mang thai. Cơ thể mẹ đang chuẩn bị sẵn sàng cho sự kiện thụ tinh. Trứng trong buồng trứng đã trưởng thành và sẵn sàng đến thời điểm rụng rứng.
Lúc này, niêm mạc tử cung vẫn đang phát triển và ngày càng dày hơn để tạo tổ ấm áp cho việc nuôi dưỡng một cuộc sống mới. Khi quá trình rụng trứng diễn ra, buồng trứng giải phóng trứng vào ống dẫn trứng.
Một quả trứng có thể tồn tại trong 12 đến 24 giờ sau khi rụng. Tinh trùng có thể sống tới năm ngày trong chất nhầy cổ tử cung nhiều dưỡng chất. Nên mẹ có thể chọn thời điểm thân mật với bạn đời hàng ngày hoặc một/ hai ngày trước rụng trứng. Điều này giúp tinh trùng vào vị trí sẵn sàng và chờ gặp trứng.
Trong số hàng triệu tinh trùng bắt đầu cuộc hành trình đến trứng, chỉ một phần nhỏ khỏe mạnh và nhanh nhất sẽ đến được ống dẫn trứng. Khi tinh trùng và trứng kết hợp với nhau, nó gọi là thụ tinh.
2. Dấu hiệu nhận biết mẹ đang ở tuần thai thứ 2
Sức khỏe của mẹ không có gì quá nổi bật ở tuần này. Các dấu hiệu mang thai tuần thứ 2 có liên quan đến thai kỳ nhưng chúng có thể là dấu hiệu rụng trứng. Để ý các dấu hiệu:
2.1. Thay đổi cổ tử cung
Khi đến gần ngày rụng trứng, cổ tử cung sẽ cao, mềm và hơi mở. Trước khi mẹ rụng trứng, nồng độ estrogen tăng, làm tan chất nhầy cổ tử cung. Chúng từ đặc, dính bắt đầu lỏng ra. Nó trở nên trong như gel, lỏng như lòng trắng trứng sống.
Chất nhầy cổ tử cung như lòng trắng trứng giúp tinh trùng sống sót và bơi đến trứng tốt hơn. Đây là dấu hiệu đặc trưng cho thấy sự rụng trứng sắp diễn ra.
2.2. Tăng ham muốn tình dục
Sự thay đổi nội tiết tố dẫn đến rụng trứng có thể thúc đẩy ham muốn tình dục ở thời gian dễ thụ thai nhất trong chu kỳ. Nếu mẹ cảm thấy đam mê hơn một chút so với bình thường, có lẽ đang đến ngày rụng trứng.
2.3. Đau bụng nhẹ ở tuần thai thứ 2
Mẹ sẽ có một cơn đau âm ỉ hoặc đột ngột, đau nhói ở một bên bụng dưới ở giữa chu kỳ kinh nguyệt. Nó thường không kéo dài và liên quan đến rụng trứng.
Vấn đề là, không phải tất cả phụ nữ đều trải qua cơn đau khi rụng trứng và không thường gặp mỗi tháng. Thêm vào đó, các nguyên nhân khác có thể gây đau bụng như đầy hơi, đau dạ dày khó phân biệt. Vì vậy, chỉ nên xem nó là dấu hiệu cân nhắc.
2.4. Ra máu báo thai
Sau vài ngày quan hệ, mẹ thấy ra máu màu nâu đậm, ngắn ngày. Đây là máu báo thai đã vào tổ, không phải đến kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu mẹ thấy ra máu kèm theo chất nhầy xanh, hôi thì nên đi khám bác sĩ.
3. Mẹ bầu nên làm gì khi mang thai 2 tuần?
Hãy chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần mẹ trong tuần thai thứ 2 cẩn thận.
3.1. Chăm sóc bản thân
Ăn uống tốt, tập thể dục thường xuyên và ngủ đủ giấc sẽ giúp mẹ thấy thoải mái. Giúp mẹ duy trì cân nặng khỏe mạnh và tăng cân thai kỳ trong tương lai.
3.2. Uống vitamin
Bắt đầu hoặc tiếp tục dùng axit folic, vitamin để có được tất cả các chất dinh dưỡng mẹ cần. Giúp giữ sức khỏe khi mang thai và ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe cho hai mẹ con.
3.3. Cố gắng giảm căng thẳng
Những căng thẳng hàng ngày hiếm khi gây ra vấn đề sinh sản hoặc ảnh hưởng đến thai kỳ. Nhưng áp lực cố gắng thụ thai có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản. Đặc biệt, nếu đó là sự cố gắng đã một vài tháng chưa thành công. Chúng có thể làm giảm ham muốn tình dục, dẫn đến khó ngủ.
Mẹ cố gắng kiểm soát căng thẳng bằng cách thư giãn, thiền, đi dạo hoặc dành thời gian với bạn bè. Nếu thấy quá căng thẳng, có thể nói chuyện với bác sĩ tâm lý.
3.4. Kết nối với đối tác ở tuần thai thứ 2
Cố gắng giữ cho tình dục là một trải nghiệm thú vị giữa hai người. Đôi khi quá nhiều tập trung đặt vào mục tiêu thụ thai khiến nó giống một công việc phải hoàn thành hơn.
Nhiều cặp vợ chồng sử dụng chất bôi trơn trong giao hợp tăng sự thoải mái và khoái cảm. Bố mẹ có thể cân nhắc sử dụng tăng khả năng thụ thai.
3.5. Xét nghiệm rụng trứng
Một ngày trước khi rụng trứng, hormone luteinizing (LH) sẽ tăng lên trong cơ thể. Dự đoán rụng trứng phát hiện sự tăng vọt của LH sẽ giúp mẹ chủ động hơn, tối đa hóa cơ hội mang thai của mẹ.
4. Mang thai tuần thứ 2 nên ăn gì?
Ở tuần thai thứ 2, ngoài việc tiếp tục bổ sung axit folic và vitamin, mẹ nên ăn nhiều thực phẩm dinh dưỡng giàu vitamin B6. Chúng sẽ giúp giảm các cơn buồn nôn, ốm nghén trong ba tháng đầu.
Mẹ cũng nên ăn nhiều trái cây, các loại đậu, hạt giàu chất xơ và các chất giúp phát triển thần kinh của thai nhi và tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ.
Mẹ chủ động bổ sung các thực phẩm giàu sắt và canxi như thịt, sữa, phô mai,…Lưu ý là các loại thực phẩm chín, không dùng thực phẩm tái, sống, hay đang lên men dở tránh nhiễm khuẩn, gây hại cho hai mẹ con sau này.
5. Mang thai 2 tuần tuổi có siêu âm được không?
Ở tuần thứ 2 của thai kỳ là giai đoạn rụng trứng và chưa có gì chắc chắn mẹ đã thụ tinh thành công. Dù thụ tinh đã diễn ra thì trứng vẫn đang ở ống dẫn trứng và di chuyển dần đến tử cung làm tổ. Nếu siêu âm ở thời điểm này kết quả sẽ không chính xác. Kể cả mẹ có tiến hành siêu âm đầu dò cũng sẽ không có kết luận chắc chắn.
Mẹ nên bình tĩnh, chờ sau 7-10 ngày quan hệ dùng que thử thai. Nếu hiện hai vạch hãy đến bệnh viện khám để yên tâm nhất. Thông thường, thai 7-10 tuần là thời điểm siêu âm cho kết quả rõ ràng nhất.
Nếu chu kỳ thông thường 28 ngày hoặc ngắn hơn, mẹ có khả năng rụng trứng vào cuối tuần. Nếu chu kỳ của mẹ có xu hướng dài hơn, có thể rụng trứng muộn hơn một chút. Hiểu rõ Tuần thai thứ 2 và sự phát triển thai của nhi để mẹ có những chuẩn bị tốt nhất cho việc thụ thai trong kỳ tam cá nguyệt đầu tiên nhé.
Nguồn tham khảo trong bài:
https://www.whattoexpect.com/pregnancy/week-by-week/weeks-1-and-2.aspx