Có nên dùng kem chống hăm cho trẻ sơ sinh hay không? Đây là câu hỏi thường gặp ở các mẹ khi con có dấu hiệu bị hăm tã. Khi dùng kem chống hăm cần lưu ý những gì? Kem chống hăm nào mới tốt nhất? Mẹ đọc bài viết này nhé!
Mục lục
1. Hăm tã là gì?
Hăm tã bản chất là một vấn đề viêm da. Tình trạng này thường gặp ở trẻ sơ sinh vẫn đang đóng tã bỉm. Hăm tã biểu hiện thành mẩn đỏ ở các vùng da tiếp xúc tới tã, khiến bé bị ngứa ngáy và khó chịu.
1.1. Các nguyên nhân chính gây ra hăm tã
Viêm da là khi da bị vi khuẩn tấn công. Do vậy, hăm tã chủ yếu do:
- Không thay tã thường xuyên khiến da bé bị tiếp xúc lâu với nước tiểu, phân. Bị ẩm ướt trong thời gian dài là môi trường để nấm và các vi khuẩn phát triển. Dẫn đến hăm tã xuất hiện.
- Loại tã sử dụng thấm hút không đủ tốt, không thông thoáng khiến da bé luôn bí bách.
- Chất liệu tã không chất lượng, dễ gây kích ứng cho bé.
Khí hậu nóng ẩm của mùa hè Việt Nam dễ khiến tình trạng hăm tã ở trẻ sơ sinh xuất hiện nhiều hơn. Hăm tã nếu không được xử lý kịp thời sẽ rất dễ lan ra các vùng thắt lưng và đùi bé. Gây ra ngứa rát và thậm chí là chảy máu. Mẹ cần sử dụng kem chống hăm tã lúc này. Kem chống hăm tã tốt sẽ làm dịu các vết hăm tã ngay lập tức.
1.2. Các dấu hiệu bé bị hăm tã
- Vùng da tiếp xúc với tã (đùi, mông,) thường xuyên xuất hiện các nốt nổi mẩn, đỏ
- Bé hay quấy khóc hoặc khó chịu khi mẹ thay tã
- Xuất hiện những vết loét hoặc mụn nhỏ ở da
2. Vậy có nên dùng kem chống hăm cho trẻ sơ sinh?
Câu trả lời là CÓ.
Sử dụng kem chống hăm là một cách làm phổ biến để khắc phục tình trạng hăm da ở trẻ sơ sinh. Loại kem này sẽ tạo một lớp “hàng rào” bảo vệ cho da trẻ sơ sinh. Nó làm giảm sự tiếp xúc trực tiếp của các loại chất thải lên da. Kem chống hăm cũng có tác dụng dưỡng ẩm. Làm mềm da, xoa dịu các vết hăm, mẩn đỏ. Ngoài ra còn bổ sung các hoạt chất giúp kháng khuẩn và tái tạo tế bào da, trả lại cho bé làn da khô thoáng và mềm mịn. Vậy loại kem chống hăm nào tốt nhất cho trẻ?
2.1. Tiêu chí chọn kem chống hăm cho trẻ sơ sinh
2.1.1. Không chứa các chất độc hại
Hoá chất độc hại sẽ ảnh hưởng xấu tới làn da và sức khoẻ của bé. Một số các thành phần có hại mẹ nên tránh như: chất bảo quản hoặc hương liệu. Bên cạnh đó, mẹ nên ưu tiên chọn những sản phẩm có chứa các thành phần tốt cho da bé như Coco phosphatidyl pg-dimonium chloride – chất ngừa hăm, rôm sảy, Sodium hyaluronate – Chất siêu dưỡng ẩm, Citrus Paradisi Seed Extract (dịch chiết hạt bưởi chùm) – chất siêu kháng khuẩn,…
2.1.2. Kết cấu của kem là rất quan trọng
Kem chống hăm thường có 3 loại kết cấu thường gặp là dạng kem, thuốc mỡ và sữa dưỡng (lotion).
Kem chống hăm dạng thuốc mỡ và kem thường được ưa thích vì tỉ lệ dầu dưỡng ẩm trong thuốc mỡ cao nên có tác dụng nhanh, lại dễ bảo quản, để được trong một thời gian dài.
Tuy nhiên vì chứa nhiều dầu nhất nên dạng thuốc mỡ thường đặc và khó thẩm thấu, dễ gây ra bí tắc lỗ chân lông dẫn tới bị phản tác dụng.
2.1.3. Thẩm thấu nhanh khi bôi và dễ dàng khi rửa
Tuy nhiên, kem chống hăm nào tốt phải dễ dàng rửa được. Về đặc điểm này, dạng kem và sữa dưỡng chiếm ưu thế hơn. Hai loại này có cấu tạo lỏng nhẹ vừa phải, dễ dàng thẩm thấu vào da bé. Vì da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, đặc biệt khi bị hăm da. Mẹ càng ít tác động vào vết hăm thì càng giúp bé dễ chịu hơn.
2.1.4. Đừng quên dùng kem chống hăm đúng cách
Mẹ nhớ đọc và làm theo hướng dẫn sử dụng của hãng ghi trên bao bì nhé. Thời điểm tốt nhất để dùng kem chống hăm là mỗi lần thay tã và trước khi cho bé ngủ.
2.2. Các bước cơ bản khi dùng kem chống hăm cho trẻ sơ sinh
- Bước 1: Rửa tay thật sạch. Mẹ nhớ rửa tay bằng sản phẩm rửa tay kháng khuẩn cho sạch. Dùng khăn sạch lau khô tay.
- Bước 2: Vệ sinh vùng da bị hăm cho bé. Mẹ dùng nước ấm hoặc khăn ướt chuyên dụng. Nếu mẹ tìm được khăn ướt chất lượng, mẹ thậm chí không cần dùng đến nước. Khăn ướt có thể có thành phần nước siêu sạch và thêm các dưỡng chất bảo vệ da bé.
- Bước 3: Đến lúc dùng kem chống hăm rồi. Mẹ nhớ chỉ lấy một lượng vừa đủ dùng thôi nhé. Bôi kem dày vừa phí mà lại gây phản tác dụng, khiến da bé bị hầm bí hơn. Chỉ nên dùng lực ngón tay, nhẹ nhàng bôi đều kem vào vùng da bị hăm và ra các vùng xung quanh đó.
KHĂN ƯỚT MAMAMY – CHỦ ĐỘNG NGỪA HĂM, CHĂM TỪNG KẼ NGÁCH
Hăm vốn do vi khuẩn gây nên. Vì thế, với một đất nước điển hình khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, các bé sẽ rất dễ bị hăm, đặc biệt bé nào trộm vía bụ bẫm, trên cơ thể có nhiều vùng nếp gấp như ngấn tay, ngấn chân, ngấn cổ,… Thay vì lo lắng, ba mẹ ơi, có Mamamy và khăn ướt của Mamamy đây rồi!
Ba mẹ chủ động ngừa hăm cho con, chăm sóc con an toàn tới từng kẽ ngách. |
Tuy nhiên thì “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Mẹ nên ghi nhớ 6 cách phòng ngừa hăm tã này để bảo vệ bé khỏi hăm tã, để bé luôn khoẻ mạnh, thoải mái vận động và vui chơi mẹ nhé!