Ngày môi trường thế giới ngày càng được quan tâm. Bởi những hậu quả của ô nhiễm môi trường đang gây ra. Điển hình như trái đất ấm lên, thiên tai diễn biến thất thường khó đoán và có sức ảnh hưởng lớn…
Chính vì thế, các hoạt động nhằm bảo vệ môi trường cần phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và đồng bộ trên toàn thế giới. Vậy mẹ bỉm sữa nên làm gì để góp sức bảo vệ môi trường?
Mục lục
1. Ngày môi trường thế giới là ngày gì?
Ngày môi trường thế giới là ngày bảo vệ môi trường. Có tên tiếng Anh là World Environment Day. Đây là ngày mà toàn thể người dân trên thế giới cùng tham gia vào các hoạt động khác nhau do UNEP (Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc) tổ chức. Nhằm bảo vệ và chăm sóc cho môi trường Trái đất.
Ngày 5 tháng 6 năm 1972 được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bình chọn và quyết định giao cho chương trình Môi trường (UNEP) đứng ra tổ chức kỷ niệm. Và đến nay đã có hơn 150 quốc gia, vùng lãnh thổ hưởng ứng. Và tham gia vào ngày hội kỷ niệm này.
Vào ngày 5 tháng 6 sẽ có một số hoạt động được khuyến khích tham gia, Như diễu hành bằng xe đạp, tổ chức các cuộc thi vẽ – viết về bảo vệ môi trường, trồng cây xanh, tái chế rác thải sinh hoạt…Bên cạnh đó, mọi người sẽ nhận được thông điệp của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc gồm định hướng các vấn đề về môi trường, bảo vệ môi trường trên quy mô toàn thế giới.
Ngày môi trường thế giới ra đời nhằm mục đích khơi nguồn tư tưởng và hướng toàn thế giới đến tầm quan trọng của môi trường. Cũng như khuyến khích hoạt động tích lợi để bảo vệ môi trường.
Việt Nam bắt đầu hưởng ứng ngày môi trường thế giới vào năm 1982. Từ đó đến nay, ngày này trở thành một ngày quan trọng và ý nghĩa lớn đối với toàn dân tộc ta trong cuộc chiến đấu chống lại ô nhiễm môi trường.
2. Mẹ bỉm sữa nên làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?
Ngày môi trường thế giới ngày càng được quan tâm. Sự biến đổi mạnh mẽ của môi trường đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến đời sống, kinh tế và văn hóa của mỗi quốc gia. Muốn được sống trong môi trường lành mạnh thì việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cần hình thành từ sớm. Dạy bé bảo vệ môi trường là một điều vô cùng tốt từ khi bé còn nhỏ. Và dưới đây là một số gợi ý mà mẹ có thể làm để giúp các con có ý thức bảo vệ môi trường ngay từ khi còn nhỏ :
2.1. Dạy con những khái niệm cơ bản về ngày môi trường thế giới
Giúp trẻ phân biệt được những khái niệm cơn bả. Như: Môi trường sạch; Môi trường bẩn; Vì sao không khí bị ô nhiễm?; Ô nhiễm môi trường sẽ gây ra những tác hại như thế nào?; Tại sao cần bảo vệ và trồng cây xanh?; …
Khuyến khích các bé tìm hiểu thông tin bằng cách cùng cha mẹ tìm hiểu về chủ đề bé thích. Các bé được học hỏi, khám phá theo cách này sẽ rất hào hứng và ghi nhớ lâu hơn. Thậm chí có bé còn có nhiều ý tưởng rất để cho ngày môi trường thế giới đó.
2.2. Cùng con thực hiện các hoạt động thiết thực cho ngày môi trường thế giới
Hướng dẫn con hình thành các thói quen. Như lau dọn bàn ghế, sắp xếp đồ chơi, đồ dùng gọn gàng, tự gấp chăn sau khi ngủ dậy, xếp đặt ngăn tủ của mình ngăn nắp. Tuyệt đối không được vứt rác bừa bãi hay để bàn học bừa bộn.
Cuối tuần hãy cho bé cùng dọn dẹp tổng vệ sinh cùng cha mẹ. Các bé sẽ đi xung quanh nhà, sân vườn thu dọn rác, lau dọn kệ đồ chơi, sắp xếp lại đồ dùng,..
Vào ngày môi trường thế giới, con cũng có thể cùng cha mẹ trồng một chậu cây nhỏ. Rồi tự chăm sóc. Việc trồng cây tạo ra môi trường xanh sạch đẹp và việc cần thiết bảo vệ cây cối xung quanh.
2.3. Cùng con tái chế nhân ngày ngày môi trường thế giới
Cha mẹ sẽ tìm các mẫu đồ chơi, đồ dùng được làm từ vật liệu tái chế trên mạng internet, sách báo. Sau đó cùng các con thực hiện làm vào ngày môi trường thế giới. Đồ tái chế có thể sử dụng nguyên liệu như vỏ lon bia, vỏ trứng, giấy báo, lõi giấy vệ sinh, bìa cứng, ống hút,…
Có những bé rất nhanh nhạy, có thể tạo ra những sản phẩm khá đẹp. Hoạt động này không chỉ giúp con hiểu được tầm quan trọng của việc giảm thiểu nhựa. Mà còn kích thích sự sáng tạo của con.
2.4. Sử dụng điện, nước đúng cách và tiết kiệm
Hãy cho con biết giá của một số điện. Và khi con sử dụng hoang phí như không tắt bóng đèn không sử dụng đến trong vòng một giờ con sẽ làm lãng phí bao nhiêu tiền của gia đình. Nhân lên một tháng con số này quả không nhỏ với trẻ.
Cần cho con biết điện năng được sản xuất chủ yếu từ than đá, dầu mỏ và gas…. Đây là năng lượng quý giá của hành tinh và đang dần cạn kiệt. Cứ 1 Kwh điện được phát ra tương đương với 0.7 – 1kg khi CO2 thải ra môi trường. Đây là nguyên nhân chính gây lên hiện tượng nóng dần lên của trái đất.
Hiện tương nóng dần lên gây ra các biển đổi khí hậu khi hạn hán, mất mùa, bão, lũ lụt và sóng thần…Cha mẹ có thể lấy dẫn chứng về các hình ảnh của các thiên tai để giúp con hình dung rõ hơn sự nguy hại của việc tàn phá môi trường.
2.5. Yêu động vật
Ngay từ khi còn bé, các bậc cha mẹ nên dạy trẻ nhận biết các loài động vật thông qua các cuốn truyện tranh, hình vẽ, phim hoạt hình… Cha mẹ cũng nên giải thích cho trẻ hiểu thế nào là vật nuôi trong nhà, động vật hoang dã… để trẻ có thể phân biệt được chúng. Vào dịp cuối tuần, hãy đưa trẻ đến sở thú để chúng có thể tận mắt thấy các con vật. Điều này có thể khiến trẻ thích thú hơn khi chỉ được biết trên tranh ảnh. Hãy dạy con mình về các loài động vật và cho con bạn biết động vật cũng có nhiều quyền như con người. Yêu thương động vật cũng chính là bảo vệ môi trường sinh thái.
2.6. Là tấm gương thực hiện những gì đã dạy con trong bảo vệ môi trường
Bài học giá trị nhất mà một đứa trẻ nhận được có lẽ là có người cha người mẹ là tấm gương sáng trong bảo vệ môi trường. Mỗi hành động của cha mẹ đã là khuôn mẫu để cho con học tập. Mỗi chúng ta cần ý thức việc bảo vệ môi trường. Từ đó mới mong tác động và lan tỏa đến thế hệ sau. Bằng một số hành động thiết thực: Mang bình uống nước thay vì dùng chai nước đóng chai sẵn; Đi chợ hay siêu thị mang túi để hạn chế dùng nilong một lần … Khi những hành động có ý nghĩa đó được lặp đi lặp lại sẽ hình thành thói quen tốt và các con cũng nhìn theo để học tập.
Xem thêm:
10 cách nuôi dạy con trở thành đứa trẻ hạnh phúc
Chắc chắn 7 ý tưởng này sẽ khiến ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 ý nghĩa và đáng nhớ hơn
Những hành động tuy nhỏ thôi. Nhưng nằm trong khả năng của mỗi gia đình để góp phần bảo vệ môi trường sống cho những thế hệ tương lai.