Rửa sạch những vật dụng tiếp xúc con hàng ngày như bình sữa và đồ chơi là rất cần thiết. Mẹ bỉm sữa đang ưa chuộng sử dụng nước rửa bình sữa chuyên dụng. Còn mẹ thì sao? Mẹ đã chọn được nước rửa bình sữa, rau quả nào có thành phần an toàn cho trẻ? Mẹ đọc ngay 1 vài tips nhỏ dưới đây nhé!
Mục lục
1. Vi sao nên dùng nước rửa bình sữa chuyên dụng để làm sạch?
Có rất nhiều ý kiến khác nhau về việc làm sạch bình sữa và các vật dụng cho con. Mẹ đọc tiếp để bớt băn khoăn nào!
1.1. Những quan điểm khác nhau về việc vệ sinh bình sữa
Một số cha mẹ vệ sinh bình sữa bằng cách rửa với nước lã và tráng lại bằng nước sôi. Thành phần của sữa có rất nhiều chất như váng sữa, chất béo, protein,… Nếu chỉ tráng bằng nước sôi, các chất này vẫn còn đọng lại trong bình. Chúng dễ trở thành môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Và dễ khiến bé trở nên biếng ăn hoặc bị tiêu chảy.
Cũng có những cha mẹ rửa bình sữa bằng nước rửa bát. Thực tế, nước rửa bát của người lớn có thể làm sạch được bình sữa. Nhưng, hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn rất yếu, chưa đủ sức đề kháng như người lớn. Hương thơm có trong nước rửa bát thường khá thơm, có thể gây ảnh hưởng với trẻ nhạy cảm. Thành phần trong nước rửa bát cũng không ôn hòa bằng nước rửa bình chuyên dụng cho bé.
1.2. Sử dụng nước rửa bình sữa và rau quả chuyện dụng là lựa chọn tối ưu
Hiện nay, các bố mẹ lựa chọn nước rửa bình sữa và rau quả chuyên dụng để làm sạch đồ cho bé. Thậm chí còn dùng chung cho cả gia đình. Đó là bởi, các sản phẩm của bé thường không mùi hương. Thành phần an toàn và dịu nhẹ, ôn hòa, không gây kích ứng. Vì là nước rửa bình sữa chuyên dụng nên nó giúp mẹ dễ dàng rửa sạch cặn sữa bám trên bình. Việc rửa các dụng cụ khác như các dụng cụ hút sữa, tích sữa cũng trở nên dễ dàng và an toàn hơn.
2. Mẹ lưu ý gì khi chọn nước rửa bình sữa và rau quả cho con?
2.1. Thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ
Thứ nhất, mẹ cần quan tâm thương hiệu, với các thương hiệu, nhãn lớn họ luôn đưa vào sản phẩm các thành phần an toàn, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
2.2. Bảng thành phần
Thứ hai, mẹ nhất định cần đọc thành phần trên chai trước khi mua. Bởi thành phần sẽ nói lên sản phẩm đó được làm bằng những nguyên liệu nào? Các loại thành phần có đủ an toàn không?
2.2.1. Không chứa SLS, SLES
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tránh sử dụng loại nước rửa bình có chứa các thành phần đã bị cấm tại Liên Minh Châu Âu (EU) như:
SLS (Sodium Lauryl Sulfate), SLES (Sodium Laureth Sulfate) – các chất có nguồn gốc từ rượu ethoxylated lauryl. Chúng được sử dụng làm chất hoạt động bề mặt nhằm tạo bọt cho chất tẩy rửa. Sử dụng cơ chế tách dầu/chất béo và các chất hữu cơ khỏi bề mặt tiếp xúc. Hiện được ứng dụng nhiều trong công nghệ tạo bọt hóa mĩ phẩm. Các chất này nếu không pha loãng có thể gây kích ứng da và mắt. Ngoài ra có thể gây buồn nôn, nôn và tiêu chảy nếu hít hay nuốt phải. [1][2]
2.2.2. Không sử dụng Paraben, MIT
Paraben và MIT là các chất diệt khuẩn, chất bảo quản. Chúng có thể gây tổn thương da hay rối loạn nội tiết tố do khả năng bắt chước estrogen. Các chất này được sử dụng vô cùng phổ biến trong nhiều chủng loại sản phẩm đa dạng, từ dưỡng da, trang điểm, chăm sóc cá nhân, đến các sản phẩm cho trẻ em… Chính vì thế mẹ nên lưu ý chỉ sử dụng loại nước rửa bình khi thành phần của các chất hóa học với nồng độ khuyến cáo nhỏ hơn 0.0015%. Hoặc tốt nhất là không chứa các thành phần này để đảm bảo sức khỏe cho con.
2.2.3. Không có chất tạo mùi, tạo mùi
Ngoài ra, các mẹ cần bỏ qua loại nước rửa bình sữa có các chất tạo màu hay mùi quá nồng, bởi ngoài việc có thể gây kích ứng thì những thành phần như vậy còn làm thay đổi mùi vị của sữa, làm giảm sức ăn của bé.
Ngày nay, trên thị trường đã xuất hiện những rất nhiều loại nước rửa bình sữa của các hãng khác nhau. Từ những thông tin trên các mẹ có thể yên tâm lựa chọn nước rửa bình sữa an toàn dựa vào các thành phần trên bao bì sản phẩm. Các sản phẩm có thành phần phù hợp làm sạch thực phẩm, lành tính. Không những có thể rửa sạch bình sữa, bát đũa hay đồ chơi của bé mà còn có thể dùng để ngâm rửa rau củ quả cho cả gia đình, giúp mẹ có sự lựa chọn tối ưu nhất.
Nguồn tài liệu tham khảo:
[1] Cara AM Bondi, Julia L Marks, Lauren B Wroblewski, Heidi S Raatikainen, Shannon R Lenox, Kay E Gebhardt. Human and Environmental Toxicity of Sodium Lauryl Sulfate (SLS): Evidence for Safe Use in Household Cleaning Products. Environ Health Insights. 2015; 9: 27–32 | https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4651417/
[2] Website chính thức của Unilever: https://www.unilever.com/about/innovation/Our-products-and-ingredients/Your-ingredient-questions-answered/Sodium-laureth-sulfate-and-sodium-lauryl-sulfate.html