Bước vào tuần thai thứ 20, mẹ đã đi được nửa chặng đường rồi đó. Đây cũng là thời điểm mẹ cảm nhận được chuyển động của bé một cách rõ ràng nhất. Thật hạnh phúc biết bao mẹ nhỉ. Chắc hẳn, mẹ rất mong chờ không biết bé phát triển như thế nào. Cùng tìm hiểu tất tần tật mọi thứ về tuần thai này nhé.
Mục lục
1. Sự phát triển của bé ở tuần thai thứ 20
Vào tuần thai thứ 20, em bé nặng khoảng 0.28 đến 0.39 kg và dài khoảng 15 – 20 cm hoặc hơn chút. Một cách cho mẹ dễ hình dung hơn, bé lúc này có kích thước tương đương một trái chuối vậy.
Bé đã đồng hành cùng mẹ được nửa chặng đường rồi. Kể từ lúc này, bé sẽ ngày càng phát triển nhanh chóng hơn. Với những chuyển động bên trong bụng mẹ ngày càng mạnh mẽ
1.1. Vị giác
Lúc này, bé đã cảm nhận được hương vị từ các loại thực phẩm mẹ ăn. Ví dụ như tỏi, các món cay, cà ri. Thậm chí, bé còn có thể nuốt được cơ đấy.
1.2. Hệ tiêu hóa
Bước vào tuần thai thứ 20, hệ tiêu hóa của bé tiếp tục phát triển và bắt đầu hình thành phân su. Đây là kết quả của nước ối và các tế bào khác mà bé đã hấp thụ. Hình thành nên phân của bé sơ sinh mới ra đời.
1.3. Di chuyển
Tuần 20, em bé trở nên “hoạt náo” hơn. Bé tích cực di chuyển và liên tục ngọ nguậy tay chân. Tưởng tượng mà xem, trong bụng mẹ lúc này là một sinh linh đáng yêu, nghịch ngợm đang dần phát triển. Nghe thôi đã thấy hạnh phúc rồi mẹ nhỉ.
1.4. Cảm giác bé đang di chuyển trong bụng mẹ rõ ràng hơn bao giờ hết
Khoảng từ tuần thai thứ 18 đến tuần thứ 25, mẹ sẽ cảm nhận được di chuyển của mẹ. Ban đầu, nó rất nhẹ thôi tưởng chừng như chỉ lướt qua thôi. Nhưng rất nhanh thôi, những cú đạp, lộn nhào từ đứa con đang lớn dần trong bụng mẹ sẽ sớm xuất hiện đó.
Và nếu mẹ nào đang mang thai cặp song sinh, mẹ có thể cảm thấy hai bộ đá và chuyển động khác nhau.
2. Siêu âm thai 20 tuần
Siêu âm ở tuần thai thứ 20 còn được gọi là quét giải phẫu, quét bất thường hoặc quét giữa thai kỳ. Phương pháp này sẽ cho mẹ bức ảnh đầu tiên của bé yêu. Công nghệ siêu âm sẽ kiểm tra cơ thể em bé để đảm bảo mọi thứ đang phát triển với tốc độ phù hợp với tuổi thai như mong đợi
Ngoài ra, bác sĩ sẽ xem được tử cung và nhau thai của mẹ. Đo lượng nước ối để đảm bảo tất cả mọi thứ tốt nhất cho mẹ. Mẹ muốn biết bé là con trai hay con gái, đây chính là “thời điểm vàng” đó mẹ ơi.
3. Dấu hiệu trên cơ thể mẹ khi bước vào tuần thai thứ 20
Lúc này, mẹ đang ở giữa tam cá nguyệt thứ hai. Tuân thai thứ 20, cảm giác thèm ăn sẽ quay trở lại, thậm chí là tăng lên. Lúc này, mẹ không còn cảm thấy buồn nôn hay mệt mỏi nữa. Tuy nhiên, đến tuần 20 của thai kỳ, một số triệu chứng mẹ có thể gặp:
3.1. Táo bón
Các hoạt động của hormones cùng sự phát triển của bé có thể ảnh hưởng đến ruột gậy táo bón cho mẹ. Tình trạng này có thể gây nên sự khó chịu mệt mỏi. Vì vậy, mẹ hãy uống nhiều nước hơn và ăn nhiều chất xơ để khắc phục triệu chứng này.
3.2. Chảy máu cam
Nồng độ hormone và lượng máu tăng thêm trong thai kỳ có thể làm cho niêm mạc trong mũi sưng lên và khô. Điều này có thể dẫn chảy máu cam. Tips cho mẹ để phòng tránh điều này là sử dụng máy tạo độ ẩm để làm ẩm không khí. Đảm bảo đủ nước cho cơ thể nữa mẹ nha.
3.3. Đau lưng dưới
Khi mẹ bắt đầu có bụng bầu và tăng cân khi mang thai, mẹ có thể bị đau lưng. Đặc biệt là vào cuối ngày. Có một số “bí kíp”giúp mẹ ngăn chặn hoặc giảm bớt sự khó chịu này Mẹ nên đi giày gót thấp tập thể dục nhẹ nhàng giúp tăng cường cơ bắp và hỗ trợ phần bụng.
3.4. Hay quên
Mẹ có thể gặp khó khăn trong việc tập trung vào một vấn đề nào đó. Mẹ cũng rất dễ quên những điều nhỏ nhặt nữa. Lúc này, mẹ nên tạo cho mình danh sách kiểm tra hoặc lời nhắc (trên giấy, ghi chú dán hoặc điện thoại) Ngoài ra, mẹ nên tạo cho mình những khoảng nghỉ ngơi khi phải tập trung thực hiện công việc. Như thế sẽ mang lại hiệu quả hơn cho mẹ trong những ngày mang thai này.
3.5. Sưng bàn chân
Nguyên nhân gây ra tình trạng này bởi sự tăng cân nhanh chóng và cơ chế giữ nước trong cơ thể mẹ. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng bởi hormone relaxin. Hormone này giúp thư giãn dây chằng và khớp giúp bé dễ dàng đi qua xương chậu khi sinh. Nhưng relaxin cũng làm lỏng dây chằng ở những nơi khác trong cơ thể mẹ – kể cả ở chân. Để cảm thấy thoải mái hơn, mẹ nên đi giày cỡ rộng hơn bình thường một chút. Bên cạnh đó, mẹ hãy thử chống chân lên gối hoặc gác chân thường xuyên nhất có thể nhé.
4. Tips để mẹ có tuần thai thứ 20 khỏe mạnh
4.1. Siêu âm giữa thai kỳ
Bác sĩ có thể khuyên mẹ nên siêu âm vào trong khoảng tuần 18 và tuần 20 của thai kỳ. Siêu âm giúp đảm bảo cho mẹ mọi thứ đang tiến triển tốt. Bao gồm kích thước và vị trí thiên thần nhỏ của mẹ. Kiểm tra sự phát triển xương và các cơ quan của bé. Ngoài ra, trong quá trình siêu âm, bác sĩ có thể ước tính tuổi và cân nặng của bé. Phát hiện cử động và nhịp tim của bé, xem vị trí của nhau thai và kiểm tra lượng nước ối. Mẹ cũng có thể biết được bé là một chàng trai mạnh mẽ hay một cô bé xinh xắn đáng yêu nữa đấy.
4.2. Lên kế hoạch cho một chuyến đi
Tam cá nguyệt thứ hai thường là thời gian hoàn hảo để đi du lịch. Các triệu chứng mang thai có thể bớt dữ dội hơn một chút và bụng mẹ không quá lớn đến nỗi khiến mẹ đi lại không thoải mái. Tuy nhiên, vẫn có một số điều cần lưu ý nếu mẹ có dự định đi xa. Đừng dấn thân vào một lịch trình cứng nhắc hoặc có quá nhiều hoạt động cần sự vận động. Mẹ cũng hãy luôn sẵn sàng linh hoạt lịch trình của mình tùy theo cảm giác của cơ thể nha.
Nếu chuyến du lịch cần di chuyển bằng máy bay, mẹ nhớ kiểm tra các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của mẹ và hãng hàng không. Mặc dù hầu hết các hãng hãng không cho phép phụ nữ mang thai đến tuần thứ 36 bay, nhưng mỗi hãng lại có những chính sách khác nhau. Nhưng dù mẹ có di chuyển bằng bất kì phương tiện nào, hãy cố gắng nghỉ ngơi đầy đủ. Đi bộ thường xuyên, giữ nước và ăn uống đủ chất để tăng cường năng lượng cho cả mẹ và bé đều khỏe mạnh.Tốt nhất, trước khi thực hiện một chuyến du lịch, mẹ nên kiểm tra sức khỏe và nghe lời tư vấn của chuyên gia để đảm bảo an toàn nhất.
4.3. Dành cho những người bố tương lai
Mang thai không chỉ là việc riêng mẹ đâu. Sự quan tâm của bố trong giai đoạn này cũng rất quan trọng đó. Có rất nhiều điều bố có thể làm để san sẻ cùng mẹ những khó khăn trong quá trình mang thai. Ví dụ, cùng nhau đi kiểm tra và siêu âm, chia sẻ niềm vui (và công việc) của việc chuẩn bị đồ đạc chào đón thiên thần nhỏ. Mẹ xem gợi ý các món đồ cho bé tại đây nha.
Bố mẹ có thể cùng nhau đến lớp học làm cha mẹ để hiểu được những gì bạn sẽ trải qua trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Làm thế nào bố mẹ có thể chuẩn bị tốt nhất cho “ngày trọng đại”
4.4. Lập kế hoạch cho bé yêu
Lên kế hoạch cho việc sinh nở sớm sẽ cho mẹ nhiều thời gian hơn để suy nghĩ. Như vậy, mẹ sẽ dễ dàng đưa ra những lựa chọn tốt nhất cho gia đình nhỏ sắp tới. Cùng thảo luận với bố cũng như tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia để có kế hoạch phù hợp nhất mẹ nhé. Nữa chặng đường đã đi qua rồi, sẽ rất nhanh thôi đến ngày đón bé chào đời.
Chúc mừng mẹ đã đến cột mốc quan trọng trong thai kỳ khi lần đầu tiên mẹ cảm nhận được sự kết nối với bé yêu. Mẹ đang dần đến “đích” rồi. Hãy tiếp tục chăm sóc bản thân thật tốt, thư giãn và thường xuyên tập thể dục mẹ nhé.
Nếu như chưa thấy bé có động tĩnh gì, mẹ cũng đừng quá lo lắng. Bởi có thể điều kì diệu sẽ xuất hiện ở tuần thai thứ 21 đó.
Góc của mẹ sẽ tiếp tục đồng hành cùng mẹ trong tất cả các tuần thai kỳ để chia sẻ cũng như cung cấp cho mẹ các tips hữu ích. Hãy cùng đón chờ mẹ nha!