Có lẽ, chúng ta đều ý thức được sự cần thiết phải đến bác sĩ kiểm tra sau khi biết mình mang thai. Nhưng liệu bạn có biết, trước khi cố gắng mang thai cũng nên đến bác sĩ để kiểm tra? Đây không phải lúc nào cũng là bắt buộc. Nhưng ngày nay nhiều trường hợp các cặp vợ chồng cảm thấy khó khăn trong việc thụ thai và mang thai. Chính vì thế, kiểm tra khả năng sinh sản là điều nên làm để có sự điều chỉnh kịp thời. Từ đó giúp cho quá trình mang thai thuận lợi hơn. Bài viết sẽ cung cấp tất cả mọi thông tin cần thiết cho bố mẹ trước khi quyết định kiểm tra khả năng sinh sản.
Mục lục
1. Kiểm tra khả năng sinh sản là gì?
Kiểm tra khả năng sinh sản trước khi mang thai không chỉ là khoa học mà còn đảm bảo hạnh phúc trong tương lai. Tùy thuộc vào trạng thái của mỗi người để quyết định đến sự cấp thiết cần phải kiểm tra khả năng sinh sản. Một số dấu hiệu cần chú ý như sau:
- Phụ nữ từ 30 tuổi trở lên mà chưa có con hoặc mong muốn có con
- Phụ nữ dưới 30 tuổi nhưng có mẹ trải qua thời kỳ mãn kinh trước 38 tuổi
- Có tiền sử gia đình mắc hội chứng có nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
- Nghiện thuốc lá nặng hoặc có cân nặng quá mức bình thường
- Cố gắng thụ thai nhưng không thành công (trong khoảng 1 năm)
Tuy nhiên, nếu bạn lo lắng vì bất kỳ lý do gì, hãy nhờ sự trợ giúp của bác sĩ. Kiểm tra khả năng sinh sản sẽ không có gì đau đớn cả. Bác sĩ phân tích tình trạng khả năng sinh sản và giúp bạn điều chỉnh kế hoạch cho lần mang thai sắp tới.
2. 3 điều cần biết trước khi quyết định kiểm tra khả năng sinh sản
2.1. Có nhiều loại xét nghiệm khả năng sinh sản khác nhau
Khi một người phụ nữ băn khoăn về khả năng sinh sản của mình, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu đầu tiên để xác định mức độ anti-Mullerian hormone (AMH). Hormone này được giải phóng bởi trứng của người phụ nữ. Các mức này giảm xuống khi số lượng trứng giảm theo tuổi tác. Xét nghiệm AMH cho biết số lượng trứng còn lại của người phụ nữ
Xét nghiệm máu cho khả năng sinh sản cũng có thể đo mức độ hormone kích thích nang trứng (FSH). Con số này sẽ tăng lên khi số lượng buồng trứng giảm. Vì vậy, đây có thể là dấu hiệu xác định hiện trạng “dự trữ buồng trứng” của phụ nữ.
Đối với các cặp vợ chồng đã cố gắng mang thai nhưng không thành công, các bác sĩ cũng có thể đề nghị thực hiện thêm các xét nghiệm khác. Ví dụ như xét nghiệm máu và nước tiểu, chụp cắt lớp tử cung, chụp X quang tử cung và ống dẫn trứng. Tất cả để kiểm tra xem có bất kỳ dấu hiệu bất thường hay tắc nghẽn nào không. Đàn ông có thể được yêu cầu xét nghiệm tinh dịch để kiểm tra số lượng và chất lượng tinh dịch của họ.
2.2. Các yếu tố thuộc về lối sống cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Ngay cả khi các xét nghiệm cho kết quả bình thường, vẫn có những yếu tố khác cản trở việc thụ thai và mang thai khỏe mạnh. Ví dụ, chỉ số cơ thể (BMI) là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cả phụ nữ và đàn ông. Các nghiên cứu cho thấy cặp vợ chồng đều béo phì sẽ mất nhiều thời gian thụ thai hơn những cặp vợ chồng có cơ thể cân đối.
Một số yếu tố thuộc về lối sống khác có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Có thể kể đến như căng thẳng, hút thuốc lá, chế độ ăn uống, các hoạt động thể chất. Tập thể dục điều độ làm tăng khả năng sinh sản. Tuy nhiên tập quá sức có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ khiến họ khó mang thai hơn. Lịch trình làm việc cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Xem thêm: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
2.3. Kết quả xét nghiệm tốt không có nghĩa là có thể yên tâm để thụ thai
Phụ nữ có mức AMH bình thường có thể tự tin và trì hoãn việc mang thai hay không? Một số cặp vợ chồng vẫn gặp khó khăn trong việc thụ thai mặc dù có chỉ số xét nghiệm AMH ở mức bình thường. Tuổi tác vẫn là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng mang thai của phụ nữ.
2.4. Kết quả xét nghiệm xấu không có nghĩa là không thể có con
Ngược lại, nhiều người nghĩ rằng mức AMH xấu thì sẽ không thể có con. Điều đó hoàn toàn không đúng. Tuy nhiên vẫn nên xét nghiệm để biết được vấn đề kịp thời. Bác sĩ sẽ tư vấn lộ trình cụ thể có thể gia tăng khả năng sinh sản. Bởi yếu tố quan trọng nhất vẫn là độ tuổi. Phụ nữ càng trẻ sẽ càng có nhiều cơ hội mang thai mà không gặp phải khó khăn gì.
3. Kiểm tra khả năng sinh sản nữ
Sau đây sẽ là một số thông tin cung cấp cái nhìn đầy đủ nhất về quá trình kiểm tra khả năng sinh sản ở phụ nữ.
3.1. Xét nghiệm nội tiết tố (hormones)
Khi xét nghiệm hormones, các chuyên gia về lĩnh vực này sẽ xét nghiệm một số chỉ số sau:
- Estradiol
- Hormone kích thích nang trứng (FSH)
- Hormone tuyến giáp T3
- Hormone tuyến giáp T4
- Progesterone
- Hormone Prolactin
- Hormone Luteinizing (LH)
- Testosterone
- Hormone DHEA
- Tiền tiểu đường
- 17 Hydroxyprogesterone
- SHBG
- Androstenedione
Những xét nghiệm này cần phải được thực hiện trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ để bác sĩ có thể đánh giá được mức độ FSH và LH cơ bản. Nồng độ FSH và LH cao có thể ảnh hưởng đến chất lượng trứng. Ngoài ra, nó cũng chỉ ra các vấn đề về buồng trứng nếu có. Phụ nữ có nồng độ thấp có thể bị rối loạn tuyến yên hoặc vùng dưới đồi. Khả năng sinh sản khi đó bị ảnh hưởng không nhỏ.
3.2. Siêu âm
Tiến hành siêu âm thường để xác định các vấn đề sau:
- Tình trạng và kích thước của buồng trứng
- Theo dõi sự rụng trứng. Kiểm tra sự phát triển của nang trứng trong buồng trứng
- Tình trạng của lớp lót bên trong tử cung và và kiểm tra cấu trúc của chúng có vấn đề gì không
- Những vấn đề bất thường trong các cơ quan. Ví dụ như u xơ tử cung hoặc u nang buồng trứng
Xem thêm: 6 điều có thể bạn chưa biết về khả năng sinh sản ở phụ nữ
4. Kiểm tra khả năng sinh sản nam
Các xét nghiệm sinh sản nam bao gồm:
4.1. Phân tích tinh dịch
Đây là một trong những xét nghiệm đầu tiên cần được thực hiện. Phân tích tinh dịch bao gồm việc đánh giá lượng tinh dịch được sản xuất trong một mẫu và chất lượng tổng thể của tinh trùng. Các vấn đề có thể được tìm thấy trong xét nghiệm này liên quan đến các khía cạnh sau. Số lượng tinh trùng, hình dạng tinh trùng, khả năng di chuyển của tinh trùng, lượng tinh dịch, nồng độ pH của tinh dịch, số lượng bạch cầu trong tinh dịch và nồng độ fructose của tinh dịch. Vấn đề về tinh dịch là vấn đề ảnh hưởng chủ yếu đến khả năng sinh sản của các cặp vợ chồng.
4.2. Xét nghiệm sau giao hợp
Đây là xét nghiệm nhằm đánh giá gián tiếp sự xuất hiện của kháng thể kháng tinh trùng trong dịch sinh dục của người phụ nữ. Có những trường hợp khi xét nghiệm tinh dịch và xét nghiệm hormone không đưa ra được kết luận. Xét nghiệm sau giao hợp được thực hiện để đưa ra câu trả lời về khả năng sinh sản ở cả nam và nữ.
Thời điểm xét nghiệm sau giao hợp khá đặc biệt. Xét nghiệm này chỉ được thực hiện khi phụ nữ đang có kinh nguyệt, khoảng 1 – 2 ngày trước rụng trứng. Đó là lúc chất nhầy cổ tử cung của phụ nữ đủ mỏng để tinh trùng di chuyển qua đó.
4.3. Xét nghiệm hormones
Khi xét nghiệm hormones đàn ông, các chuyên gia về lĩnh vực này sẽ xét nghiệm một số chỉ số sau:
- Testosterone
- Hormone kích thích nang noãn (FSH)
- Hormon kích thích hoàng thể – LH (Luteinizing Hormone)
- Progesterone
- Estradiol
- Prolactin
Chỉ số FSH và LH có thể chỉ ra các vấn đề về tinh hoàn.
4.4. Siêu âm
Tiến hành siêu âm thường để xác định các vấn đề sau:
- Các vấn đề trong tuyến tiền liệt
- Vấn đề xuất tinh hoặc cương dương
- Tắc nghẽn ống dẫn tinh
- Vấn đề xung quanh bìu
- Khả năng di chuyển và lưu trữ tinh trùng
Xem thêm: 6 tips nâng cao khả năng sinh sản nam giới
Có nên kiểm tra khả năng sinh sản trước khi thụ thai hay không phụ thuộc vào tuổi tác và tình trạng sức khỏe mỗi người. Tuy nhiên, sẽ sáng suốt hơn nếu bạn tiến hành kiểm tra sớm và đảm bảo mọi thứ đều thuận lợi. Như vậy sẽ không có bất kỳ lo ngại nào trong tương lai.