Trong quá trình chăm sóc trẻ lớn khôn, có vô vàn điều khiến mẹ phải đau đầu. Đặc biệt là vấn để trẻ bị hăm ở vùng kín, vấn đề mà bất cứ người mẹ nào cũng quan tâm. Qua bài bài viết này sẽ giúp mẹ tìm ra lý do, cũng như giải pháp để chăm sóc bé tốt hơn nhé!
Mục lục
1. Một số nguyên nhân khiến trẻ bị hăm ở vùng kín
Mẹ phát hiện bé bị hăm ở vùng kín nhưng không tìm ra lý do và đau đầu với vấn đề này. Những nguyên nhân sau đây có thể giúp cho mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng hăm vùng kín này:
1.1. Nguyên nhân chính
- Nguyên nhân đầu tiên có thể do bé bị dị ứng với những chất liệu có trong tã quần. Thêm vào đó có thể là do giấy ướt dùng để lau chùi cho bé không an toàn. Có chứa các chất hóa học như tạo mùi thơm, làm sạch,..
- Khi bé đi vệ sinh, mẹ không lau chùi sạch sẽ có thể khiến trẻ bị hăm ở vùng kín. Thường xuyên tiếp xúc với những enzyme có trong nước tiểu hoặc phân. Những vi khuẩn đó sau khi bé đi đại tiểu tiện có thể bám vào vùng kín của bé. Nếu mẹ chùi không kĩ hoặc rửa không sạch có thể gây cho bé bị đau rát, ngứa ngáy chỗ kín.
- Bột giặt trong áo quần hoặc chất làm mềm vải có những nguyên liệu gây kích ứng cho bé. Xà phòng và nước hoa cũng có thể gây dị ứng cho da bé.
- Mẹ không lau chùi vùng kín khô ráo và sạch sẽ trước khi mang tã. Để nguyên tình trạng ướt mặc tã cho bé có thể khiến bé bị hăm.
1.2. Nguyên nhân khác
Ngoài ra, bé có thể bị viêm da, hăm vùng kín là do hăm tã. Bởi lẽ mẹ thường hay mắc sai lầm khi dùng tã cho em bé. Tã là thứ sẽ tiếp xúc gần nhất và liên tục với bé, do đó, vi khuẩn dễ lây lan nhanh. Gây ngứa nổi mẩn và khó chịu cho bé.
Làn da của trẻ em rất mỏng và non nớt, do đó mẹ không nên chủ quan mà gây ra tình trạng bé bị hăm ở vùng kín. Không tốt cho sức khỏe của bé.
2. Những biểu hiện cho thấy trẻ bị hăm ở vùng kín
Một số biểu hiện cho thấy bé bị hăm ở vùng kín một cách mà mẹ có phát hiện rõ rệt như:
- Cơ quan sinh dục đỏ ửng, bé thường xuyên quấy khóc và khó chịu
- Bé thường xuyên đưa tay gãi và bứt vùng kín với thái độ khó chịu
- Vùng kín sẽ mọc những mụn nhỏ li ti, gây lở loét cho da
- Những phần da tiếp xúc với tã như mông, bộ phận sinh dục sẽ nổi mẩn đỏ
- Vùng kín bị đau rát khi đi đứng, hay giật mình và khóc thét
- Bé nếu bị hăm ở vùng kín nặng có thể sẽ sốt và mẩn đỏ mủ nước. Do đó trong tình trạng này, mẹ phải gọi bác sĩ gấp.
Mẹ cần phải đưa bé chữa trị ngay nếu thấy những tình trạng này xảy ra ở bé. Nếu để kéo dài sẽ dễ xảy ra những tổn thương nghiêm trọng. Chẳng hạn như gây viêm đường tiết niệu, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này của bé. Do đó, mẹ nên can thiệp kịp thời hoặc nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ.
3. Cách điều trị tình trạng bị hăm vùng kín ở trẻ
Trước tiên, khi mẹ phát hiện tình trạng bé bị hăm vùng kín, mẹ nên vệ sinh sạch sẽ và kỹ lưỡng cho bé mỗi ngày. Sau đây là một số cách giúp mẹ vệ sinh bé cho đúng đắn:
- Mẹ hãy dùng khăn mềm sạch, không chứa các thành phần gây hại cho bé. Ngâm với nước nóng rồi lau sạch vùng kín từ trước ra sau. Lưu ý không chùi từ sau đến trước vì mẹ sẽ vô tình mang vi khuẩn từ hậu môn qua vùng kín.
- Lau như chùi sạch sẽ ít nhất 3 lần/1 ngày. Dùng khăn khô lau lại thường xuyên để vùng kín được khô ráo.
- Mẹ chỉ nên lau ở những vùng nhìn thấy được và lau sạch sẽ. Tránh chùi quá mạnh hoặc lau bên trong vùng kín trẻ. Điều này có thể không tốt cho bộ phận sinh dục của bé, khiến bé đau rát.
- Dùng các loại lá thảo dược có trong tự nhiên để trị hăm vùng kín cho bé. Kết hợp chúng khi tắm cho bé, chẳng hạn như lá trà xanh, là trầu không, búp ổi non, lá mã đề,…Sau khi tắm mẹ nên lau khô người và vùng kín sạch sẽ.
- Khi trẻ bị hăm thì mẹ không nên dùng xà phòng hoặc dung dịch vệ sinh để rửa cho bé. Khi vùng kín bị hăm thì bất cứ chất tiếp xúc hóa học nào cũng khiến bé bị nặng hơn.
- Thay tã bỉm thường xuyên và đảm bảo vùng kín luôn được khô thoáng. Mỗi ngày mẹ phải kiểm tra bỉm tã thường xuyên cho bé. Đặc biệt phải thay ngay những tã bị bẩn để tránh tình trạng ngứa ngáy khó chịu ở trẻ.
- Nếu trẻ bị hăm ở vùng kín có dấu hiệu hôi khó chịu, chảy mủ nặng. Mẹ nên đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa để chữa trị kịp thời, tránh tình trạng nguy hiểm cho bé.
4. Lời kết
KHĂN ƯỚT MAMAMY – CHỦ ĐỘNG NGỪA HĂM, CHĂM TỪNG KẼ NGÁCH
Hăm vốn do vi khuẩn gây nên. Vì thế, với một đất nước điển hình khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, các bé sẽ rất dễ bị hăm, đặc biệt bé nào trộm vía bụ bẫm, trên cơ thể có nhiều vùng nếp gấp như ngấn tay, ngấn chân, ngấn cổ,… Thay vì lo lắng, ba mẹ ơi, có Mamamy và khăn ướt của Mamamy đây rồi!
Ba mẹ chủ động ngừa hăm cho con, chăm sóc con an toàn tới từng kẽ ngách. |
Hy vọng thông qua bài viết trên, mẹ có thể tìm ra cách điều trị khi trẻ bị hăm ở vùng kín. Cũng như hiểu rõ hơn về nguyên nhân và tình trạng hiện giờ của bé. Hỗ trợ vào sổ tay chăm sóc bé của riêng mẹ một cách hiệu quả nhất.
Nguồn tham khảo
https://www.rch.org.au/kidsinfo/fact_sheets/Vulval_skin_care_for_children/
Đọc thêm
Cách thay tã cho trẻ sơ sinh đơn giản nhất mẹ nên biết
Bé bị hăm do bỉm, liệu có đúng 100% không?
Góc giải đáp thắc mắc: Nên chọn mua bỉm nào vào mùa hè cho bé?