Trong cuốn sách Tiếng nói của trái tim, có 8 cảm xúc bắt nguồn từ tất cả những cảm xúc khác. Tổn thương, cô đơn, buồn bã, tức giận, sợ hãi, xấu hổ, tội lỗi và vui mừng. Hầu hết 8 cảm xúc đều có vẻ tiêu cực, nhưng giống như hầu hết mọi thứ, mỗi thứ đều có hai mặt và ngay cả những cảm xúc như tức giận, sợ hãi và tội lỗi cũng có thể trở thành một món quà.
Cảm xúc giúp môi người có một cuộc sống trọn vẹn hơn khi chúng ta thể hiện chúng một cách trung thực, đặc biệt khi mẹ và con cùng hiểu chúng tác động như thế nào đến cuộc sống hàng ngày. Đâu chỉ người lớn mới học được về cảm xúc, mẹ hoàn toàn dạy bé từ những bài học đầu tiên. Mẹ đồng hành, hướng dẫn bé từ bây giờ để bé lớn thông minh, ngoan ngoãn. Dạy bé 5 bài học đầu tiên về cảm xúc dưới đây mẹ nhé!
Mục lục
1. Cảm xúc là quà tặng
Cảm xúc là món quà bẩm sinh vì chúng cho phép con giao tiếp. Chúng cũng giúp con khám phá và xây dựng dựa trên những gì con đam mê. Nếu con thực sự hào hứng với một nhiệm vụ được giao, thì cảm giác vui mừng đó chính là cánh cửa mở ra những điều quan trọng đối với con, đó là niềm vui và đam mê của con. Cho con thử mọi điều điều, cho con trải nghiệm đầy đủ những cung bậc cảm xúc của con để dần tự khám phá và hoàn thiện bản thân mỗi ngày.
2. Cảm xúc thúc đẩy hành động mỗi người
Dễ dàng nhận thấy trong số 8 cảm xúc, những cảm xúc như tức giận, tội lỗi, xấu hổ và sợ hãi là tiêu cực. Tuy nhiên, những cảm xúc này thúc đẩy chúng ta hành động. Ví dụ, sự tức giận có thể dẫn chúng ta đến hành động mà không kịp suy nghĩ, cảm giác tội lỗi và xấu hổ dẫn đến hành động tìm kiếm sự giúp đỡ và thay đổi trong bản thân. Nỗi sợ hãi giúp con đề phòng, tránh những rủi ro không cần thiết.
3. Cảm xúc là sự bày tỏ
Đau đớn, cô đơn và buồn bã sẽ tốt hơn cho con khi con thực sự truyền đạt chúng cho những người đã khiến con cảm thấy điều đó. Bởi vì chỉ khi đó con mới có thể bắt đầu tha thứ và chữa lành vết thương của mình. Tổn thương mang lại dũng khí, gọi tên vết thương của con và cho phép chữa lành sẽ tốt hơn là giữ kín và mãi mãi ở đó. Sự cô đơn lại thúc đẩy con tìm kiếm sự thân mật trong các mối quan hệ với chính bản thân hay với người khác. Nỗi buồn khiến con học cách chấp nhận, quý trọng và tôn vinh những gì con đã mất. Khuyến khích con chia sẻ với mẹ cảm xúc của con về các sự vật sự việc hàng ngày, con tập thói quen xây dựng các mối quan hệ dựa trên sự cởi mở và trung thực.
4. Cảm xúc cần có sự cảm nhận
Cảm xúc có thể được kiểm soát, nhưng có sự khác biệt giữa kiểm soát và kìm nén. Kìm nén cảm xúc có thể dẫn đến các vấn đề tức giận, thờ ơ, trầm cảm, oán giận, tự thương hại và lo lắng. Để con có được một cuộc sống trọn vẹn, mẹ nên dạy con biết chấp nhận mọi thứ với đầy đủ những cảm xúc được kiểm soát nhưng không bị kìm nén. Con có thể tức giận, sợ hãi và buồn bã, nhưng cũng sẽ luôn cảm nhận được sự vui mừng, hạnh phúc thực sự.
5. Cảm xúc là sự thấu hiểu
Hiểu được cảm xúc không thay đổi cách chúng ta cảm nhận, nhưng nó mang lại cho trái tim những giải pháp. Khi con hiểu tại sao con sợ hãi, mẹ có thể giúp con đối mặt với điều khiến con sợ, giúp con vượt qua chúng. Hiểu được điều gì khiến con cảm thấy tội lỗi hoặc xấu hổ sẽ cho mẹ cơ hội hướng dẫn con cách yêu cầu sự tha thứ, và hành xử đúng đắn hơn. Hiểu được lý do tại sao con cảm thấy bị tổn thương, mẹ dạy con cách tha thứ để hàn gắn những mối quan hệ xung quanh con. Và hiểu điều gì thực sự khiến con vui mừng sẽ giúp con trải nghiệm cuộc sống trọn vẹn hơn.
Mẹ đang dạy con điều gì về cảm xúc? Hãy thử hỏi con cảm thấy khó chịu nhất với những cảm xúc nào sau đây: tổn thương, cô đơn, buồn bã, tức giận, sợ hãi, xấu hổ, tội lỗi hay vui mừng? Để hiểu con hơn cũng như đồng hành cùng con theo cách phù hợp nhất mẹ nhé!